Bài 28. Sự phát triển của văn hoá dân tộc cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX

Chia sẻ bởi Dương Văn Hoan | Ngày 16/10/2018 | 43

Chia sẻ tài liệu: Bài 28. Sự phát triển của văn hoá dân tộc cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD – ĐT HƯNG HÀ
TRƯỜNG THCS TÂN TIẾN

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2014-2015
MÔN: LỊCH SỬ 6.
Thời gian làm bài: 45 phút(không kể giao đề)


A. PHẦN TRẮC NGHIỆM : (3điểm)
* Hãy chọn ý trả lời đúng ở câu 1, 2, 3,4 :
Câu 1: Lịch sử là những gì đã :
A. Diễn ra trong quá khứ B. Diễn ra trong hiện tại
C. Diễn ra trong tương lai D. Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 2 : Một thế kỷ là bao nhiêu năm :
A. 10 năm B. 100 năm C. 1000 năm D. 10.000 năm
Câu 3 : Nước văn Lang ra đời trong khoảng thời gian :
A. Thế kỷ V TCN B. Thế kỷ VI TCN
C. Thế kỷ VII TCN D. Thế kỷ VIII TCN
Câu 4 : Điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ô trống ?
 A. Nhà nước đầu tiên ra đời ở nước ta là : Văn Lang
B. Tên nước Âu Lạc là tên ghép của hai chữ Tây Âu và Lạc Việt.
Câu 5 : (1điểm):Hãy điền các từ, cụm từ trong ngoặc (Bạch Hạc ; Văn Lang ; Vào thế kỷ VII TCN ; Hùng Vương)
“…………………….ở vùng Gia Ninh (Phú Thọ) có vị thủ lĩnh tài năng khất phục được các bộ lạc tự xưng là ………………. Đóng đô ở …………………..đặt tên nước là ……………………..
B, PHẦN TỰ LUẬN (7điểm)
Câu 1 : Thuật luyện kim ra đời có ý nghĩa gì ? (1điểm)
Câu 2 : Trình bày những nét chính trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang ? (5điểm)
Câu 3 : So sánh tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang với Âu Lạc ? (1 điểm)




Xác nhận của tổ chuyên môn Người ra đề





Phạm Thị Lan Vũ Thị Thảo





PHÒNG GD - ĐT HƯNG HÀ
TRƯỜNG THCS TÂN TIẾN

ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN: Lịch sử 7
–––––––––––––––––––


III, Đáp án, biểu điểm:
A, Trắc nghiệm (3 đ): Đúng một câu = 0,5 điểm.
Câu 1: A
Câu 2: B
Câu 3: C
Câu 4: Đ, Đ
Câu 5: Mỗi ý đúng 0,25 điểm
Vào thế kỷ VII TCN -> Hùng Vương -> Bạch Hạc -> Văn Lang.
B, Tự luận (7 điểm):
Câu 1: Ý nghĩa: (1 điểm)
- Sau công cụ bằng đá, từ đây con người đã tìm ra một thứ nguyên liệu mới để làm công cụ theo ý muốn của mình. (0,5đ)
- Làm tăng năng xuất lao động, công cụ dồi dào, cuộc sống ổn định. (0,5đ)
Câu 2:
*Đời sống vật chất(2,5 điểm)
- Ở nhà sàn (làm băng tre, gỗ, nứa...), ở thành làng chạ. (0,5đ)
- Ăn: cơm rau, cá, dùng bát, mâm, muôi. Dùng mắm, muối, gừng. (0,5đ)
- Mặc: (1điểm)
+ Nam đóng khố, mình trần, chân đất.
+ Nữ mặc váy, áo xẻ giữa có yếm che ngực, tóc để nhiều… dùng đồ trang sức trong ngày lễ.
- Đi lại: chủ yếu bằng thuyền. (0,5đ)
* Đời sống tinh thần(2,5điểm)
- Xã hội chia thành nhiều tầng lớp khác nhau: Quí tộc, dân tự do, nô tỳ (sự phân biệt giữa các tầng lớp chưa sâu sắc). (0,5đ)
- Tổ chức lễ hội, vui chơi nhảy múa, đua thuyền. (0,5đ)
- Có phong tục ăn trầu, nhuộm răng, làm bánh, xăm mình. (0,5đ)
- Tín ngưỡng: Thờ cúng mặt trăng, mặt trời (các lực lượng siêu nhiên), thờ cúng tổ tiên.. Người chết được chôn trong thạp, bình và có đồ trang sức.(0,5 điểm)
- Có khiếu thẩm mĩ cao. (0,5đ)
Câu 3(1điểm)
- Tổ chức nhà nước không khác nhau (0,5đ)
- Khác ở quyền lực của vua An Dương Vương cao hơn. (0,5đ)




Tên chủ đề
Cấp độ nhận biết
Cấp độ thông hiểu
Cấp độ vận dụng
 Cộng



TN

TL

TN

TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao







 TN
TL
TN
TL


 1. Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Văn Hoan
Dung lượng: 99,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)