Bài 28. Sự phát triển của văn hoá dân tộc cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX
Chia sẻ bởi Lê Thị Thương |
Ngày 10/05/2019 |
49
Chia sẻ tài liệu: Bài 28. Sự phát triển của văn hoá dân tộc cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN TÂN SƠN
TRƯỜNG TH& THCS VINH TIỀN
Địa chỉ: Xã Vinh Tiền – Huyện Tân Sơn – Tỉnh Phú Thọ
Điện thoại: 0976648150
Email: [email protected]
BÀI VIẾT DỰ THI
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP DÀNH CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ
Thông tin giáo viên
Họ và tên: Lê Thị Thương
Môn: Lịch sử
Ngày sinh: 04/02/1992
Điện thoại: 0976648150
Email: [email protected]
PHIẾU MÔ TẢ VỀ DỰ ÁN DỰ THI
I. TÊN HỒ SƠ DẠY HỌC:
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ TÌM HIỂU SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DÂN TỘC CUỐI THẾ KỈ XVIII - NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX
II. Mục tiêu day học
1. Kiến thức
Thông qua việc dạy học môn Lịch sử giúp học sinh:
- Vận dụng kiến thức Giáo dục công dân để tìm hiểu khái niệm di sản văn bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể; Hiểu được giá trị của di sản văn hóa và biện pháp bảo vệ các di sản văn hóa; Liên hệ Hiến pháp và pháp luật nước Cộng hòa XHCN Việt Nam trong việc bảo vệ quyền phụ nữ.
- Vận dụng kiến thức môn Ngữ văn để tìm hiểu được đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương; Tìm hiểu về một số bài thơ hoặc câu thơ, đoạn thơ của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan
- Vận dụng kiến thức Lịch sử và Ngữ văn để tìm hiểu những nét nổi bật về hoàn cảnh ra đời, nội dung chính của tác phẩm Truyện Kiều.
- Vận dụng kiến thức Âm nhạc để nêu được một số làn điệu dân ca của các vùng miền.
- Vận dụng kiến thức Ngữ văn và Mĩ thuật để tìm hiểu được bố cục, màu sắc, ý nghĩa của tranh dân gian, đặc biệt là tranh Đông Hồ.
2. Kĩ năng
- Vận dụng những kiến thức đã học để có ý thức, trách nhiệm trong việc giữ gìn và bảo vệ những thành tựu văn hóa, nghệ thuật của dân tộc.
- Tuyên truyền cho mọi người tham gia giữ gìn bảo vệ di sản văn hóa.
3. Thái độ
- Bồi dưỡng cho học sinh có ý thức biết trân trọng, ngưỡng mộ, tự hào với những thành tựu văn học, nghệ thuật của dân tộc ta.
- Biết giữ gìn và phát huy những giá trị của di tích lịch sử, di sản văn hóa. Ngăn ngừa, phê phán những hành động cố tình hay vô ý xâm phạm đến di sản văn hóa.
4. Năng lực vận dụng của học sinh
Học sinh vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề liên quan tới cuộc sống hàng ngày như:
- Biết được ý nghĩa, vai trò của văn học, nghệ thuật đối với cuộc sống con người.
- Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa.
- Biết được những việc làm để tuyên truyền, bảo vệ di sản văn hóa, các thành tựu nghệ thuật của dân tộc.
III. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA DỰ ÁN
1. Số lượng: 16 học sinh THCS; Trong đó có một HS khuyết tật.
2. Khối lớp: Khối 7
IV. Ý NGHĨA CỦA DỰ ÁN:
1. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn dạy học
- Giúp học sinh vận dụng được kiến thức đã học của nhiều môn để tìm hiểu và nắm bắt được một cách dễ dàng, hứng thú khi tìm hiểu về những tác giả, tác phẩm, nội dung chủ yếu và những giá trị của văn học, nghệ thuật, những công trình kiến trúc tiêu biểu trong thời kì này.
- Vận dụng được kiến thức để giải quyết được nhiều vấn đề khác trong quá trình học tập.
- Việc tích hợp kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề trong một môn học còn giúp học sinh hiểu rộng, sâu hơn về vấn đề đặt ra trong môn học đó, học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tế cuộc sống.
- Học sinh biết trân trọng, ngưỡng mộ, tự hào với những thành tựu văn học, nghệ thuật của dân tộc.
- Học sinh yêu thích môn học.
2. Ý nghĩa của dự án đối với thực tế
- Học sinh có hành động cụ thể và thiết trong việc ý thức được trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc.
- Tuyên truyền gia đình và những người xung quanh có thói quen tốt và hành động thiết thực để bảo vệ các giá trị của văn hóa dân tộc.
V. TÀI LIỆU, THIẾT BỊ DẠY HỌC
1
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thị Thương
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)