Bài 28. Ôn tập văn miêu tả

Chia sẻ bởi Lê Ngọc Hương | Ngày 21/10/2018 | 21

Chia sẻ tài liệu: Bài 28. Ôn tập văn miêu tả thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

Tập làm văn
TIẾT 119
ÔN TẬP VĂN MIÊU TẢ
Người thực hiện: HÀ ĐỨC THỤ
I- NỘI DUNG KIẾN THỨC
I- Một số yêu cầu trong văn miêu tả.
?Nêu yêu cầu và những điểm cần thiết trong văn miêu tả ?
- Lựa chọn được các chi tiết, hình ảnh đặc sắc.
- Liên tưởng so sánh, nhận xét độc đáo.
- Vốn ngôn ngữ phong phú, diễn đạt cảnh vật sống động, sắc sảo.
- Thể hiện rõ thái độ, tình cảm của người tả với đối tượng miêu tả.
II- Một số điểm lưu ý khi làm văn miêu tả.
1) Đối tượng miêu tả .
?Cần những đối tượng nào khi làm văn miêu tả ?
- Tả cảnh : thiên nhiên và sinh hoạt.
- Tả người : Chân dung, người trong hoạt động, người trong cảnh.
?Cần có những kĩ năng gì để làm văn miêu tả ?
2) Kĩ năng: Quan sát , tưởng tượng, liên tưởng, so sánh, lựa chọn, hồi tưởng, hệ thống hoá
?Hãy đối chiếu các yêu cầu và kĩ năng trên với đoạn văn của Nguyễn Tuân ?
“ Sau trận bão, chân trời, ngấn bể, sạch như tấm kính lau hêt mây, hết bụi. Mặt trời nhô lên, dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn chĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và được bê đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông”
(Nguyễn Tuân)
 Đoạn văn hay độc đáo : Chọn hình ảnh đặc sắc, độc đáo, thể hiện được linh hồn của tạo vật. Có sự so sánh, liên tưởng độc đáo. Vốn ngôn ngữ phong phú sắc sảo. Có tình cảm thái độ rõ ràng đối với cảnh vật.
3) Bố cục một bài văn miêu tả.
Bố cục bài văn miêu tả gồm mấy phần ?
- MB : Giới thiệu, khái quát cảnh miêu tả.
- TB : Tả chi tiết đối tượng miêu tả.
- KB : Nêu nhận xét cảm nghĩ.
Đoạn văn của Nguyễn Tuân so với bố cục này như thế nào?
 Đoạn văn của Nguyễn Tuân đã đạt được ba yêu cầu trên.
Đoạn văn của Nguyễn Tuân tả cảnh gì?
 Đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên
II- LUYỆN TẬP
*Bài tập 2/sgk/T121
Lập dàn ý tả cảnh đầm sen đang nở hoa
?Mở bài cần làm như thế nào ?
?Thân bài cần xây dựng những ý gì
?Kết bài nêu gì ?
MB : Đầm sen ở đâu ? nở vào mùa nào ? Nêu cảm nghĩ chung.
TB : Tả bao quát : rộng bao nhiêu, hoa nở có đặc điểm nào nổi bật, quang cảnh đầm sen về màu sắc, hương thơm...
Tả chi tiết : Loại sen gì , màu , lá sen....
KB : Cảm nghĩ.
*Bài tập 3/sgk/T121
Cần chọn những hình ảnh chi tiết nào tiêu biểu? Và tả theo trình tự nào?
- Chọn nét bụ bẫm : Mặt bầu bĩnh, đôi má hồng phúng phính. Chân tay tròn lẳn, da trắng hồng, mắt đen trong trẻo ...
- Trình tự miêu tả, giới thiệu khái quát tà từ ngoại hình đến nét ngây thơ của bé.
*Bài tập 4/sgk/T121
Đọc 2 văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” và “Buổi học cuối cùng”
Chỉ ra các đoạn văn miêu tả và tự sự ?
a) Đoạn miêu tả
+ Bài học đường đời đầu tiên : Đoạn đầu sgk / T3.
+ Buổi học cuối cùng : Trời sao mà ầm ầm  đến trường.
b) Đoạn tự sự.
+ Bài học đường đời đầu tiên : Một hôm  đến hết / T4.
+ Buổi học cuối cùng : Khi đi qua trụ sở  Trang 50.
Căn cứ vào đâu mà em nhận biết được điều đó ?
- Văn tự sự : kể về các hành động, trả lời câu hỏi kể về việc gì, kể về ai, việc đó diễn ra như thế nào, ở đâu, kết quả ra sao.
- Văn miêu tả : Miêu tả những hành động,
Chỉ ra những liên tưởng ví von mà em cho là độc đáo, thú vị ?
* Những liên tưởng thú vị đó là:
- Nhai ngoàm ngoặp như hai lưỡi liềm máy ...
- Tiếng ồn như vỡ chợ vang tận ngoài phố
* Kết luận : Dù tả cảnh hay tả người thì cũng phải lựa chọn được các chi tiết và hình ảnh đặc sắc, tiêu biểu, sau đó trình bày theo một thứ tự nhất định. Muốn tả sinh động cần phải biết liên tưởng, tưởng tượng và ví von, so sánh.
*Hướng dẫn về nhà:
Xem trước các đề số 1,2,3,4 trong sgk/T122. giờ sau viết bài tập làm văn số 7.
GIỜ HỌC ĐÃ HẾT!
CHÀO TẠM BIỆT CÁC EM!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Ngọc Hương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)