Bài 28. Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi

Chia sẻ bởi Trần Thanh Tâm | Ngày 11/05/2019 | 50

Chia sẻ tài liệu: Bài 28. Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi thuộc Công nghệ 10

Nội dung tài liệu:

công nghệ10
Người thực hiện:
NGUY?N TH? H?NG V?
Trường TRUNG H?C PH? THễNG CHUYấN LONG AN
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ THAM DỰ TIẾT THAO GIẢNG
Kiểm tra bài cũ
Chọn đáp án đúng cho các câu sau.
Câu 1: Để thực hiện cấy truyền phôi thành công phải có những điều kiện gì:
A. Bò cho phôi và bò nhận phôi đều động dục
B. Bò cho phôi và bò nhận phôi động dục cùng pha
C. Bò nhận phôi phải động dục cùng pha
D. Bò cho phôi phải động dục cùng pha
Câu 2: Ý nghĩa của công nghệ cấy truyền phôi bò là:
A. Phổ biến và nhân nhanh về số lượng và chất lượng giống tốt
B. Giảm chi phí trong chăn nuôi: như con giống, chuồng trại, nhân lực…
C. Hạn chế dịch bệnh, nâng cao sức chống chịu khả năng thích nghi của bê con…
D. Tất cả đều đúng
Câu 3: Con bê đầu tiên ra đời ở nước ta từ cấy truyền phôi là vào năm:
A. 1978 B. 1984 C. 1986 D. 1997


BÀI 28
NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA VẬT NUÔI
I. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA VẬT NUÔI
1. Khái niệm: Vật nuôi muốn tồn tại, lớn lên, làm việc và tạo ra các loại sản phẩm thì cần được cung cấp chất dinh dưỡng. Tùy vào những đặc điểm khác nhau của các yếu tố bên trong và những giai đoạn phát triển mà ta phải cung cấp cho chúng những loại chất dinh dưỡng với số lượng và thành phần khác nhau, điều này được gọi là nhu cầu dinh dưỡng.
? Cho biết các nhu cầu cơ bản của vật nuôi về dinh dưỡng.
2. Nhu cầu duy trì: lượng chất dinh dưỡng tối thiểu để vật nuôi có thể : Tồn tại, duy trì thân nhiệt và thực hiện các hoạt động sinh lí trong trạng thái không tăng không giảm khối lượng, không cho sản phẩm
3. Nhu cầu sản xuất: Lượng chất dinh dưỡng để tăng khối lượng cơ thể và tạo ra sản phẩm: cho sữa, sức kéo, nuôi thai, sản xuất trứng, thịt, lông, da…
Ví dụ: Chó nhà (chó kiểng) có nhu cầu duy trì bình thường vào khoảng 4300 Kcal, 70 gr protein, 25 gr lipid, ….
Ví dụ: Chó nhà trong giai đoạn nuôi con (2 tuần sau sinh) có nhu cầu sản xuất vào khoảng 2500 Kcal, 160 gr protein, 56 - 62 gr lipid, ….
Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi phụ thuộc vào:
Các loài: loài ngựa có nhu cầu dinh dưỡng duy trì khác loài bò (tính cùng trọng lượng)
Giống: Giống ngoại nhập (giống lai) có nhu cầu dinh dưỡng duy trì cao hơn giống địa phương;
Lứa tuổi: Vật nuôi già có nhu cầu dinh dưỡng duy trì thấp hơn vật nuôi non;
Tính biệt: con cái có nhu cầu dinh dưỡng duy trì thấp hơn con đực
Giai đoạn phát triển của cơ thể: con vật nuôi đang tăng trưởng có nhu cầu dinh dưỡng duy trì cao hơn con vật trưởng thành.
Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi phụ thuộc vào yếu tố nào?
II. TIÊU CHUẨN ĂN CỦA VẬT NUÔI
1. Khái niệm về tiêu chuẩn ăn: Là những qui định về mức ăn cần cung cấp cho 1 vật nuôi trong 1 ngày đêm để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của nó.
- Tiêu chuẩn ăn được biểu thị bằng chỉ số dinh dưỡng.
? Xây dựng tiêu chuẩn ăn dựa vào yếu tố nào?.
Mỗi loài vật nuôi có một tiêu chuẩn ăn khác nhau vì lí do này mà người ta phải làm thí nghiệm với từng loài, độ tuổi, khối lượng cơ thể, trạng thái sinh lí và khả năng sản xuất của chúng.
- Khi xây dựng tiêu chuẩn ăn cần phải dựa vào các đặc điểm như: loài, độ tuổi, khối lượng cơ thể, trạng thái sinh lí, khả năng sản xuất…
2. Các chỉ số dinh dưỡng biểu thị tiêu chuẩn ăn:
? Tiêu chuẩn ăn được biểu thị qua các chỉ số dinh dưỡng nào?
Tiêu chuẩn ăn
Đạm
(protein)
Năng lượng
(Glucide)
Chất béo
(Lipide)
Khoáng
đa lượng
Khoáng
vi lượng
Chất chống
oxy hóa
Vitamin

? Vì sao lipide giàu năng lượng nhưng tinh bột (glucide) lại là chất cung cấp năng lượng chủ yếu.
2. Các chỉ số dinh dưỡng biểu thị tiêu chuẩn ăn:
Vì lipide bền, khó phân giải hơn glucide do có nhiều nối đôi trong cấu trúc phân tử. Đồng thời, khi phân giải đã cung cấp năng lượng sinh ra nhiều gốc acide hữu cơ gây độc cho cơ thể động vật. Ngược lại, glucide tuy năng lượng thấp hơn nhưng có cấu trúc dễ phân hũy bằng các men (enzyme) và giải phóng ra các phân tử giản đơn dễ hấp thu vào cơ thể.
a. Năng lượng (tính bằng cal, kcal): Trong các chất glucide, lipide, protein thì lipide là giàu năng lượng nhất. Tuy nhiên, tinh bột là chất cung cấp năng lượng chủ yếu cho vật nuôi.
b. Protein (tính gram): là các thức ăn: thịt, cá, trứng, … mà khi vật nuôi ăn vào, một phần thải ra theo đường phân và nước tiểu, phần còn lại dùng để tổng hợp các chất sinh học, mô và tạo sản phẩm, phần còn lại dùng để tổng hợp các chất sinh học, mô và tạo sản phẩm .
c. Lipide (tính gram): bao gồm mỡ động vật và chất béo thực vật.
d. Khoáng chất: bao gồm khoáng đa lượng (Ca, P, Mg, …) và khoáng vi lượng (Fe, Cu, Zn, Co, Mn…)
e. Vitamine (tính bằng UI): A, B (B1 – B12), C, D, ….
g. Chất chống oxy hóa, chất khác: vitamine, BH…
III. KHẨU PHẦN ĂN CỦA VẬT NUÔI
Khái niệm: Khẩu phần là tiêu chuẩn đã được cụ thể hóa bằng các loại thức ăn xác định với khối lượng cụ thể nhất định.
Ví dụ:
Như vậy, mỗi ngày lợn sẽ ăn 2 kg thức ăn hỗn hợp gồm: Gạo, khô lạc, bột vỏ sò và NaCl cùng với 2,8 kg rau xanh.
Mỗi kg thức ăn sẽ chứa: 3500 kcal năng lượng, 112 gr
Đạm, 8 gr canxi, 6,5 gr phospho và 20 gr muối.
Ví dụ: Nuôi heo giai đoạn 30 – 70 kg, phải tính toán khẩu phần ăn/ ngày vào khoảng 1,6 – 2,0 kg vì nhiều hơn heo ăn không hết (dạ dày không chứa nổi), thức ăn nên có mùi mắm, và phải đảm bảo:
14% – 15% đạm, 2750 kcal năng lượng, 1 % béo.
Đồng thời, tận dụng cám, bắp ở địa phương,
rau xanh ở các đầm hồ làm thức ăn.
Nguyên tắc phối hợp khẩu phần:
a. Tính khoa học:
- Đảm bảo đủ tiêu chuẩn
Phù hợp với khẩu vị vật nuôi thích ăn
Phù hợp đặc điểm sinh lí tiêu hóa
b. Tính kinh tế:
- Tận dụng nguồn thức ăn có sẵn ở địa phương để giảm chi phí hạ giá thành
Cũng cố
Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi gồm có:
A. Nhu cầu tạo sữa B. Nhu cầu sản xuất
C. Nhu cầu đẻ trứng D. Nhu cầu tăng trọng

2. Thức ăn nào chứa nhiều năng lượng :
A. Cám, gạo B. Rơm, cỏ khô C. Rau muống D. Bã mía

3. Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi được biểu thị bằng :
A. Protein, axit amin B. Thức ăn tinh, thô
C. Loại thức ăn D. Chỉ số dinh dưỡng

4. Xây dựng tiêu chuẩn ăn cho vật nuôi phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Loài, giống B. Lứa tuổi, tính biệt
C. Đặc điểm sinh lý D. Tất cả phương án trên

5. Protein có tác dụng:
A. Trao đổi chất B. Tính bằng UI
C. Tổng hợp hoạt chất sinh học D. Tổng hợp protit

6. Nguyên tắc phối trộn khẩu phần ăn đảm bảo tính khoa học:
A. Đạt tiêu chuẩn và có kinh tế B. Tận dụng thức ăn có sẵn
C. Giá rẽ, vật nuôi thích ăn D. Chất lượng cao

GIAO BÀI VỀ NHÀ
1. Đọc trước và chuẩn bị nội dung trả lời các câu hỏi trong bài 29: “SẢN XUẤT THỨC ĂN VẬT NUÔI” - sách giáo khoa môn công nghệ 10.
xin chân thành cảm ơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thanh Tâm
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)