Bài 28. Luyện tập: Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng

Chia sẻ bởi Lê Hồ Hải | Ngày 09/05/2019 | 50

Chia sẻ tài liệu: Bài 28. Luyện tập: Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng thuộc Hóa học 12

Nội dung tài liệu:

TIẾT 56:ÔN TẬP CHƯƠNG VIII
NHÓM CÁC KIM LOẠI KIỀM, KIM LOẠI KIỀM THỔ VÀ NHÔM
A. Tóm tắt lý thuyết cơ bản
I. Các đơn chất kim loại phân nhóm chính nhóm I, II, III
Nguyên tố
Kim loại nhóm IA
Li, Na, K, Rb, Cs, Fr
Kim loại nhóm IIA
Be, Mg, Ca, Sr, Ba, Ra
Nhôm
Al
1. Cấu hình electron
[Kh]ns1→ có 1 electron hóa trị
[Kh]ns2 → có 2 electron hóa trị
1s22s22p63s23p1→ có 3 electron hóa trị
2. Tính chất vật lý
Biến đổi theo một quy luật nhất định: D↑, t0nc↓…từ Li →Cs
Biến đổi không theo một quy luật nhất định
- Dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt…
Nguyên tố
Kim loại nhóm IA
Li, Na, K, Rb, Cs, Fr
Kim loại nhóm IIA
Be, Mg, Ca, Sr, Ba, Ra
Nhôm
Al
3. Tính chất hóa học
- có tính khử mạnh nhất trong số các kim loại (cùng chu kì)
M - 1e→ M+
- có tính khử mạnh ( yếu hơn KLK cùng chu kì)
R - 2e → R2+
có tính khử mạnh ( yếu hơn KLK, KL nhóm IIA cùng chu kì )
Al - 3e → Al3+
a. T/d với phi kim: O2, X2, S…
- tạo oxit bazơ M2O, muối MX,M2S…
- tạo oxit bazơ RO, muối RX2, RS…
- tạo oxit lưỡng tính Al2O3,muối AlX3, Al2S3…
b. T/d với nước
- đều pư tạo dd kiềm và hiđro:
M+H2O→MOH+1/2H2↑
1 → 1/2
Ca, Sr, Ba giống KLK
R+2H2 O→R(OH)2+H2↑
1 → 1
Al pư chậm với nước tạo Al(OH)3↓ bảo vệ→ Al bền trong nước
Mg không tan trong H2O
Nguyên tố
Kim loại nhóm IA
Li, Na, K, Rb, Cs, Fr
Kim loại nhóm IIA
Be, Mg, Ca, Sr, Ba, Ra
Nhôm
Al
c. T/d với axit
- Với axit không có tính oxi hóa
tạo muối và khí H2 với tỷ lệ mol
1M → 1/2H2↑
tạo muối và khí H2 với tỷ lệ mol
1R → 1H2↑
tạo muối và khí H2 với tỷ lệ mol
1Al → 3/2H2↑
- Với axit có tính oxi hóa
- thụ động với axit đặc nguội
d. T/d với dd muối
- Thực chất là t/d với nước
- Ca, Sr, Ca giống KLK; Mg đẩy KL yếu hơn ra khỏi dd muối
- Al đẩy được KL yếu hơn ra khỏi dd muối
4. Điều chế
- Đpnc MX, MOH
-Đpnc RX2
-Đpnc Al2O3 có mặt criolit
II. Một số hợp chất quan trọng của natri, canxi, nhôm
Oxit Na2O CaO Al2O3
- Tính chất là oxit bazơ là oxit bazơ là oxit lưỡng tính
+ T/d với nước
pư mạnh tạo dd kiềm
pư mạnh tạo dd kiềm
không tan
+ T/d với axit
tạo muối tạo muối tạo muối
+ T/d với dd kiềm
thực chất là t/d với nước
thực chất là t/d với nước
Tạo muối aluminat(AlO2-)
Hiđroxit NaOH Ca(OH)2 Al(OH)3
- Tính tan tan nhiều ít tan không tan
- Tính chất là bazơ kiềm là bazơ kiềm là hiđroxit . lưỡng tính
1. Các oxit, hiđroxit tương ứng của natri, canxi, nhôm
2. Một số muối quan trọng của natri, canxi, nhôm:
Na2CO3,, NaHCO3, NaCl
CaCO3, CaSO4
- AlCl3, Al2(SO4)3
B. Bài tập
Trong số các bài tập dưới đây, mỗi bài có một phương án đúng, hãy một chọn phương án đúng đó.
Bài 1. Tính chất hóa học chung của kim loại kiềm, kiềm thổ và nhôm là
A. Tính khử yếu
B. Tính khử mạnh
C. Tính oxi hóa yếu
D. Tính oxi hóa mạnh
Bài 2. Cho các kim loại: Na, Mg, Al. Thứ tự tăng dần tính khử là
A. Na, Mg, Al
B. Al, Na, Mg
C. Al, Mg, Na
D. Na, Al, Mg
Bài 3. Kim loại có thể được điều chế từ quặng boxit là
A. Nhôm
B. Sắt
C. Natri
D. Canxi
Giải thích: Quặng boxit có thành phần chính là Al2O3, ngoài ra có lẫn SiO2, Fe2O3→ dùng để điều chế nhôm
Bài 4. Cho quỳ tím vào dung dịch Na2CO3, quỳ tím sẽ
A. Chuyển thành màu hồng
B. Chuyển thành màu xanh
C. Không chuyển màu
D. Không xác định được
Giải thích: Na2CO3 + H2O ↔ NaOH + NaHCO3
→ môi trường bazơ, quỳ tím chuyển màu xanh
Bài 5. Cho các phản ứng sau:
(1) CaO + CO2 ↔ CaCO3
(2) Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
(3) Ca(HCO3)2 ↔ CaCO3 + CO2 + H2O
Phản ứng giải thích sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động núi đá vôi là
A. (2) và (3)
B. (1) và (2)
C. (3)
D. Cả 4 phản ứng
Giải thích: Do sự hình thành hang động, sự xâm thực núi đá vôi…, nước chảy trong hang động chứa muối Ca(HCO3)2 kém bền, bị phân hủy thành kết tủa CaCO3.Kết tủa được tích tụ theo thời gian tạo thành thạch nhũ.
Bài 7. Cho mẩu Na vào dung dịch CuSO4,, hiện tượng nào sau xảy ra?
A. Chỉ xuất hiện kết tủa đỏ
B. Chỉ có sủi bọt khí
C. Sủi bọt khí và xuất hiện kết tủa xanh
D. Chỉ xuất hiện kết tủa xanh
Giải thích: Na + H2O → NaOH + 1/2 H2↑
2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2↓(xanh)
Bài 6. Kim loại kiềm nào sau đây có khối lương riêng nhỏ nhất?
A. Natri
B. Cesi
C. Rubidi
D. Liti
Giải thích: Từ Li → Cs, khối lượng riêng tăng dần, do đó Li có khối lượng riêng nhỏ nhất
Bài 8. Cho hỗn hợp X gồm 2,3g natri và 5,4g nhôm vào nước dư thu được V(l) khí ở đktc. Giá trị của V là
A. 4,48
B. 2,24
C. 1,12
D. 3,36
Giải thích: nNa= 0,1 ; nAl= 0,2
Na + H2O → NaOH + 1/2H2↑
mol: 0,1 → 0,1 → 0,05
Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2H2↑
mol: (0,2) 0,1 → 0,15
→ nhidro= 0,2 → V = 4,48( l )
Bài 9. Cho các chất sau: CaCl2, Na2CO3, HCl, Na3PO4. Chất dùng để làm mềm nước cứng là
A. HCl và CaCl2
B. Na2CO3 và Na3PO4
C. Na2CO3 và CaCl2
D. Na3PO4 và HCl
Giải thích: + Na2CO3 và Na3PO4 tạo kết tủa với ion Ca2+ và Mg2+
( CaCO3, MgCO3, Ca3(PO4)2, Mg3(PO4)2 )
+ CaCl2, HCl không tạo kết tủa với ion Ca2+và Mg2+
Bài 10. Điện phân nóng chảy muối clorua của một kim loại kiềm
thu được 0,896 lít khí ở đktc và 3,12g kim loại. Công thức của muối là
A. LiCl
B. KCl
C. NaCl
D. RbCl
Giải thích: Số mol khí = 0,4
2MX → 2M + X2↑
mol: 0,8 ← 0,4
→ Nguyên tử khối của kim loại M là: 3,12 / 0,8 = 39
→ Kim loại là Kali
Bài 11. Nhiệt phân m(g) CaCO3đến hoàn toàn thu được V(l) khí
CO2 đktc. Sục toàn bộ CO2 vào dung dịch NaOH thu được 10,6g
Na2CO3 và 8,4g NaHCO3. Giá trị của m và V lần lượt là
A. 20 và 4,48
B. 30 và 6,72
C. 20 và 6,72
D. 30 và 4,48
Giải thích: Số mol của Na2CO3 = 0,1 ; của NaHCO3 = 0,1
Theo bảo toàn nguyên tử C , ta có:
Số mol CO2 = Số mol CaCO3 = 0,2
→ m = 20 (g) và V = 4,48 (l)
Bài 12: Nhúng thanh Mg vào 200ml dung dịch AlCl31M. Phản ứng hoàn toàn, lấy thanh Mg ra, sấy khô, cân lên, thấy khối lượng thanh Mg thay đổi so với ban đầu m gam. Giá trị của m là
A. 5,4
B. 7,2
C. 1,8
D. 4,8
Giải thích: Số mol của AlCl3 = 0,2
ptpư: 3Mg(r) + 2AlCl3(dd) → 3MgCl2(dd) + 2Al(r)
mol: 0,3 ← 0,2 0,2
→ mMg tan= 0,3.24 = 7,2(g) ; mAl tt= 0,2.27 = 5,4(g)
m = 7,2 – 5,4 = 1,8(g) (khối lượng thanh Mg giảm 1,8g)
Bài 13: Cho 7,8 gam kali vào 100ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch A và V(l) khí ở đktc. Giá trị của V là
A. 2,24
B. 4,48
C. 3,36
D. 1,12
Giải thích: nK = 0,2

K 1/2H2↑
mol: 0,2 0,1
→ V = 2,24 (l)
HCl hoặc H2O
Bài14. Nhúng một thanh nhôm kim loại vào dung dịch chứa 0,03 mol CuSO4. Sau khi phản ứng hoàn toàn, lấy thanh nhôm ra khỏi dung dịch. Phát biểu , nhận xét sau thí nghiệm nào sau đây không đúng?
A. Thanh nhôm có màu đỏ
B. Khối lượng thanh nhôm tăng 1,38 gam
C. Dung dịch thu được không màu
D. Khối lượng dung dịch tăng 1,38 gam
Giải thích: ptpư 2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu
mol: 0,02 ← 0,03 0,03
→ mAl tan = 0,54g; mCu tt = 0,03.64 = 1,92g
→ khối lượng thanh nhôm tăng (1,92 – 0,54)= 1,38g
→ khối lượng dung dịch giảm 1,38g
Chúc các em học tốt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Hồ Hải
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)