Bài 28. Loài

Chia sẻ bởi La Nam Vuong | Ngày 08/05/2019 | 57

Chia sẻ tài liệu: Bài 28. Loài thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

Bài 28
Loài
I. Khái niệm loài sinh học
Cho ví dụ về các loài sinh vật mà em biết?
Voi châu Phi và voi ấn độ có thuộc cùng 1 loài không? Tại sao?
Voi châu Phi và voi ấn độ không thuộc cùng 1 loài vì giữa chúng không có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên (có cách li sinh sản)
Các con la là con lai giữa lừa và ngựa có thể coi là 1 loài không? Tại sao?
Không, vì chúng không tồn tại như một nhóm quần thể, không có khả năng giao phối với nhau và sinh ra đời con có sức sống
Từ những phân tích trên hãy rút ra khái niệm loài sinh học?
1. Khái niệm: Loài là một hoặc một nhóm quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con có sức sống và có khả năng sinh sản, cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác (SGK)
2. Các tiêu chuẩn phân biệt 2 loài thân thuộc
Trên thực tế, để xác định 1 cách nhanh nhất 1 sinh vật nào đó thuộc loài này hay loài khác thì người ta thường vận dụng tiêu chuẩn nào?
- Tiêu chuẩn hình thái
Nhiều trường hợp 2 loài thân thuộc có đặc điểm hình thái rất giống nhau, khi đó người ta phải vận dụng những tiêu chuẩn nào khác để phân biệt 2 loài đó? Cho ví dụ?
- Tiêu chuẩn sinh lí - hóa sinh ; tiêu chuẩn địa lí - sinh thái ; phân tử ; cách li sinh sản...
Ví dụ: - Cây bạc hà và cây rau húng có mùi thơm khác nhau (t/c hóa sinh) ; voi châu Phi và voi ấn độ có 2 khu phân bố riêng biệt (t/c địa lí)...
Trong các tiêu chuẩn kể trên, vận dụng tiêu chuẩn nào là chính xác nhất?
Có phải lúc nào cũng có thể vận dụng được tiêu chuẩn cách li sinh sản không? Trường hợp nào không vận dụng được tiêu chuẩn này?
- Cách li sinh sản là tiêu chuẩn phân biệt loài chính xác nhất, tuy nhiên khó vận dụng và không vận dụng được đối với các loài sinh sản vô tính
ii. Các cơ chế cách li sinh sản giữa các loài
* Khái niệm
Thế nào là các cơ chế cách li sinh sản?
- Các cơ chế cách li sinh sản là những trở ngại sinh học ngăn cản các sinh vật giao phối tạo ra đời con hữu thụ. Có 2 loại cơ chế cách li là cách li trước hợp tử và cách li sau hợp tử (SGK)
(SGK)
1. Cách li trước hợp tử
a) Khái niệm
Cách li trước hợp tử là gì?
- Cơ chế cách li trước hợp tử là những trở ngại ngăn cản các sinh vật giao phối với nhau
b) Các loại cách li
- Cách li nơi ở (sinh cảnh)
- Cách li tập tính
- Cách li thời gian (mùa vụ)
- Cách li cơ học
Hãy cho ví dụ về từng loại cách li đó?
2. Cách li sau hợp tử
Cách li sau hợp tử là gì?
- Cách li sau hợp tử là những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ
Cho ví dụ về cách li sau hợp tử?
Ví dụ: lừa giao phối với ngựa đẻ ra con la không có khả năng sinh sản (bất thụ)
Vì sao trong trường hợp cách li sau hợp tử con lai thường bất thụ?
* Khái niệm
3. Vai trò của các cơ chế cách li trong quá trình tiến hóa
- Cơ chế cách li có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa vì chúng ngăn cản các loài trao đổi vốn gen cho nhau, do vậy mỗi loài duy trì được những đặc trưng riêng
Các cơ chế cách li có vai trò như thế nào trong quá trình tiến hóa? Nếu không có các cơ chế cách li thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra?
Những nội dung chính cần ghi nhớ
* Khái niệm loài sinh học
nhắc lại
* Các tiêu chuẩn phân biệt 2 loài thân thuộc và cách vận dụng các tiêu chuẩn đó (trả lời các câu hỏi 2,3 SGK)
* Khái niệm các cơ chế cách li
* Các loại cơ chế cách li và vai trò của chúng trong quá trình tiến hóa
- Trả lời câu hỏi 5 SGK
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: La Nam Vuong
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)