Bài 28. Loài

Chia sẻ bởi Phạm Tấn Phát | Ngày 08/05/2019 | 57

Chia sẻ tài liệu: Bài 28. Loài thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

CHÀO QUÝ THẦY CÔ
CHÀO CÁC EM HỌC SINH
KIỂM TRA BÀI CŨ

Quan niệm hiện đại về sự hình thành đặc điểm thích nghi đã củng cố và phát triển quan niệm của Đacuyn như thế nào?
?
Đacuyn đã giải thích sự hình thành đặc điểm thích nghi là kết quả của một quá trình CLTN các BD, đào thải các dạng kém thích nghi.
BD cá thể theo quan niệm Đacuyn, chính là ĐB và BDTH.
Quan niệm hiện đại hiểu rằng, quần thể là đa hình về KG và KH: quá trình ĐB và GP làm cho các cá thể trong quần thể không đồng nhất, điều này củng cố quan niệm Đacuyn về sự hình thành đặc điểm thích nghi. Kết quả quá trình CL những BD đã phát sinh ngẫu nhiên.
Quan niệm hiện đại làm sáng tỏ nguyên nhân làm phát sinh các BD, cơ chế di truyền các BD, cơ chế và tác dụng của CLTN nên đã phát triển quan niệm của Đacuyn về sự hình thành các đặc điểm thích nghi.
Loài là gì? Đó là vấn đề được đặt ra từ lâu nhưng chỉ dưới ánh sáng của sinh học hiện đại mới ngày càng làm sáng tỏ vấn đề phức tạp này. Thuật ngữ loài (spesies) được đưa vào sinh học lần đầu tiên bởi John Ray (1686). Từ đó khái niệm loài được nghiên cứu và phát triển theo nhiều góc độ.
Việc phân biệt hai loài thân thuộc rất phức tạp vì là sinh vật bậc cao, có tính đa hình, có sự cách li. Vậy thế nào là hai loài thân thuộc?. Hai loài thân thuộc được phân biệt nhau dựa trên những tiêu chuẩn nào thì bài học hôm nay giúp chúng ta giải đáp được vấn đề này.
BÀI 22. LOÀI
CẤU TRÚC BÀI HỌC GỒM:
I. CÁC TIÊU CHUẨN PHÂN BIỆT HAI LOÀI THÂN THUỘC
II. CẤU TRÚC CỦA LOÀI

Vấn đề cần lưu ý:
?
Câu hỏi cần được giải quyết.

Nội dung bài học có thể tham khảo.
Loài thân thuộc là loài có quan hệ gần gũi về nguồn gốc.
Theo em hai loài thân thuộc có phải hoàn toàn giống nhau về hình thái hay về di truyền không? Để phân biệt hai loài thân thuộc phải dựa vào những tiêu chuẩn nào?
Hai loài thân thuộc khônh hẳn giống nhau hoàn toàn về mặt hình thái và di truyền, để phân biệt hai loài thân thuộc người ta dựa vào 4 tiêu chuẩn: hình thái, địa lí – sinh thái, sinh lí – hoá sinh và tiêu chuẩn di truyền.
?
I. Các tiêu chuẩn phân biệt hai loài thân thuộc.
1. Tiêu chuẩn hình thái.
Nghiên cứu SGK trang 101 và hoàn thành vào bảng sau:
I. Các tiêu chuẩn phân biệt hai loài thân thuộc.
1. Tiêu chuẩn hình thái.
Các cá thể cùng loài mang những đặc điểm nào đáng lưu ý?
Các cá thể cùng loài, có chung một hệ tính trạng, hình thái giống nhau.
Vậy ở hai loài khác nhau thì sao?
Ở hai loài khác nhau có sự gián đoạn về hình thái nghĩa là đứt quảng một tính trạng nào đó?
Vậy tiêu chuẩn này có những ưu nhược điểm gì? Lấy ví dụ minh họa?
?
?
?
I. Các tiêu chuẩn phân biệt hai loài thân thuộc.
1. Tiêu chuẩn hình thái.
I. Các tiêu chuẩn phân biệt hai loài thân thuộc.
2.Tiêu chuẩn địa lí-sinh thái.
Em hãy cho biết đặc điểm của tiêu chuẩn địa lí-sinh thái? Lấy ví dụ minh hoạ?
Người ta dùng tiêu chuẩn này để phân biệt đối tượng sinh vật nào?
Phân tích ưu và nhược điểm của phương pháp này?
?
?
I. Các tiêu chuẩn phân biệt hai loài thân thuộc.
2.Tiêu chuẩn địa lí-sinh thái.
I. Các tiêu chuẩn phân biệt hai loài thân thuộc.
3. Tiêu chuẩn sinh lí- hoá sinh
4. Tiêu chuẩn di truyền
I. Các tiêu chuẩn phân biệt hai loài thân thuộc.
Để phân biệt hai loài thân thuộc người ta thường người ta sử dụng các tiêu chuẩn này như thế nào?
Kết luận: để phân biệt hai loài thân thuộc nên phối hợp các tiêu chuẩn để đánh giá chính xác hơn.
?

II. Cấu trúc của loài.
Cho đến nay định nghĩa loài không áp dụng được cho tất cả các loài sinh vật, ví dụ có nhiều loài chuyên sinh sản bằng hình thức vô tính hoặc tự phối đơn tính sinh. Cần nhận thức rằng loài là một thực thể sinh học thật sự, các cá thể làm nên loài có cùng chung một mối quan hệ, mà quan hệ này hoàn toàn khác nhau với kiểu quan hệ giữa các giống hoặc các lớp khác nhau.
Thực tế không có một định nghĩa nào về loài có thể áp dụng một cách vạn năng mà không bộc lộ yếu điểm, có nhiều ngoại lệ. Tuy nhiên các loài mới đã từng tiến hoá và đang phát triển.
Vậy như thế nào là loài? Dấu hiệu bản chất của loài là gì?
II. Cấu trúc của loài.
1. Định nghĩa loài (Loài giao phối).
+ Loài là nhóm cá thể có những tính trạng chung về hình thái, sinh lí.
+ Có khu phân bố xác định.
+ Các cá thể có khả năng giao phối với nhau và được cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác.
?

II. Cấu trúc của loài.
2. Một số đơn vị cơ bản trong cấu trúc loài.
Theo quan niệm hiện đại, trong thiên nhiên loài tồn tại như thế nào?
Loài tồn tại như một đơn vị quần thể.
Quan niệm hiện đại về cấp độ dưới loài gồm những đơn vị nào?
Về cấp độ dưới loài gồm: cá thể- quần thể- nòi – loài.
Vậy nòi là gì? Chia thành mấy kiểu? Đặc điểm của từng kiểu?
?
?
?
II. Cấu trúc của loài.
2. Một số đơn vị cơ bản trong cấu trúc loài.
Nòi: là quần thể hay nhóm quần thể có thể phân bố gián đoạn hay liên tục tạo thành các nòi.
Có 3 kiểu: nòi sinh thái, nòi địa lí và nòi sinh học.
+ Nòi sinh thái: là nhóm quần thể thích nghi với những điều kiện sinh thái xác định, trong cùng một khu vực địa lí có thể tồn tại nhiều nòi sinh thái, mỗi nòi chiếm một sinh cảnh phù hợp.
+ Nòi địa lí: là nhóm quần thể phân bố trong một khu vực địa lí xác định, hai nòi địa lí khác nhau có khu phân bố không trùm lên nhau.
+ Nòi sinh học: là nhóm quần thể kí sinh trên loài vật chủ xác định hoặc trên những phần khác nhau trên cơ thể vật chủ

2. Một số đơn vị cơ bản trong cấu trúc loài.
II. Cấu trúc của loài.
Vì sao ở các loài giao phối quần thể mới là đơn vị sinh sản, đơn vị tồn tại của loài trong tự nhiên chứ không phải là cá thể?
Vì loài được hình thành qua một quá trình lịch sử lâu dài, ở cấp độ cá thể thì không đủ về số lượng, chất lượng đặc trưng của loài. Chỉ có quần thể mới có những cá thể thân thuộc nhưng khác về kiểu gen, giữa các cá thể khác nhau trong cùng một loài không có sự cách li sinh sản tuyệt đối.
?
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Các quần thể hay nhóm quần thể của loài có thể phân bố gián đoạn hay liên tục, tạo thành:
A
B
C
D
Các quần thể tự phối.
Các nòi địa lí, sinh thái.
Các nòi sinh học.
Các quần thể giao phối.
Cả B và C.
E
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 2. Loài giao phối là loài mang những dấu hiệu bản chất nào dưới đây.
A
B
C
D
Là nhóm quần thể có những tính trạng chung về hình thái sinh lí, có khu phân bố xác định, giữa các cá thể có khả năng giao phối với nhau và được cách li sinh sản với quần thể khác.
Là nhóm quần thể có những tính trạng chung về đặc điểm di truyền, sinh lí- hoá sinh, có khu phân bố xác định, có khả năng GP và sinh ra con cái trừ loài sinh sản vô tính.
Loài là một nhóm quần thể thực sự có tiềm năng GP với nhau.
Cả 3 ý trên.
GHI NHỚ
Các loài thân thuộc có thể phân biệt nhau ở các tiêu chuẩn: hình thái, địa lí-sinh thái, sinh lí-hoá sinh và di truyền, mỗi tiêu chuẩn có một giá trị tương đối, vì vậy tuỳ mỗi nhóm sinh vật mà vận dụng tiêu chuẩn này hay tiêu chuẩn khác là chủ yếu. Trong nhiều trường hợp phải phối hợp nhiều tiêu chuẩn mới phân biệt các loài thân thuộc một cách chính xác.
Loài sinh học (loài GP) là một đơn vị sinh sản, đơn vị tổ chức tự nhiên, một thể thống nhất về sinh thái và di truyền. Trong tự nhiên, loài tồn tại như một hệ thống quần thể. Quần thể là một đơn vị tổ chức cơ sở của loài, các quần thể có thể phân bố liên tục hay gián đoạn tạo thành các nòi địa lí, nòi sinh thái và nòi sinh học.
HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ
BÀI MỚI
Quá trình hình thành loài mới là gì?
Hãy phân tích quá trình hình thành loài mới bằng con đường sinh thái, địa lí, lai xa và đa bội hoá? ( lấy một VD minh họa cho mỗi quá trình).
Trần Bá Hoành (1979), Học thuyết tiến hoá tập 1,NXBGD.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
2. Trần Bá Hoành (1980), Học thuyết tiến hoá tập 2,NXBGD.
3. Trần Bá Hoành (1999), Sinh học 12, (SGK và SGV) NXBGD.
4. Quảng Thị Kiệp (2004), Xây dựng các câu hỏi có vấn đề để dạy phần tiến hoá lớp 12 THPT. Luận văn Thạc Sỹ khoa học GD, Trường ĐHSP Huế.
5. Nguyễn Thảo Nguyên, Nguyễn Văn Sang, Nguyễn Thị Vân (2000), Phương pháp giải bài tập sinh học, NXB Đà Nẵng.
6. Nguyễn Đức Thành (chủ biên), Nguyễn Văn Duệ (2004), Dạy học Sinh học Ở Trường THPT, Tập 2, NXBGD.
7. Vũ Văn Vụ (Tổng chủ biên), Vũ Đức Lưu ( Chủ biên) và tập thể tác giả (2004) Sinh học 12 (SGK, SGV) Sách thí điểm, Ban khoa học tự nhiên bộ 1.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Tấn Phát
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)