Bài 28. Cấu tạo chất. Thuyết động học phân tử chất khí

Chia sẻ bởi Võ Thị Minh Phương | Ngày 25/04/2019 | 144

Chia sẻ tài liệu: Bài 28. Cấu tạo chất. Thuyết động học phân tử chất khí thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn: 02/03/2019 Ngày giảng:
Họ và tên GVHD: Nguyễn Thúy Ánh
Họ và tên giáo sinh: Võ Thị Minh Phương


PHẦN HAI - NHIỆT HỌC
CHƯƠNG 5 - CHẤT KHÍ
Bài 28. Cấu tạo chất. Thuyết động học phân tử chất khí

I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
Nêu được nội dung cơ bản về cấu tạo chất.
So sánh được các thể khí, lỏng, rắn về các mặt: loại nguyên tử, phân tử tương tác nguyên tử và chuyển động nhiệt.
Phát biểu được nội dung cơ bản về thuyết động học phân tử chất khí.
Định nghĩa được khí lí tưởng.
2. Về kĩ năng:
Vận dụng được các đặc điểm về khoảng cách giữa các phân tử, về chuyển động phân tử, tương tác phân tử để giải thích các đặc điểm về thể tích và hình dạng của vật chất ở thể khí, thể lỏng và thể rắn.
Giải thích được một số hiện tượng trong cuộc sống.
3. Về thái độ:
Hứng thú với bài học.
Luôn quan sát , giải thích các hiện tượng dưới góc độ khoa học.

II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
Tìm hiểu lớp 8 HS đã học kiến thức gì về cấu tạo chất.
Bài giảng điện tử.
2. Học sinh:
Ôn lại khái niệm về cấu tạo chất đã học ở lớp 8.

III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
1. Ổn định lớp (1 phút)
Lớp ……………………Sĩ số: ………………….
2. Bài mới
Hoạt động 1: Đặt vấn đề (6 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung

GV đặt vấn đề: Trong cuộc sống có nhiều hiện tượng liên quan đến chuyển động và tương tác của các phân tử. Nhiệt học là một trong những bộ phận của Vật lí học có nhiệm vụ nghiên cứu các hiện tượng này.
GV: Trong chương V chúng ta sẽ nghiên cứu tính chất của chất khí và các quá trình biến đổi trạng thái của chất khí.
GV đặt vấn đề: Vật chất thông thường tồn tại dưới những trạng thái nào? Những trạng thái đó có những đặc điểm gì để ta phân biệt? Giữa chúng có mối liên hệ hay biến đổi qua lại gì không? Đó là những vấn đề mà ta nghiên cứu trong bài học ngày hôm nay. “Bài 28: Cấu tạo chất. Thuyết động học phân tử chất khí”.
Cho học sinh quan sát hình ảnh (Sử dụng hình chiếu).
GV hỏi: Em hãy cho biết thể tích và hình dạng của nước đá, nước và hơi nước trong hình vẽ sau?
Nhận xét câu trả lời.
GV: Nước đá, nước và hơi nước đều được cấu tạo từ cùng một loại phân tử là nước nhưng ở điều kiện khác nhau thì nó ở các trạng thái khác nhau.
- Trên 00C nó ở dạng nước, thể long.
- Trên 1000C nó lại ở dạng hơi, thể khí.
- Dưới 00C nó ở thể rắn.
Dù có cùng cấu tạo chất về mặt hóa học, rõ ràng là sự liên kết giữa hidro và oxi tạo ra các phân tử nước nhưng ở điều kiện khác nhau thì các trạng thái chất của chúng khác nhau và trạng thái chất đấy hoàn toàn phù hợp với tự nhiên, cũng có 3 thể rắn, lỏng, khí. Và ta sẽ đi nghiên cứu từng phần để biết vì sao ở các trạng thái chất nó như thế.
Lắng nghe, nhận thức vấn đề.



















Quan sát hình ảnh.

HS trả lời.



Lắng nghe.
Lắng nghe, nhận thức vấn đề.




PHẦN HAI - NHIỆT HỌC
CHƯƠNG 5 - CHẤT KHÍ
BÀI 28. CẤU TẠO CHẤT. THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CHẤT KHÍ


Hoạt động 2: Nhắc lại những kiến thức đã học về cấu tạo chất (10 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung

GV: Đầu tiên ta sẽ đi tìm hiểu lại các kiến thức đã học ở lớp 8.
GV hỏi: Khi ta thổi khí vào quả bong bay thì các em thấy có hiện tượng gì? (Hình chiếu)
GV hỏi: Sau 1 thời gian thì quả bóng như thế nào?
GV: Khi chúng ta thổi những quả bong bay thì khí sẽ vào trong quả bong và làm cho quả bong căng phồng lên. Nhưng để 1 tg thì ta thấy quả bong bị xẹp đi dù đã buộc rất chặt. Sở dĩ như vậy là do giữa các phân tử của quả bóng có khoảng cách. Do đó các phân tử khí trong quả bóng có thể chui ra ngoài và làm cho quả bóng bị xẹp.
GV: Các em có thể quan sát thêm cấu trúc tinh thể muối ăn NaCl (hình chiếu). Khi phân tích
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Thị Minh Phương
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)