Bài 2711 Nânng cao

Chia sẻ bởi Trương Thị Hồng Nhung | Ngày 22/10/2018 | 71

Chia sẻ tài liệu: Bài 2711 Nânng cao thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

I. PHƯƠNG VÀ CHIỀU CỦA LỰC TỪ TÁC DỤNG LÊN DÂY DẪN MANG DÒNG ĐIỆN
a) Thí nghiệm
Câu 1 : Nói đến lực từ ta hiểu rằng đó là:
a) Lực tương tác giữa hai nam châm
b) Lực tương tác giữa nam châm và dây dẫn mang dòng điện.
c) Lực tương tác giữa hai dây dẫn mang dòng điện.
d) Tất cả các câu trên đều đúng.

Củng Cố

Câu 2 : Chọn câu đúng trong các câu sau:
b) Từ trường giống điện trường ở đặc điểm tác dụng một lực lên bất kỳ một hạt điện tích nào nằm trong nó.
a) Từ trường là dạng vật chất đặt biệt tồn tại xung quanh hạt mang điện tích.
c) Khi một hạt mang điện tích chuyển động qua môi trường xung quanh nam châm sẽ chịu một lực tác dụng lên hạt điện tích đó.
d) Tất cả các câu trên đều đúng.
Củng Cố

Câu 3 : Đường cảm ứng từ có những tính chất:
b) Qua một điểm A trong từ trường ta có thể vẽ duy nhất một đường cảm ứng từ qua nó.
a) Hướng ra khỏi cực Bắc và hướng vào cực Nam của ống dây
c) Vì các đường cảm ứng từ không bao giờ giao nhau nên chúng là những đường song song với nhau.
d) Chiều của đường cảm ứng từ được căn cứ vào từ phổ .
Câu 4 : Phương của lực từ tác dụng lên một đoạn dây mang dòng điện không có đặc điểm nào sau đây?
a) Vuông góc với dây dẫn mang dòng điện.
b) Vuông góc với vec tơ cảm ứng từ.
c) Vuông góc với mặt phẳng chứa vec tơ cảm ứng từ và dòng điện
d) Song song với các đường sức từ

Câu 5 : Một dây dẫn mang dòng điện nằm ngang có chiều từ trái qua phải nằm trong một từ trường đều có chiều từ dưới lên thì lực từ có chiều:
a) từ ngoài vào trong
b) từ trái qua phải
c) từ trên xuống dưới
d) từ trong ra ngoài

Câu 6 : Chọn câu đúng nhất trong các câu sau:
a) Lực từ chỉ do nam châm vĩnh cửu tạo ra.
b)  Nam châm độc lập tạo ra xung quanh nó những lực từ.
c) Lực từ là lực do từ trường của nam châm tác dụng lên dây dẫn.
d) Lực từ là lực do từ trường tác dụng lên nam châm
hay dòng điện.

Câu 7 : Chọn câu đúng. Phương của lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện:
a) trùng với phương của đường sức từ
b) trùng với trục đoạn dây dẫn mang dòng điện
c) Vuông góc với đường sức từ nhưng trùng với trục đoạn dây dẫn mang dòng điện.
d) Vuông góc với cả đường sức từ và trục đoạn dây dẫn
mang dòng điện.

Câu 8: Trong hình vẽ N, S là hai cực của một nam châm hình chữ U, AB là đoạn dây có dòng điện chạy qua. Lực từ tác dụng lên đoạn AB có
a) Phương nằm ngang, chiều hướng vào trong
b) Phương nằm ngang, chiều hướng ra ngoài.
c)  Phương thẳng đứng chiều hướng lên.
d)  Phương thẳng đứng, chiều hướng xuống.

Câu 9 : Một dây dẫn mang dòng điện được bố trí theo phương nằm ngang có chiều từ trong ra ngoài. Nếu dây dẫn chịu lực từ tác dụng lên dây có chiều từ trên xuống dưới thì cảm ứng từ có chiều:
a) từ trái sang phải
b) từ phải sang trái.
c) từ trên xuống dưới.
d) từ dưới lên trên.

  
  
  
  
Câu 10 : Phát biểu nào sau đây là đúng? Một dòng điện đặt trong từ trường vuông góc với đường sức từ, chiều của lực từ tác dụng lên dòng điện sẽ không thay đổi khi:
a) Đổi chiều dòng điện ngược lại
b) Đổi chiều cảm ứng từ ngược lại
c) Đồng thời đổi chiều dòng điện và đổi chiều cảm ứng từ
d) Quay dòng điện một góc 90 độ xung quanh đường sức từ

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Thị Hồng Nhung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)