Bài 27. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại

Chia sẻ bởi Huỳnh Văn Của | Ngày 19/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: Bài 27. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại thuộc Vật lý 12

Nội dung tài liệu:

TẬP THỂ LỚP 12A2
KÍNH CHÀO QUÍ THẦY CÔ
AI NHANH NHẤT ?
Câu 1: Quang phổ vạch phát xạ do chất nào dưới đây bị nung nóng phát ra?
Chất rắn.
Chất lỏng.
Chất khí ở áp suất thấp.
Chất khí ở áp suất cao.
KIỂM TRA BÀI CŨ
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 2: Quang phổ liên tục dùng để:
Xác định thành phần cấu tạo của nguồn phát.
Xác định nhiệt độ của nguồn phát.
Xác định màu sắc của nguồn phát.
Xác định khối lượng, kích thước của nguồn phát.
BÀI 27
TIA HỒNG NGOẠI VÀ TIA TỬ NGOẠI
Pin nhiệt điện và nguyên tắc hoạt động.
Mối hàn1
Mối hàn2
C
J
J
L
L1
L2
F
S
P
Quang phố liên tục
Vùng tử ngoại
(< t)
Vựng h?ng ngo?i
(?> ?đ)
?
?
Bài 27: TIA HỒNG NGOẠI VÀ TIA TỬ NGOẠI.
I. PHÁT HIỆN TIA HỒNG NGOẠI VÀ TIA TỬ NGOẠI.
Kết luận:

* Ở ngoài quang phổ ánh sáng nhìn thấy được, ở cả hai đầu Đỏ và Tím, còn có những bức xạ mà mắt không trông thấy.
* Bức xạ ngoài vùng màu đỏ của quang phổ gọi là bức xạ (hay tia) hồng ngoại.
* Bức xạ ngoài vùng màu tím của quang phổ gọi là bức xạ (hay tia) tử ngoại.
* Dụng cụ phát hiện ra chúng là nhờ mối hàn của cặp nhiệt điện và bột huỳnh quang.
Bài 27: TIA HỒNG NGOẠI VÀ TIA TỬ NGOẠI.
II. BẢN CHẤT VÀ TÍNH CHẤT CHUNG CỦA TIA HỒNG NGOẠI (THN) VÀ TIA TỬ NGOẠI (TTN).
1. Bản chất.
THN và TTN có cùng bản chất với ánh sáng thông thường (hay có bản chất là sóng điện từ). Do đó chúng có cùng bản chất với ánh sáng ( là sóng điện từ ). Chúng chỉ khác ánh sáng thông thường ở chỗ không nhìn thấy được.
2. Tính chất.
Tuân theo các định luật: Truyền thẳng, phản xạ, khúc xạ, và cũng gây ra được hiện tượng nhiễu xạ, giao thoa như ánh sáng thông thường.
Bài 27: TIA HỒNG NGOẠI VÀ TIA TỬ NGOẠI.
III. TIA HỒNG NGOẠI.
Định nghĩa.
Bức xạ không nhìn thấy có bước sóng dài hơn 760nm đến vài milimét được gọi là tia hồng ngoại (hay bức xạ hồng ngoại).
2. Cách tạo ra.
- Mọi vật có nhiệt độ > 0 K (-2730C) đều phát ra tia hồng ngoại. Do vậy cơ thể người cũng phát được tia hồng ngoại.
- Muốn phát tia hồng ngoại ra môi trường thì nhiệt độ của vật phát phải cao hơn nhiệt độ của môi trường .
- Nguồn phát THN thường gặp là lò than, lò điện, đèn điện dây tóc,…
Bài 27: TIA HỒNG NGOẠI VÀ TIA TỬ NGOẠI.
3. Tính chất và công dụng.
+ Tính chất.
- Tính chất nổi bật của THN là tác dụng nhiệt rất mạnh: vật hấp thụ THN sẽ nóng lên.

+ Công dụng.
Dùng sấy khô thực phẩm, sưởi ấm,...

Bài 27: TIA HỒNG NGOẠI VÀ TIA TỬ NGOẠI.
3. Tính chất và công dụng.
Tính chất
-Tia hồng ngoại có khả năng gây ra một số phản ứng hóa học.


Công dụng
Chụp ảnh hồng ngoại (nhờ phim ảnh hồng ngoại) như chụp ảnh ban đêm, chụp ảnh HN của nhiều thiên thể...

Bài 27: TIA HỒNG NGOẠI VÀ TIA TỬ NGOẠI.
3. Tính chất và công dụng.
Tính chất.
- Tia hồng ngoại cũng có thể điều biến (biến điệu) như sóng điện từ cao tần.
Công dụng.
- Tia hồng ngoại được sử dụng trong các bộ điều kiển từ xa để điều khiển hoạt động của ti vi, thiết bị nghe nhìn,...
Bài 27: TIA HỒNG NGOẠI VÀ TIA TỬ NGOẠI.
3. Tính chất và công dụng.
Đặc biệt tia hồng ngoại còn được ứng dụng rất đa dạng trong quân sự như: ống nhòm hồng ngoại để quan sát và lái xe ban đêm, camera hồng ngoại để chụp ảnh, quay phim ban đêm, tên lửa tự dò tìm mục tiêu nhờ vào tia hồng ngoại do mục tiêu phát ra,....
Bài 27: TIA HỒNG NGOẠI VÀ TIA TỬ NGOẠI.
IV. TIA TỬ NGOẠI.
1. Định nghĩa.
Bức xạ không nhìn thấy có bước sóng ngắn hơn 0,38 micromét đến cỡ vài nanomét (ngắn hơn bước sóng ánh sáng tím) được gọi là tia tử ngoại ( hay bức xạ tử ngoại ).
Bài 27: TIA HỒNG NGOẠI VÀ TIA TỬ NGOẠI.
IV. TIA TỬ NGOẠI.
2. Nguồn phát tia tử ngoại.
Những vật có nhiệt độ cao từ 20000C trở lên đều phát tia tử ngoại. Nguồn phát tia tử ngoại thường gặp là mặt trời, hồ quang điện, đèn hơi thủy ngân,...
IV. TIA TỬ NGOẠI
2. Nguồn tia tử ngoại
Mặt trời
Hồ quang điện
Đèn hơi thủy ngân
Bài 27: TIA HỒNG NGOẠI VÀ TIA TỬ NGOẠI.
Bài 27: TIA HỒNG NGOẠI VÀ TIA TỬ NGOẠI.
IV. TIA TỬ NGOẠI.
3. Tính chất.
Có các tính chất quan trọng sau đây:
Tia tử ngoại tác dụng lên phim ảnh. Do đó để nghiên cứu tia tử ngoại người ta dùng phim ảnh.
Tia tử ngoại kích thích sự phát quang của nhiều chất như ZnS, CdS. Tính chất này được áp dụng trong đèn huỳnh quang, bút kiểm tra tiền thật tiền giả.
Tia tử ngoại kích thích nhiều phản ứng hóa học.
Bài 27: TIA HỒNG NGOẠI VÀ TIA TỬ NGOẠI.
IV. TIA TỬ NGOẠI.
3. Tính chất.
d) Tia tử ngoại làm ion hóa không khí và nhiều chất khí khác.
e) Tia tử ngoại có tác dụng sinh học: hủy diệt tế bào da, tế bào võng mạc, diệt khuẩn nấm mốc,…
f) Tia tử ngoại bị nước, thủy tinh hấp thụ mạnh nhưng có thể truyền qua được thạch anh.
Bài 27: TIA HỒNG NGOẠI VÀ TIA TỬ NGOẠI.
IV. TIA TỬ NGOẠI.
4. Sự hấp thụ tia tử ngoại.
- Tia hồng ngoại thì đi xuyên qua nước và thủy tinh một cách dễ dàng nhưng tia tử ngoại bị thủy tinh, nước và tầng ôzôn hấp thụ rất mạnh.
- Riêng thạch anh, nước và không khí thì đều trong suốt đối với các tia có bước sóng trên 200nm và hấp thụ mạnh các tia có bước sóng ngắn hơn.
Bài 27: TIA HỒNG NGOẠI VÀ TIA TỬ NGOẠI.
IV. TIA TỬ NGOẠI.
5. Ứng dụng.
Tia tử ngoại thường được dùng để khử trùng nước, thực phẩm và dụng cụ y tế, dùng chữa bệnh ( như bệnh còi xương ), để tìm vết nứt trên bề mặt kim loại,…
CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
Câu 1:
Phát biểu nào sau đây đúng với THN ?
A. THN có bản chất là sóng điện từ, bức xạ HN mắt thường có thể nhìn thấy được chúng.
B. THN là bức xạ không nhìn thấy có bước sóng lớn hơn bước sóng ánh sáng màu đỏ.
C. Tia hồng ngoại không có tác dụng nhiệt.
D. Tia hồng ngoại ion hóa được không khí.
ĐÁP ÁN: B
CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
Câu 2: Không thể nhận biết tia tử ngoại bằng:
Màn huỳnh quang.
B. Kính ảnh.
C. Pin nhiệt điện.
D. Mắt người.
ĐÁP ÁN: D
CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC


Câu 3: Tính chất nào sau đây không phải của tia tử ngoại ?
A. Tác dụng mạnh lên kính ảnh.
B. Làm ion hóa không khí.
C. Trong suốt đối với thủy tinh, nước.
D. Giúp cho xương tăng trưởng.
ĐÁP ÁN : C
CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
Câu 4: Tia hồng ngoại không có tính chất nào sau đây ?
Do các vật bị nung nóng phát ra.
B. Làm phát quang một số chất.
C. Có tác dụng lên kính ảnh hồng ngoại.
D. Có tác dụng nhiệt mạnh.
ĐÁP ÁN: B
Ứng dụng của tia Rơnghen
N?I DUNG CHU?N B?
Tia Rơnghen ? Nguồn phát ?
Tính chất và tác dụng của tia X
Cơ chế phát ra tia Rơnghen
NHIỆM VỤ VỀ NHÀ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Văn Của
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)