Bài 27. Thiên nhiên châu Phi (tiếp theo)

Chia sẻ bởi Phạm Phương Anh | Ngày 27/04/2019 | 90

Chia sẻ tài liệu: Bài 27. Thiên nhiên châu Phi (tiếp theo) thuộc Địa lí 7

Nội dung tài liệu:

Chào mừng các thầy cô giáo về dự
hội giảng cấp tỉnh
Năm học 2008 - 2009
Giáo viên : Lộc Thị Hồng
QUAN SÁT HÌNH 26.1.
Nêu vị trí địa lí của Châu phi ?
Một vùng xa van Châu phi
Các cồn cát mênh mông của hoang mạc xahara
Voi hoang mạc Na-mip
(TIẾP THEO)
Tiết 30 Bài 27
Quan sát h.26.1 và h.27.1 giải thích vì sao ?
+ Châu phi là châu lục nóng ?
+ Vì sao khí hậu Châu phi khô, hình thành những hoang mạc lớn ?

3. Khí hậu
Quan sát h.26.1 và h.27.1 giải thích vì sao ?
+ Châu phi là châu lục nóng?
- Do Châu phi nằm giữa hai chí tuyến có hình khối mập mạp bờ biển ít cắt xẻ. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C
+ Vì sao khí hậu Châu phi khô ?
- Do lượng mưa ít và giảm dần về hai chí tuyến chịu ảnh hưởng khối khí chí tuyến lục địa khô
+ Với các điều kiện trên khí hậu Châu phi hình thành môi trường gì ?
- Hình thành các hoang mạc.
Quan sát hình 27.1 SGK nhận xét về sự phân bố lượng mưa ở Châu phi ?
+ Lượng mưa lớn nhất ( Trên 2000mm ) phân bố ở đâu ?
- Ở Tây phi và ven vịnh Ghinê.
+ Lượng mưa (1000-2000mm) phân bố ở đâu ?
Ở hai bên đường xích đạo.
+ Lượng mưa từ ( 200-1000mm ) phân bố ở đâu ?
- Ở miền giới hạn bởi hoang mạc Xahara, bờ biến Ấn Độ Dương, hoang mạc calahari, ở ven biển Địa trung hải, ở cực nam Châu phi.
+ Lượng mưa nhỏ ( dưới 200mm ) phân bố ở đâu ?
- Hoang mạc Bắc Xaraha, hoang mạc Nam calahari.
Em hãy kết luận về lượng mưa ở Châu phi ?
- Lượng mưa ở Châu phi phân bố rất không đều, mưa ít và giảm dần về hai chí tuyến.
Quan sát hình 27.1 SGK cho biết các dòng biển nóng, lạnh có ảnh hưỏng gì tới lượng mưa của vùng duyên hải Châu phi ?
- Dòng biển nóng chảy qua ảnh hưởng tới lượng mưa ven bờ 1000-2000mm.
- Dòng biển lạnh chảy qua lượng mưa dưới 200 mm.
Dựa vào vị trí, hình dạng và dòng biển, giải thích vì sao châu phi có khí hậu khô, hoàng mạc chiếm diện tích lớn và lan ra sát biển?
Dòng biển Ben-ghê-la
Dòng biển Ca-na-ri
Dòng biển Xô-ma-li
Dòng biển Mô-Dăm-Bích
Dòng biển Ghi-nê
Dòng biển Mũi kim
Vị trí địa lí
Hình dạng
Kích thước
Dòng biển
Đường bờ biển

- Châu phi có khí hậu nóng khô vào bậc nhất thế giới, hình thành những hoang mạc lớn, lan ra sát biển.
4. Các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên
Quan sát H.27.2 SGK nhận xét
+ Sự phân bố các môi trường tự nhiên châu phi có đặc điểm gì ?
Các môi trường tự nhiên nằm đối xứng qua đường xích đạo.
+ Giải thích vì sao lại có sự phân bố như vậy?
Do đường xích đạo qua gần giữa châu phi, chia châu lục ra hai nửa khá cân xứng nhau.
+ Châu phi có các môi trường nào ? Xác định giới hạn, vị trí môi trường
Môi trường xích đạo ẩm.
2 môi trường nhiệt đới.
2 môi trường hoang mạc.
2 môi trường địa trung hải.
Thảo luận nhóm
-
Hoạt động nhóm. ( Thảo luận tìm hiểu đặc điểm của các môi trường Châu phi ).


Xác định giới hạn, vị trí và đặc điểm động thực vật
của từng môi trường.
Môi trường
Phân bố
Đặc điểm động vật
Đặc điểm thực vật
Môi trường xích đạo ẩm
Phân bố vịnh ghinê và bồn địa công gô
Phong phú
Rừng xích đạo ẩm
Môi trường nhiệt đới
Ở hai bên đường xích đạo
Nhiều động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt
Rừng thưa và xa van
Môi trường hoang mạc
Ở phía Bắc HM xahara
Ở phía Nam HM Namip, HM carahari
Nghèo nàn
Nghèo nàn, đơn điệu
Môi trường Địa trung hải
Ở phần cực Bắc và cực Nam Châu phi
Rừng cây bụi lá cứng
Linh cẩu, chim, kền kền
So sánh bản đồ 27.1 và 27.2 hãy cho biết giữa lượng mưa và môi trường châu phi
có liên hệ với nhau như thế nào
Lượng mưa dưới 200mm là MT hoang mạc
Lượng mưa từ 1000-2000mm là MT nhiệt đới
Lượng mưa trên 2000 mm là MT xích đạo
Lượng mưa từ 200-1000mm là MT Địa trung hải
Bài tập củng cố
Chọn ý đúng trong các câu sau
Câu 1 : Khu vực có lượng mưa trung bình năm dưới 200mm phù hợp với môi trường.
A. Nhiệt đới khô.
B. Địa trung hải.
C. Nhiệt đới ẩm.
D. Hoang mạc.
Câu 2: Các môi trường chiếm diện tích lớn nhất ở châu phi là môi trường?
Môi trường xích đạo ẩm và cận nhiệt địa trung hải.
Môi trường nhiệt đới và hoang mạc.
Môi trường cận nhiệt địa trung hải.
Cận nhiệt ẩm và xích đạo ẩm.
Câu 3 :Hoang mạc trên thế giới có nhiều ở vĩ độ nào?
Các hoang mạc phân bố nhiều ở vùng ven hai chí tuyến Bắc và Nam.
Vì áp suất cao, có dòng hải lưu lạnh ven bờ biển.
Diện tích lục địa lớn.
Tất cả các ý trên đều đúng.
Bài tập về nhà

- Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của các môi trường tự nhiên đối với phát triển kinh tế ở châu phi.
Chuẩn bị giờ sau thực hành :
Ôn lại kỹ năng phân tích bản đồ khí hậu và nhận xét rút ra kết luận.
Xác định vị trí của biểu đồ đó tại địa điểm tương ứng .
Chúc các thầy cô giáo mạnh khoẻ
Chúc các em học tập thật tốt
Chào tạm biệt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Phương Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)