Bài 27. Thiên nhiên châu Phi (tiếp theo)

Chia sẻ bởi Lê Đức Ân | Ngày 27/04/2019 | 47

Chia sẻ tài liệu: Bài 27. Thiên nhiên châu Phi (tiếp theo) thuộc Địa lí 7

Nội dung tài liệu:

KIỄM TRA BÀI CŨ:

Hoàn thành bảng thống kê về nơi phân bố một số khoáng sản chủ yếu của châu Phi:
Ba nước Bắc Phi(Ma-rốc, An-giê-ri, Tuy-ni-di)
……………………..
............………………………………………………………………….
…………………..
……………………………………………………………………………
Vàng, kim cương
Sắt
-Trên các cao nguyên Nam Phi
Xác định giới hạn châu Phi, cho biết châu Phi giáp những biển và đại dương nào?
Bài 27: THIÊN NHIÊN CHÂU PHI
1.VỊ TRÍ ĐỊA LÍ
2. ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN
3. KHÍ HẬU
4.CÁC ĐẶC DIỂM KHÁC CỦA
MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
Bài 27: THIÊN NHIÊN CHÂU PHI
I. Khí hậu:
? Giaỉ thích vì sao châu Phi là châu lục nóng?
Xích đạo
Chí tuyến Bắc
Chí tuyến Nam
Châu Phi nằm giữa hai đường chí tuyến-> phần lớn lãnh thổ thuộc đới nóng.
Bài 27: THIÊN NHIÊN CHÂU PHI
3. Khí hậu:
- Phần lớn diện tích châu Phi thuộc đới nóng
Giải thích vì sao khí hậu châu Phi khô?
Bờ biển châu Phi ít bị cắt xẻ nhiều, châu Phi là một lục địa hình khối. Kích thước châu Phi lớn
-> Ảnh hưởng của biển không vào sâu đất liền nên châu Phi là lục địa khô.
Bài 27: THIÊN NHIÊN CHÂU PHI
3. Khí hậu:
- Phần lớn diện tích châu Phi thuộc đới nóng
- Ảnh hưởng của biển không vào sâu trong đất liền nên châu Phi là lục địa khô
Giải thích vì sao ở châu Phi lại hình thành những hoang mạc lớn?
Xác định trên lược đồ các hoang mạc lớn ở châu Phi?
Hoang mạc Xa-ha-ra
Hoang mạc Xa-ha-ra có chiều dài khoảng 5.000km và diện tích phủ rộng trên 200.000 km2 lên hầu hết các quốc gia Đông và Tây Phi như Mauritania, Morocco, Algeria, Tunisia, Ai Cập, Sudan và Mali. Bên cạnh những bãi sa mạc mênh mông gió cát là những ốc đảo xanh tươi và có đủ lượng nước ngầm để những đoàn du khách đi qua nghỉ chân lấy sức trong cuộc hành trình dài đầy gian khổ.
Bài 27: THIÊN NHIÊN CHÂU PHI
3. Khí hậu:
- Phần lớn diện tích châu Phi thuộc đới nóng
- Ảnh hưởng của biển không vào sâu trong đất liền nên châu Phi là lục địa khô
-Hình thành các hoang mạc lớn: hoang mạc Xa-ha-ra, Ca-la-ha-ri…
Nhận xét sự phân bố lượng mưa của châu Phi?
-Lượng mưa phân bố không đều
Trình bày sự phân bố lượng mưa ở châu Phi?
-Lượng mưa lớn nhất trên 2000mm:bờ biển Tây Phi quanh vịnh Ghi-nê và ven Xích đạo
-Lượng mưa từ 1001-2000mm:phân bố ở hai bên đường Xích đạo
-Lượng mưa từ 200-1000mm: Bắc đến hoang mạc Xa-ha-ra, đông đến bờ biển Ấn Độ Dương, nam là Ca-la-ha-ri. Ngoài ra còn có ven biển Địa Trung Hải
-Lượng mưa dưới 200mm:chủ yếu ở hoang mạc xa-ha-ra và hoang mạc Na-mip
Kể tên các dòng biển nóng và dòng biển lạnh chạy ven châu Phi?
Cho biết các dòng biển nóng và lạnh có ảnh hưởng gì tới lượng mưa các vùng ven biển châu Phi như thế nào?
-Nơi chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng thường mưa nhiều ( vịnh Ghi-nê)
-Nơi chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh thường ít mưa -> hình thành hoang mạc (hoang mạc Na-mip)
vùng ven biển châu Phi
Bài 27: THIÊN NHIÊN CHÂU PHI
3. Khí hậu:
- Phần lớn diện tích châu Phi thuộc đới nóng
- Ảnh hưởng của biển không vào sâu trong đất liền nên châu Phi là lục địa khô
-Hình thành các hoang mạc lớn: hoang mạc Xa-ha-ra, Ca-la-ha-ri…
-Lượng mưa phân bố không đều
Bài 27: THIÊN NHIÊN CHÂU PHI
3. Khí hậu:
4. Các đặc điểm của môi trường tự nhiên:
Quan sát lược đồ các môi trường tự nhiên châu Phi
Châu Phi có những môi trường tự nhiên nào?
-Châu Phi có các môi trường tự nhiên: xích đạo ẩm, cận nhiệt đới ẩm,nhiệt đới, địa trung hải, hoang mạc
Thảo luận nhóm - Thời gian: 4’
Nêu vị trí phân bố, khí hậu, thực vật, động vật của các kiểu môi trường của châu Phi?
N1: Môi trường xích đạo ẩm
N2: Môi trường nhiệt đới
N3: Môi trường địa trung hải
N4: Môi trường hoang mạc
Rừng rậm xanh quanh năm
Môi trường xích đạo ẩm
Môi trường nhiệt đới
Hoang mạc Ca-la-ha-ri
Môi trường địa trung hải
Môi trường hoang mạc
Hoang mạc Xa-ha-ra
Xavan châu Phi
Xavan câu Phi
Hoang mạc Xa-ha-ra
Rừng cây lá cứng
Nhận xét sự phân bố của các môi trường tự nhiên ở Châu Phi?
-Các môi trường tự nhiên của châu Phi nằm đối xứng qua xích đạo
=>Do vị trí địa lí, hình dạng bờ biển, sự phân bố lượng mưa, ảnh hưởng của các dòng biển lạnh-> châu Phi là châu lục nóng, khô. Vì thế châu Phi có nhiều hoang mạc và xavan.
Quan sát H 27.1 và H 27.2 SGK
Nối cột A ( lượng mưa) với cột B( môi trường tự nhiên) cho phù hợp thể hiện mối quan hệ giữa lượng mưa và lớp phủ thực vật ở châu Phi:
B
A
D
C
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Học bài 27:
+Gỉai thích vì sao châu Phi là châu lục nóng và khô?
+ Sự phân bố các môi trường tự nhiên ở châu Phi
Chuẩn bị bài 28: THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ CÁC MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA Ở CHÂU PHI
+ Trình bày và giải thích sự phân bố các môi trường tự nhiên ở châu Phi?
+ Phân tích các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa (SGK)
chào tạm biệt hẹn gặp lại
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Đức Ân
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)