Bài 27. Thiên nhiên châu Phi (tiếp theo)

Chia sẻ bởi Vũ Huy Anh | Ngày 27/04/2019 | 40

Chia sẻ tài liệu: Bài 27. Thiên nhiên châu Phi (tiếp theo) thuộc Địa lí 7

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ ĐẾN
DỰ GIỜ THĂM LỚP
KIỂM TRA BÀI CŨ
Dựa vào lược đồ, xác định châu Phi giáp các biển, các đại dương và châu lục nào ?
Đường bờ biển của châu Phi có ảnh hưởng gì đến khí hậu của châu lục này ?
Bài 27: THIÊN NHIÊN CHÂU PHI ( tt)
III. Khí hậu
IV. Các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên
Bài 27: THIÊN NHIÊN CHÂU PHI ( tt)
III. Khí hậu
Dãy 1,2: Dựa vào kiến thức đã học, kết hợp quan sát hình 26.1 và 27.1, giải thích vì sao châu Phi là châu lục nóng, khô, hình thành những hoang mạc lớn. Xác định các hoang mạc trên lược đồ.
Dãy 3,4: Quan sát hình 27.2, nhận xét về sự phân bố các môi trường tự nhiên châu Phi. Giải thích vì sao lại có sự phân bố như vậy ?
Thảo luận bàn ( 4’)
Dãy 1,2: Dựa vào kiến thức đã học, kết hợp quan sát hình 26.1 và 27.1, giải thích vì sao châu Phi là châu lục nóng, khô, hình thành những hoang mạc lớn. Xác định các hoang mạc trên lược đồ.
Bài 27: THIÊN NHIÊN CHÂU PHI ( tt)
III. Khí hậu
Hãy xác định các dòng biển nóng, dòng biển lạnh, chúng có ảnh hưởng đến lượng mưa các vùng ven biển châu Phi như thế nào ?
Bài 27: THIÊN NHIÊN CHÂU PHI ( tt)
III. Khí hậu
HOANG MẠC XA-HA-RA
Những đợt gió mạnh thường gây ra bão cát và những đợt “bụi quỷ”, đảo lộn hoàn toàn cuộc sống của con người. Một nửa diện tích sa mạc Xa-ha-ra có lượng mưa dưới 20 mm/năm trong khi phần còn lại dưới 100 mm/năm biến nơi đây thành vùng đất khắc nghiệt nhất hành tinh.
Đây là nơi nóng nhất trên trái đất, có nơi nóng đến 57,7 0C. Với diện tích 9 triệu km2, hoang mạc Xa-ha-ra chạy dài 5.000 km từ đông sang tây Phi.
- Phần lớn lãnh thổ châu Phi nằm giữa hai đường chí tuyến bắc và nam.
- Ít chịu ảnh hưởng của biển nên khí hậu nóng, khô vào bậc nhất thế giới. Hoang mạc chiếm diện tích lớn.
Bài 27: THIÊN NHIÊN CHÂU PHI ( tt)
III. Khí hậu
Dãy 3,4: Quan sát hình 27.2, nhận xét sự phân bố các môi trường tự nhiên ở châu Phi. Giải thích vì sao lại có sự phân bố như vậy ?
Bài 27: THIÊN NHIÊN CHÂU PHI ( tt)
III.Khí hậu
IV.Các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên
MÔI TRƯỜNG XÍCH ĐẠO ẨM
ĐỘNG VẬT ĂN CỎ
ĐỘNG VẬT ĂN THỊT
MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI
HOANG MẠC XA HA RA
Hoang mạc Nam-mip, bầu trời xanh ngắt trải rộng, nổi bật, trên đó là những đụn cát lớn màu nâu sẫm, sừng sững dưới cái nắng của hoang mạc rực lửa.
ĐỘNG VẬT TRÊN HOANG MẠC
HAI MÔI TRƯỜNG ĐỊA TRUNG HẢI CHIẾM DIỆN TÍCH NHỎ NHẤT
IV.Các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên.
- Do vị trí nằm cân xứng 2 bên đường xích đạo nên các môi trường tự nhiên nằm đối xứng qua xích đạo:
+ Môi trường xích đạo ẩm: rừng rậm xanh quanh năm.
+ Hai môi trường nhiệt đới: rừng rậm, rừng thưa, xa-van. Nhiều động vật ăn cỏ, động vật ăn thịt.
+ Hai môi trường hoang mạc: động - thực vật nghèo nàn.
+ Hai môi trường địa trung hải: rừng cây bụi lá cứng.
Bài 27: THIÊN NHIÊN CHÂU PHI ( tt)
III.Khí hậu
ĐÁNH GIÁ
Quan sát các hình 26.1, 27.1 và dựa vào kiến thức đã học, nêu mối quan hệ giữa lượng mưa và lớp phủ thực vật ở châu Phi ?
ĐÁNH GIÁ
- Xác định môi trường hoang mạc và môi trường nhiệt đới trên hình 27.2 ? Giải thích vì sao hoang mạc lại chiếm diện tích lớn ở Bắc Phi ?

HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
- Về nhà học bài 27, xem lại vị trí các môi trường tự nhiên của châu Phi
- Bài mới: ôn lại cách phân tích một biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa để tiết sau thực hành.

BÀI HỌC KẾT THÚC
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Huy Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)