Bài 27. Quá trình hình thành quần thể thích nghi

Chia sẻ bởi Phạm Quang Chung | Ngày 08/05/2019 | 46

Chia sẻ tài liệu: Bài 27. Quá trình hình thành quần thể thích nghi thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH
QUẦN THỂ THÍCH NGHI
BÀI 26
I.Khái niệm đặc điểm thích nghi
II.Quá trình hình thành quần thể thích nghi
III.Sự hợp lý tương đối của các đặc điểm thích nghi
NỘI DUNG
Quan sát các hình ảnh sau đây, nhận biết những đặc điểm thích nghi của sinh vật. Các đặc điểm này có vai trò như thế nào đối với đời sống sinh vật?
I.KHÁI NIỆM ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI
Là những đặc điểm (hình thái, sinh lý, tập tính...) giúp sinh vật:
- Sống sót
- Sinh sản tốt hơn.

Thể hiện
- Hoàn thiện khả năng thích nghi.
- Làm tăng số lượng cá thể có kiểu gen qui định kiểu hình thích nghi.
II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ THÍCH NGHI
Xét các ví dụ sau :
VD1 :
Sự tăng sức đề kháng
của vi khuẩn tụ cầu vàng gây bệnh cho người
1941 dùng penixilin chống vi khuẩn tụ cầu vàng.
1944 xuất hiện chủng vi khuẩn kháng thuốc
1992 có 95% chủng vi khuẩn kháng thuốc
Tại sao tỉ lệ chủng vi khuẩn kháng thuốc ngày càng cao?
SK
Penixilin
SK
F1
F1
Sinh sản
(Truyền theo hàng dọc)
(Truyền theo hàng ngang)
S
Biến nạp
Tải nạp
VD2 : Sự hóa đen
của loài bướm Biston betularia ở vùng công nghiệp Nước Anh

Kết luận:
Sự hình thành quần thể thích nghi chịu sự chi phối của 3 nhân tố chủ yếu : đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên.

- Đột biến + Giao phối  Nguyên liệu cho CLTN.

- CLTN sàng lọc và làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi, tăng dần mức độ hoàn thiện của các đặc điểm thích nghi qua các thế hệ, bằng cách tích lũy các alen quy định các đặc điểm thích nghi.

(Lưu ý : Môi trường chỉ sàng lọc những kiểu hình thích nghi trong số các kiểu hình có sẵn trong quần thể, mà không tạo ra các đặc điểm thích nghi)
Quá trình hình thành quần thể thích nghi nhanh hay chậm phụ thuộc vào :
- Quá trình phát sinh và tích luỹ các gen đột biến ở mỗi loài.
- Tốc độ sinh sản của loài.
- Áp lực CLTN
Quá trình hình thành quần thể thích nghi nhanh hay chậm?
III. SỰ HỢP LÝ TƯƠNG ĐỐI CỦA CÁC ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI
Mỗi đặc điểm thích nghi của sinh vật chỉ có giá trị trong một điều kiện môi trường nhất định.
CLTN duy trì một kiểu hình dung hoà với nhiều đặc điểm khác nhau.
 Không có sinh vật nào có nhiều đặc điểm thích nghi với nhiều môi trường khác nhau.
CỦNG CỐ KIẾN THỨC
1. Theo em, màu sắc sặc sỡ của con công đực có ý nghĩa gì ?
2. Hậu quả của việc dùng thuốc kháng sinh tràn lan và không theo hướng dẫn của Bác sĩ?
DẶN DÒ VỀ NHÀ
Trả lời các câu hỏi trong SGK.
Tìm thêm các ví dụ về các đặc điểm thích nghi của sinh vật.
Đọc trước bài 28 : LOÀI
Tên khoa học Staphylococcus aureus.
   Vi khuẩn tụ cầu vàng gây bệnh bằng cách gây tổn thương trực tiếp lên các cơ quan như:
        - Da: nhọt da, áp xe, viêm mô tế bào.
        - Hô hấp: viêm khí quản, tràn khí màng phổi,tràn khí dưới da, tràn mủ màng phổi
        - Tim: viêm nội mạc, tràn mủ màng tim.
        - Màng não: viêm màng não mủ.
        - Xương: cốt tủy viêm, viêm khớp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Quang Chung
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)