Bài 27. Quá trình hình thành quần thể thích nghi

Chia sẻ bởi Nguyễn Trung Thành | Ngày 08/05/2019 | 40

Chia sẻ tài liệu: Bài 27. Quá trình hình thành quần thể thích nghi thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

1
Bài 27: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ THÍCH NGHI
2
1.Theo quan niệm hiện đại nội dung cơ bản của quá trình tiến hóa nhỏ là gì?
a. Quá trình hình thành các quần thể giao phối từ một quần thể gốc ban đầu
b. Quá trình tích lũy biến dị có lợi đào thải biến dị có hại dưới tác dụng của CLTN
c. Quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
d. Quá trình tiến hóa ở cấp phân tử
3
2. Theo quan niệm hiện đại nhân tố chính của quá trình tiến hóa là:
a. Đột biến và giao phối
b. Các yếu tố ngẫu nhiên và không ngẫu nhiên
c. Di – nhập gen
d. Chọn lọc tự nhiên
4
3. Quan niệm tiến hóa tổng hợp đã củng cố cho quan niệm của Đacuyn về:
a. Biến dị cá thể là các biến dị không xác định
b. Quá trình giao phối hình thành nhiều biến dị tổ hợp cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc.
c. Vai trò của CLTN
d. Biến dị xác định là những biến dị di truyền được, có vai trò quan trọng trong sự tiến hóa
5
Bài 27: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ THÍCH NGHI
6
I.KHÁI NIỆM ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI
1. Khái niệm
Quan sát tranh vẽ sau và cho biết những đặc điểm nào là đặc điểm thích nghi của sâu sồi?
7
Thế nào là đặc điểm thích nghi?
1. Khái niệm
các đặc điểm giúp sinh vật thích nghi với môi trường làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của chúng.
Nếu một đặc điểm thích nghi chỉ có ở một số sinh vật nào đó trong một thế hệ thì có ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa hay không?

8
Quần thể thích nghi được thể hiện như thế nào?
Hoàn thiện khả năng thích nghi của các sinh vật trong quần thể từ thế hệ này qua thế hệ khác
- Làm tăng số cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi trong quần thể từ thế hệ này sang thế hệ khác
9
II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ THÍCH NGHI
1. Cơ sở di truyền của quá trình hình thành đặc điểm thích nghi
* Một số ví dụ
+ Hình dạng và màu sắc tự vệ của sâu
10
? Nêu ý nghĩa của hiện tượng này
? Giải thích các đặc điểm thích nghi trong các quần thể sau bọ này như thế nào?
11
Các gen quy định những đặc điểm về hình dạng màu sắc tự vệ của sâu bọ xuất hiện ngẫu nhiên ở một vài cá thể do kết quả của đột biến và biến dị tổ hợp
Nếu các tính trạng do các alen này quy định có lợi cho loài sâu trước môi trường và do vậy có khả năng sinh sản tốt hơn thì alen đó sẽ ngày càng phổ biến hơn trong quần thể ở những thế hệ tiếp theo.
Tuy nhiên, khả năng thích nghi tốt với môi trường không phải là tính trạng đơn gen mà do rất nhiều gen quy định
 Vì vậy quá trình hình thành quần thể thích nghi là quá trình tích lũy các alen cùng tham gia quy định kiểu hình thích nghi. Môi trường chỉ đóng vai trò sàng lọc những cá thể có kiểu hình thích nghi trong số các kiểu hình có sẵn trong quần thể mà không tạo ra đặc điểm thích nghi.
12
+ Khả năng kháng thuốc của vi khuẩn
Nghiên cứu SGK và giải thích khả năng kháng penicilin của vi khuẩn?
Khả năng kháng penicilin của vi khuẩn liên quan với nhứng đột biến và tổ hợp đột biến phát sinh ngẫu nhiến từ trước trong quần thể ( làm thay đổi cấu trúc thành TB làm cho thuốc không thể bám vào thành tế bào)
Trong môi trường không có penicilin: các vi khuẩn có gen đột biến kháng penicilin có sức sống yếu hơn dạng bình thường.
Khi môi trường có penicilin: Những đột biến tỏ ra ưu thế hơn. Gen đột biến kháng thuốc nhanh chóng lan rộng trong quần thể nhờ quá trình sinh sản (truyền theo hàng dọc) hoặc truyền từ TB vi khuẩn này sang TB vi khuẩn khác (truyền theo hàng ngang) Theo cơ chế biến nạp (gen kháng thuốc từ môi trường trực tiếp xâm nhập vào tế bào vi khuẩn mẫn cảm với thuốc) hoặc tải nạp (thông qua virut gen kháng thuốc có thể được truyền thừ vi khuẩn này sang vi khuẩn khác)
- Khi liều lượng pênixilin càng tăng nhanh → áp lực của CLTN càng mạnh thì sự phát triển và sinh sản càng nhanh chóng đã làm tăng số lượng VK có gen ĐB kháng thuốc trong quần thể.
13
Kết quả của quá trình hình thành quần thể thích nghi là gì?
 Quá trình hình thành quần thể thích nghi là quá trình làm tăng dần số lượng số lượng cá thể có KH thích nghi và nếu môi trường thay đổi theo 1 hướng xác định thì khả năng tn sẽ không ngừng được hoàn thiện. Quá trình này phụ thuộc vào quá trình phát sinh ĐB và tích luỹ ĐB; quá trình sinh sản; áp lực CLTN.
14
Quan sát tranh sau: cho biết loài bướm Biston betularia đã thích nghi như thế nào trong những vùng công nghiệp của nước Anh
2. Thí nghiệm chứng minh vai trò của chọn lọc tự nhiên trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi
15
a. Thí nghiệm
Đối tượng thí nghiệm: Loài bướm sâu đo (Biston betularia) sống trên thân cây bạch dương ở khu rừng bạch dương vùng ngoại ô thành phố Manchester (nước Anh) nên đa số bướm đều có cánh trắng, đôi khi có đột biến cánh đen.
Vào cuối thế kỉ XIX thành phố này trở thành phố công nghiệp đồng thời có hiện tượng “hóa đen” của loài bướm sâu đo này.
16
Thảo luận nhóm nhỏ giải thích nguyên nhân “hóa đen” của loài bướm sâu đo bạch dương.
Khi thành phố này chưa bị công nghiệp hóa, các rừng cây bạch dương chưa bị ô nhiễm nên thân cây màu trắng. Do đó, trên nền thân cây màu trắng bướm trắng là biến dị có lợi vì chim không phát hiện ra, trong khi đó đột biến bướm đen là biến dị có hại vì rất dễ bị chim phát hiện và tiêu diệt → kết quả là trong quần thể chủ yếu là bướm trắng, số lượng bướm đen rất hiếm.
- Khi rừng cây bị khói từ các nhà máy làm cho thân cây bị ám muội đen thì bướm trắng trở nên là biến dị bất lợi vì rất dễ bị chim phát hiện và tiêu diệt nên số lượng bướm trắng giảm dần, đột biến bướm đen lại là biến dị có lợi, chim khó phát hiện nên có nhiều khả năng tồn tại nên số lượng tăng lên.
17
* Thí nghiệm 1: Thả 500 bướm đen vào rừng cây bạch dương trồng trong vùng không bị ô nhiễm (thân cây màu trắng). Sau một thời gian, người ta tiến hành bắt lại các con bướm ở vùng rừng này và nhận thấy hầu hết bướm bắt được đều là bướm trắng. Đồng thời khi nghiên cứu thành phần thức ăn trong dạ dày của các con chim bắt được ở vùng này, người ta thấy chim bắt được số lượng bướm đen nhiều hơn so với bướm trắng.
18
* Thí nghiệm 2: Thả 500 bướm trắng vào rừng cây bạch dương trồng trong vùng bị ô nhiễm (thân cây màu xám đen). Sau một thời gian, người ta tiến hành bắt lại các con bướm ở vùng rừng này và nhận thấy hầu hết bướm bắt được đều là bướm đen. Đồng thời khi nghiên cứu thành phần thức ăn trong dạ dày của các con chim bắt được ở vùng này, người ta thấy chim bắt được số lượng bướm trắng nhiều hơn so với bướm đen
19
Từ 2 thí nghiệm trên em có nhận xét về vai trò của CLTN?
b/ Vai trò của CLTN:
CLTN đóng vai trò sàng lọc và làm tăng số lượng cá thể có KH thích nghi tồn tại sẵn trong quần thể cũng như tăng cường mức độ thích nghi của các đặc điểm bằng cách tích lũy các alen tham gia qui định các đặc điểm thích nghi.
20
? Có phải mỗi sinh vật đều có thể thích nghi với mọi môi trường không?
III. SỰ HỢP LÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA CÁC ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI
21
Khi nghiên cứu về chọn lọc tự nhiên Đacuyn đã thấy, trên quần đảo Mađerơ có:
550 loài trong đó có: 350 loài bay được và 200 loài không bay được.
(?) Trong trường hợp có gió thổi rất mạnh thì loài nào sẽ có lợi, loài nào không có lợi?
các loài không bay được có lợi, các loài bay được không có lợi.
22
(?) Trong trường hợp kẻ thù là các loài ăn sậu bọ thì loài nào có lợi, loài nào không có lợi?
các loài bay được có lợi, các loài không bay được không có lợi.
Đọc ví dụ trong sgk, và cho biết:
(?) Khả năng thích nghi của sinh vật với môi trường như thế nào? (?) Mỗi sinh vật có thể thích nghi với nhiều môi trường khác nhau không?
Khả năng thích nghi của sinh vật không phải là hoàn hảo. Để có được một đặc điểm thích nghi nào đó thì sinh vật thường phải trả giá ở các mức độ khác nhau.
23
III. SỰ HỢP LÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA CÁC ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI

- Các đặc điểm thích nghi chỉ mang tính tương đối vì trong môi trường này thì nó có thể là thích nghi nhưng trong môi trường khác lại có thể không thích nghi.
- Vì vậy không thể có một sinh vật nào có nhiều đặc điểm thích nghi với nhiều môi trường khác nhau
24
Bài tập
Ý nào trong các ý sau KHÔNG đúng?
a. Khả năng thích nghi của sinh vật với môi trường mang tính tương đối.
b. Không thể có một sinh vật nào có nhiều đặc điểm thích nghi với nhiều môi trường khác nhau.
c. Khả năng thích nghi của sinh vật mang tính hoàn hảo.
b. Sinh vật có thể thích nghi với môi trường này nhưng không thích nghi với môi trường khác .
25
Nhân tố chủ yếu chi phối sự hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật là:
a. Đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên.
b. Chọn lọc tự nhiên, cách li.
c. Đột biến, di truyền, giao phối.
d. Đột biến, chọn lọc tự nhiên, phân li tính trạng.
26
Xin trân trọng cảm ơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Trung Thành
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)