Bài 27. Phương và chiều của lực từ tác dụng lên dòng điện

Chia sẻ bởi Minh Quan | Ngày 19/03/2024 | 10

Chia sẻ tài liệu: Bài 27. Phương và chiều của lực từ tác dụng lên dòng điện thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:

Hello !...
KIỂM TRA BÀI CŨ
1/ Trong các trường hợp sau, trường hợp nào là tương tác từ?
c. Tương tác giữa nam châm với dòng điện.
b. Tương tác giữa thanh kim loại với thanh kim loại.
a. Tương tác giữa thanh kim loại với nam châm.
d. Tương tác giữa thanh nhựa với nam châm.
KIỂM TRA BÀI CŨ
2/ Khái niệm đúng về từ trường?
- Xung quanh thanh nam châm hay xung quanh dòng điện có từ trường.
3/Đường sức từ là gì?
- Đường sức từ là đường được vẽ trong từ trường sao cho tiếp tuyến tại bất kì điểm nào trênđường cũng trùng với phương của véctơ cảm ứng từ tại điểm đó
Bài 27-28
Phương và chiều của lực từ tác dụng lên dòng điện
 Cảm ứng từ
 Định luật Am-pe
Lực từ là gì?
Lực mà từ trường tác dụng lên nam châm hay dòng điện đều gọi là lực từ.
Lực từ tác dụng lên dòng điện còn được gọi là lực Am-pe.
I- TN xác định Lực từ tác dụng lên dòng điện
Bố trí thí nghiệm như hình:
Nam châm điện
 Khung dây
 Thiết bị hãm
Các bạn quan sát thí nghiệm và rút ra nhận xét khi cho dòng điện chạy qua khung dây thì hiện tượng gì xảy ra?
Khi cho dòng điện chạy qua khung dây dẫn nằm trong từ trường, thì khung bị kéo xuống bởi tác dụng của lực từ ngoài trọng lực của khung.
I- TN xác định Lực từ tác dụng lên dòng điện
Ta đổi hai cực của nam châm điện, các bạn nhận xét khi cho dòng điện chạy qua khung dây thì hiện tượng gì xảy ra?
Khi cho dòng điện chạy qua khung dây dẫn trong trường hợp đổi cực của nam châm , thì khung bị đẩy lên bởi tác dụng của lực từ.
I- TN xác định Lực từ tác dụng lên dòng điện
Qua hai thí nghiệm trên cho ta biết điều gì khi cho dòng điện chạy qua khung dây dẫn nằm trong từ trường?
Qua thí nghiệm trên cho ta biết khi có dòng điện chạy qua khung dây dẫn thì có tác dụng của lực từ lên đoạn dây dẫn AB có dòng điện chạy qua.
II- Phương của lực từ tác dụng lên dòng điện
Trở lại với thí nghiệm trên, khi cho dòng điện chạy qua khung dây có lực từ tác dụng lên khung dây nhưng khung dây vẫn ở tư thế thẳng đứng, điều đó cho ta thấy được gì?
Điều đó cho thấy phương của lực từ tác dụng lên AB là phương thẳng đứng, đó là phương vuông góc với đoạn dòng điện AB và cả với đường sức từ.
II- Phương của lực từ tác dụng lên dòng điện
Khi thay đổi cực của nam châm, quan sát ta thấy khung vẫn ở tư thế thẳng đứng. Vậy các bạn hãy rút ra kết luận cho các trường hợp trên?
Lực từ tác dụng lên đoạn dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng chứa đoạn dòng điện và cảm ứng từ tại điểm khảo sát.
III- Chiều của lực từ tác dụng lên dòng điện
Dòng điện
Đường sức từ
Lực điện từ
Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ đâm xuyên vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến các ngón tay trùng với chiều dòng điện, thì ngón cái choãi ra 90o chỉ chiều của lực từ tác dụng lên dòng điện.
IV- Cảm ứng từ
a/ Thí nghiệm:
l
Giữ nguyên
 = 90O
l = 4cm
Đổi: I
Kết quả được ghi trên Bảng 28.1
Thí nghiệm 1:
Thí nghiệm 2:
Giữ nguyên :
 = 90O
I = 120 A
Đổi: l
Kết quả được ghi trên Bảng 28.2
Thí nghiệm 3:
Giữ nguyên :
l = 2cm
I = 300 A
Đổi: 
Kết quả được ghi trên Bảng 28.3
Các thương số ; ; là các hằng số

Độ lớn của lực từ F tác dụng lên đoạn dòng điện AB tỉ lệ với: - cường độ dòng điện I qua AB
- chiều dài l của đoạn dòng điện đó
- sin?
F = BIlsin? với B là hệ số tỉ lệ
hay : với 1 nam châm nhất định:
có giá trị không đổi
b/ Nhận xét:
Thay đổi cường độ dòng điện qua nam châm thì B thay đổi ? B đặc trưng cho từ trường về phương diện tác dụng lực
Đại lượng B là độ lớn của cảm ứng từ của từ trường tại điểm khảo sát



Trong hệ SI, đơn vị của cảm ứng từ là tesla (T)
c/ Độ lớn của cảm ứng điện từ:
Từ công thức:
F = BIlsinα
V- Định luật Am-pe
VI- Nguyên lí chồng chất từ trường
Giả sử ta có hệ n nam châm ( hay dòng điện). Tại điểm M, cảm ứng từ chỉ của nam châm thứ nhất là vectơ B1, chỉ của nam châm thứ hai là vectơ B2,….., chỉ của nam châm thứ n là vectơ Bn. Gọi vectơ B là từ trường của hệ tại M thì:
Củng cố
1/Phát biểu nào sau đây là đúng? Một dòng
điện đặt trong từ trường vuông góc với đường
sức từ, chiều của lực từ tác dụng vào dòng điện sẽ
không thay đổi khi:
A. đổi chiều dòng điện ngược lại
B. đổi chiều cảm ứng từ ngược lại
C. đồng thời đổi chiều dòng điện và
đổi chiều cảm ứng từ.
D. quay dòng điện một góc 900 xung
quanh đường sức từ
Củng cố
2/Một đoạn dây dẫn có dòng điện I nằm ngang đặt
trong từ trường có các đường sức từ thẳng
đứng từ trên xuống như hình vẽ. Lực từ tác dụng
lên đoạn dây dẫn có chiều:
A. thẳng đứng hướng từ trên xuống
B. thẳng đứng hướng từ dưới lên
C. nằm ngang hướng từ trái sang phải
D. nằm ngang hướng từ phải sang trái.
Củng cố
3/Chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện,
thường được xác định bằng quy tắc:
vặn đinh ốc 1 C. bàn tay trái.
vặn đinh ốc 2 D. bàn tay phải
Củng cố
4/Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương
vuông góc với dòng điện
B. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương
vuông góc với đường cảm ứng từ
C. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương
vuông góc với mặt phẳng chứa dòng điện và
đường cảm ứng từ
D. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương
tiếp thuyến với các đường cảm ứng từ.
Củng cố
5/Một đoạn dây dẫn dài 5 (cm) đặt trong từ trường
đều và vuông góc với vectơ cảm ứng từ. Dòng điện
chạy qua dây có cường độ 0,75 (A).Lực từ tác
dụng lên đoạn dây đó là 3.10-2 (N). Cảm ứng từ
của từ trường đó có độ lớn là:
0,4 (T)
0.8(T)
1.0 (T)
1.2 (T)
The End
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Minh Quan
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)