Bài 27. Nhôm và hợp chất của nhôm

Chia sẻ bởi Nguyễn Trí Ngẫn | Ngày 09/05/2019 | 61

Chia sẻ tài liệu: Bài 27. Nhôm và hợp chất của nhôm thuộc Hóa học 12

Nội dung tài liệu:

Chào mừng quí
thầy cô và các em học sinh
KIỂM TRA BÀI CŨ
Thực hiện chuỗi phản ứng, ghi rõ điều kiện nếu có
Al AlCl3Al(OH)3Al2O3AlAl2(SO4)3Al(OH)3NaAlO2Al(OH)3
Giải
2Al + 6HCl2AlCl3 + 3H2
AlCl3+ 3NH3+ 3H2OAl(OH)3+ 3NH4Cl
2Al + 3H2SO4 (loãng)Al2(SO4)3+3H2
Al2(SO4)3+ 6NH3 + 6H2O2Al(OH)3+ 3(NH4)2SO4
Al(OH)3+ NaOHNaAlO2+2H2O
CO2+2H2O+NaAlO2Al(OH)3+NaHCO3
NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM
BÀI 27
B. MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA NHÔM
Phiếu học tập số 1
Quan sát nhôm oxit và cho biết tính chất vật lý của nhôm oxit.
Quan sát thí nghiệm : cho nhôm oxit vào nước, rút ra kết luận về tính tan trong nước và khả năng phản ứng của nhôm oxit với H2O.
Viết phương trình phân tử và ion rút gọn chứng minh Al2O3 là oxit lưỡng tính
I.NHÔM OXIT
I.NHÔM OXIT
1.Tính chất
Al2O3 là chất rắn màu trắng, không tan và không tác dụng với nước, nóng chảy trên 2050oC
Al2O3 là một oxit lưỡng tính
Al2O3 + 6 HCl AlCl3+ 3H2O
Al2O3 + 6 H+ Al3+ + 3H2O
Al2O3+ 2NaOH2NaAlO2+2H2O
Al2O3+ 2OH-2AlO2- + 2H2O



I.NHÔM OXIT
Tính chất
Ứng dụng
Dạng oxit ngậm nước, là thành phần chính của quặng boxit(Al2O3) dùng để sản xuất nhôm
Dạng oxit khan
Corinđon ở dạng tinh thể trong suốt, không màu dùng để chế tạo đá mài, giấy nhám.
I.NHÔM OXIT
Tính chất
Ứng dụng
Dạng oxit khan
Corinđon
Ruby (hồng ngọc) dùng làm trang sức, chân kính đồng hồ và dùng trong kĩ thuật laze.
Saphia (bích ngọc) dùng làm đồ trang sức.
Bột nhôm oxit dùng trong công nghiệp sản xuất chất xúc tác cho tổng hợp hữu cơ.
II. NHÔM HIDROXIT
Quan sát thí nghiệm điều chế Al(OH)3, cho biết tính chất vật lý của Al(OH)3
Viết phương trình phản ứng điều chế Al(OH)3 dạng phân tử và ion rút gọn
Quan sát thí nghiệm khi cho từ từ dung dịch H2SO4 loãng và dung dịch NaOH vào ống nghiệm chứa Al(OH)3, từ đó rút ra tính chất hóa học của Al(OH)3, viết phương trình phản ứng ( dạng phân tử và ion rút gọn) để minh họa
Phiếu học tập số 2
II. NHÔM HIDROXIT

Điều chế
AlCl3 + 3NH3+ 3H2OAl(OH)3 + 3NH4Cl
Al3+ + 3NH3 + 3H2OAl(OH)3 + 3NH4+
2. Tính chất vật lý
Là chất rắn màu trắng, kết tủa ở dạng keo
3. Tính chất hóa học
Al(OH)3 là một hidroxit lưỡng tính
2Al(OH)3 +3H2SO4 Al2(SO4)3+ 6H2O
Al(OH)3+ 3H+ Al3+ +3H2O
Al(OH)3 +3NaOH NaAlO2+ 2H2O
Al(OH)3+ OH-AlO2- +2H2O

II. NHÔM HIDROXIT
3. Tính chất hóa học
Al(OH)3 thể hiện tính bazơ trội hơn tính axit. Do có tính axit nên Al(OH)3 còn có tên là axit aluminic. Axit aluminic là axit yếu, yếu hơn axit cacbonic
NaAlO2+ CO2+ 2H2O
Al(OH)3+ NaHCO3
III. NHÔM SUNFAT
Phiếu học tập số 3
Viết công thức của phèn chua
Cho biết ứng dụng của phèn chua
Nếu thay ion K+ trong phèn chua bằng ion Li+, Na+ hay NH4+ thì muối kép thu được có tên gọi là gì?
Tại sao khi cho phèn chua vào nước đục thì nước đục chuyển thành trong ?
III. NHÔM SUNFAT
Công thức của phèn chua: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O hay KAl(SO4)2.12H2O
Phèn chua dùng trong ngành thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước.
Nếu thay ion K+ trong phèn chua bằng ion Li+, Na+ hay NH4+ ta được muối kép khác có tên chung là phèn nhôm.
III. NHÔM SUNFAT
Khi cho phèn chua vào nước đục, ion Al3+ sẽ tác dụng với H2O sinh ra Al(OH)3 dưới dạng kết tủa keo, kéo theo các chất bẩn cùng nó chìm xuống dưới làm cho nước trong
IV. CÁCH NHẬN BIẾT ION Al3+ TRONG DUNG DUNG DỊCH
Phiếu học tập số 4
Quan sát thí nghiệm : Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Al3+. Viết phương trình phản ứng xảy ra, từ đó cho biết muốn chứng minh sự có mặt của của ion Al3+ người ta làm bằng cách nào?
IV. CÁCH NHẬN BIẾT ION Al3+ TRONG DUNG DUNG DỊCH
Cho từ từ dung dịch NaOH cho đến dư vào dung dịch thí nghiệm, nếu thấy có kết tủa trắng keo xuất hiện rồi tan trong dung dịch NaOH dư thì chứng tỏ có ion Al3+
Al3+ +3OH-Al(OH)3
Al(OH)3+ OH-AlO2- + 2H2O
CỦNG CỐ
Câu 1: Để phân biệt ba chất Al, Al2O3 và Fe người ta có thể dùng dung dịch
A. BaCl2
B. AgNO3.
C.HCl.
D. KOH.
Câu 2: Các chất Al(OH)3 và Al2O3 đều có tính chất
là oxit bazơ.
đều bị nhiệt phân.
C. đều là hợp chất lưỡng tính.
D. đều là bazơ.
CỦNG CỐ

Câu 3: Al2O3 phản ứng được với cả hai dung dịch
NaOH và HCl.
KCl và NaNO3.
NaCl và H2SO4.
Na2SO4 và KOH.
Câu 4: Chỉ dùng dung dịch KOH để phân biệt được các chất riêng biệt trong nhóm nào sau đây?
Zn, Al2O3, Al.
B. Mg, K, Na.
C. Mg, Al2O3, Al.
D. Fe, Al2O3, Mg.
CỦNG CỐ
Câu 5: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là
có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.
chỉ có kết tủa keo trắng.
C. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên.
D. không có kết tủa, có khí bay lên
Câu 6: Để điều chế Al(OH)3 người ta dùng cách nào sau đây?
A. Cho từ từ dung dịch AlCl3 vào dung dịch NaOH
B. Cho dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3
C. Cho dịch NaOH vào dung dịch AlCl3
D. Cho nhanh dung dịch AlCl3 vào dung dịch NaOH
CỦNG CỐ
Câu 7: Cho từ từ 0,7 mol NaOH vào dung dịch chứa 0,1 mol Al2(SO4)3. Số mol kết tủa thu được là
0,2
0,15
0,1
0,05
Câu 8: Cho 200ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M; lượng kết tủa thu được là 15,6g. Giá trị lớn nhất của V là
A. 1,2
B. 1,8
C. 2,4
D. 2,0
Xin cám ơn quí thầy
cô và các em học sinh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Trí Ngẫn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)