Bài 27. Lao xao
Chia sẻ bởi Nguyễn Đức Thịnh |
Ngày 21/10/2018 |
16
Chia sẻ tài liệu: Bài 27. Lao xao thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
CHÚC CÁC EM CÓ MỘT TIẾT HỌC THÚ VỊ, HẤP DẪN
BÀI DẠY: LAO XAO
Giáo viên thực hiện: NGÔ THỊ MINH THUỶ
KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ CÙNG
CÁC EM HỌC SINH LỚP 6A3
Thứ năm, ngày 25 tháng 03 năm 2010
Tiết 114.
Văn bản
LAO XAO
( Duy khán)
Chân dung nhà văn Duy Khán
Sớm. Chúng tôi tụ hội ở góc sân. Toàn chuyện râm ran trẻ em. Râm ran.
Các…các…các…
Một con bồ các kêu váng lên. Cái con này bao giờ cũng vừa bay vừa kêu cứ như bị ai đuổi đánh.
Chị Điệp nhanh nhảu:
- Bồ các là bác chim ri. Chim ri là dì sáo sậu. Sáo sậu là cậu sáo đen. Sáo đen là em tu hú. Tu hú lại là chú bồ các,…
Thế thì ra dây mơ, rễ má thế nào mà chúng đều có họ với nhau. Họ của chúng đều hiền cả. Chúng đều mang vui đến cho giời đất. Sáo sậu, sáo đen hót, đậu cả lên lưng trâu mà hót được mùa. Nhà bác Vui có con sáo đen tọ toẹ học nói. Nó bay đi ăn, chiều chiều lại về với chủ. Con tu hú to nhất họ, nó kêu tu hú là mùa tu hú chín, không sai một tẹo nào. Cả làng có mỗi cây tu hú ở vườn ông Tấn. Tu hú đỗ ngọn cây tu hú mà kêu. Quả chín đỏ, đầy ụ như mâm xôi gấc. Tiếng tu hú hiếm hoi; quả hết, nó bay đi đau biệt.
Một đàn chim ngói sạt qua rồi vội vã kéo nhau về hướng mặt trời lặn.
Nhạn tha hồ vùng vẫy tít mây xanh “chéc chéc”.
Khi con bìm bịp kêu “bịp bịp” tức là đã thổng buổi. Nghe đâu trước đây có một ông sư dữ như hổ mang. Lúc ông ta chết, giời bắt ông ta hoá thân làm con bìm bịp. Ông ta tự nhận là bịp, mở miệng ra là “bịp bịp”. Giời khoác cho nó bộ cánh nâu, suốt đêm ngày rúc trong bụi cây. Khi nó kêu thì một loạt chim ác, chim xấu mới ra mặt. Ít khi chúng ra mặt vào buổi sớm.
Kia kìa, con diều hâu bay cao tít, nó có cái mũi khoằm, đánh hơi tinh lắm: đâu có xác chết. Đâu có gà con…Khi nó cất tiếng rú lên, tất cả gà con chui vào cánh mẹ. Tôi đã nhìn tận mắt cuộc ẩu đả dưới gốc vối già nhà tôi: Con diều hâu lao như mũi tên xuống, gà mẹ xù cánh vừa kêu vừa mổ, vừa đạp diều hâu. Tôi mãi ngắm nên không cứu được gà. Diều hâu tha được gà con, lại lao vụt lên mây xanh. Thường thì nó vừa lượn vừa ăn ngay. Lần này nó chưa kịp ăn, những mũi tên đen, mang hình đuôi cá từ đâu tới tấp bay đến. Ấy là những con chèo bẻo. Chúng lao vào đánh con diều hâu túi bụi. long diều hâu bau vung tứ linh, miệng kêu la “chéc, chéc”, con mồi rời mỏ diều hâu rơi xuống như một quả rụng. Diều hâu biến mất. Con diều hâu được một mẻ hú vía, lần sau cụ bảo cũng không dám đến. Nếu có đến lại là con khác!
Cùng họ với diều hâu là quạ: quạ đen, quạ khoang. Lia lia láu láu như quạ dòm chuồng lợn. Không bắt được gà con, không ăn trộm được trứng; nó vào chuồng lợn…Quạ vừa bay lên, chèo bẻo vây tứ phía, đánh. Có con quạ chết đến rũ xương…
Chèo bẻo ơi, chèo bẻo!
Chèo bẻo chỉ sợ mỗi chim cắt. Chim cắt cánh nhọn như dao bầu chọc tiết lợn. Bao nhiêu con bồ câu nhà chú Chàng đã bị chim cắt xỉa chết. Khi đánh nhau, cắt chỉ xỉa bằng cánh. Chúng là loài quỷ đen, vụt đến, vụt biến…cho đến nay chưa có một loài chim nào trị được nó. Họ nhà chèo bẻo chắc là nhiều phen muốn trị tội cắt. Một cuộc trị tội diễn ra thật! Hai con chèo bẻo đang bay, một con cắt vụt lao ra. Nó xỉa cánh hụt. Lập tức một đang chèo bẻo hàng chục con xông lên cứu bạn. Cuộc đánh nhau rất dữ. Trẻ con ở dưới reo ầm lên.Cắt hốt hoảng cho nên xỉa cánh đều trượt. Hàng chục chèo bẻo thi nhau vào mổ. Cắt kiệt sức rồi, quay tròn xuống đồng Xóc như cái diều đứt dây. Chúng tôi ùa chạy ra, con cắt còn ngấp ngoái. Bây gìơ tôi mới tận mắt nhìn thấy con cắt…
II. Tìm hiểu văn bản:
2.Lao xao thế giới loài chim:
Chim hiền:
Bồ câu, sáo đen, tu hú, chim ngói, nhạn:
tiếng hót vui, đem lại niềm vui cho mùa màng,cho trời đất.
Chim ác:
+ Bìm bịp: tiếng kêu “bịp bịp”, xuất hiện buổi chiều tối.
+ Diều hâu: mũi khoằm, bắt gà con.
+ Quạ: ăn trộm trứng, dòm chuồng lợn.
+ Cắt: cánh nhọn như dao bầu chọc tiết lợn, xỉa chết bồ câu
=> Hình dáng và hành động thể hiện sự hung dữ (thái độ dân gian)
Chim trị ác:
Chèo bẻo: mũi tên đen, hình đuôi cá, vây đánh cắt cứu bạn.
Mỉêu tả các đặc điểm nổi bật của các loài chim: tiếng kêu, hình dáng, hoạt động.
* Kết hợp tả, kể, biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá, các từ láy, văn hoá dân gian (đồng dao, thành ngữ, cổ tích)
* Văn bản linh hoạt, miêu tả không đơn điệu, phù hợp với tâm lí trẻ thơ.
? Câu hỏi thảo luận nhóm:
Qua nghệ thuật miêu tả và kết hợp các hình ảnh minh hoạ sau đây:
Mùa tu hú chín
Em hãy thảo luận và nêu nhận xét:
Thế giới các loài chim hiện lên như thế nào?
Cảm nhận của em về cảnh làng quê Việt Nam?
Cảm nhận của em về tình cảm của tác giả qua đoạn trích này?
Thế giới các loài chim hiện lên phong phú, sinh động, cụ thể, độc đáo.
Cảnh làng quê thật tươi đẹp, sống động.
Tác giả có hiểu biết sâu sắc, phong phú, đa dạng về các loài chim; Yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, với làng quê; Có cái nhìn và cảm xúc hồn nhiên tuổi thơ.
III. Tổng kết
Ghi nhớ (SGK/113)
IV. Luyện tập:
Các em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và căn cứ nội dung văn bản, thử đoán tên các loài chim nhé?
Chim nhạn
Tu hú
Sáo
Cắt
Diều hâu
Đại bàng
Quạ
Chèo bẻo
Câu hỏi củng cố:
Sau khi học xong văn bản em đã thu nhận những hiểu biết gì và tình cảm mới mẻ nào được khơi dậy về thiên nhiên và làng quê?
Em học tập được gì về nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của nhà văn Duy Khán?
CHÚC CÁC EM CÓ ĐƯỢC KIẾN THỨC BỔ ÍCH
CẢM ƠN CÁC THẦY CÔ ĐÃ CÙNG CẢ LỚP THAM DỰ TIẾT HỌC HÔM NAY
BÀI DẠY: LAO XAO
Giáo viên thực hiện: NGÔ THỊ MINH THUỶ
KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ CÙNG
CÁC EM HỌC SINH LỚP 6A3
Thứ năm, ngày 25 tháng 03 năm 2010
Tiết 114.
Văn bản
LAO XAO
( Duy khán)
Chân dung nhà văn Duy Khán
Sớm. Chúng tôi tụ hội ở góc sân. Toàn chuyện râm ran trẻ em. Râm ran.
Các…các…các…
Một con bồ các kêu váng lên. Cái con này bao giờ cũng vừa bay vừa kêu cứ như bị ai đuổi đánh.
Chị Điệp nhanh nhảu:
- Bồ các là bác chim ri. Chim ri là dì sáo sậu. Sáo sậu là cậu sáo đen. Sáo đen là em tu hú. Tu hú lại là chú bồ các,…
Thế thì ra dây mơ, rễ má thế nào mà chúng đều có họ với nhau. Họ của chúng đều hiền cả. Chúng đều mang vui đến cho giời đất. Sáo sậu, sáo đen hót, đậu cả lên lưng trâu mà hót được mùa. Nhà bác Vui có con sáo đen tọ toẹ học nói. Nó bay đi ăn, chiều chiều lại về với chủ. Con tu hú to nhất họ, nó kêu tu hú là mùa tu hú chín, không sai một tẹo nào. Cả làng có mỗi cây tu hú ở vườn ông Tấn. Tu hú đỗ ngọn cây tu hú mà kêu. Quả chín đỏ, đầy ụ như mâm xôi gấc. Tiếng tu hú hiếm hoi; quả hết, nó bay đi đau biệt.
Một đàn chim ngói sạt qua rồi vội vã kéo nhau về hướng mặt trời lặn.
Nhạn tha hồ vùng vẫy tít mây xanh “chéc chéc”.
Khi con bìm bịp kêu “bịp bịp” tức là đã thổng buổi. Nghe đâu trước đây có một ông sư dữ như hổ mang. Lúc ông ta chết, giời bắt ông ta hoá thân làm con bìm bịp. Ông ta tự nhận là bịp, mở miệng ra là “bịp bịp”. Giời khoác cho nó bộ cánh nâu, suốt đêm ngày rúc trong bụi cây. Khi nó kêu thì một loạt chim ác, chim xấu mới ra mặt. Ít khi chúng ra mặt vào buổi sớm.
Kia kìa, con diều hâu bay cao tít, nó có cái mũi khoằm, đánh hơi tinh lắm: đâu có xác chết. Đâu có gà con…Khi nó cất tiếng rú lên, tất cả gà con chui vào cánh mẹ. Tôi đã nhìn tận mắt cuộc ẩu đả dưới gốc vối già nhà tôi: Con diều hâu lao như mũi tên xuống, gà mẹ xù cánh vừa kêu vừa mổ, vừa đạp diều hâu. Tôi mãi ngắm nên không cứu được gà. Diều hâu tha được gà con, lại lao vụt lên mây xanh. Thường thì nó vừa lượn vừa ăn ngay. Lần này nó chưa kịp ăn, những mũi tên đen, mang hình đuôi cá từ đâu tới tấp bay đến. Ấy là những con chèo bẻo. Chúng lao vào đánh con diều hâu túi bụi. long diều hâu bau vung tứ linh, miệng kêu la “chéc, chéc”, con mồi rời mỏ diều hâu rơi xuống như một quả rụng. Diều hâu biến mất. Con diều hâu được một mẻ hú vía, lần sau cụ bảo cũng không dám đến. Nếu có đến lại là con khác!
Cùng họ với diều hâu là quạ: quạ đen, quạ khoang. Lia lia láu láu như quạ dòm chuồng lợn. Không bắt được gà con, không ăn trộm được trứng; nó vào chuồng lợn…Quạ vừa bay lên, chèo bẻo vây tứ phía, đánh. Có con quạ chết đến rũ xương…
Chèo bẻo ơi, chèo bẻo!
Chèo bẻo chỉ sợ mỗi chim cắt. Chim cắt cánh nhọn như dao bầu chọc tiết lợn. Bao nhiêu con bồ câu nhà chú Chàng đã bị chim cắt xỉa chết. Khi đánh nhau, cắt chỉ xỉa bằng cánh. Chúng là loài quỷ đen, vụt đến, vụt biến…cho đến nay chưa có một loài chim nào trị được nó. Họ nhà chèo bẻo chắc là nhiều phen muốn trị tội cắt. Một cuộc trị tội diễn ra thật! Hai con chèo bẻo đang bay, một con cắt vụt lao ra. Nó xỉa cánh hụt. Lập tức một đang chèo bẻo hàng chục con xông lên cứu bạn. Cuộc đánh nhau rất dữ. Trẻ con ở dưới reo ầm lên.Cắt hốt hoảng cho nên xỉa cánh đều trượt. Hàng chục chèo bẻo thi nhau vào mổ. Cắt kiệt sức rồi, quay tròn xuống đồng Xóc như cái diều đứt dây. Chúng tôi ùa chạy ra, con cắt còn ngấp ngoái. Bây gìơ tôi mới tận mắt nhìn thấy con cắt…
II. Tìm hiểu văn bản:
2.Lao xao thế giới loài chim:
Chim hiền:
Bồ câu, sáo đen, tu hú, chim ngói, nhạn:
tiếng hót vui, đem lại niềm vui cho mùa màng,cho trời đất.
Chim ác:
+ Bìm bịp: tiếng kêu “bịp bịp”, xuất hiện buổi chiều tối.
+ Diều hâu: mũi khoằm, bắt gà con.
+ Quạ: ăn trộm trứng, dòm chuồng lợn.
+ Cắt: cánh nhọn như dao bầu chọc tiết lợn, xỉa chết bồ câu
=> Hình dáng và hành động thể hiện sự hung dữ (thái độ dân gian)
Chim trị ác:
Chèo bẻo: mũi tên đen, hình đuôi cá, vây đánh cắt cứu bạn.
Mỉêu tả các đặc điểm nổi bật của các loài chim: tiếng kêu, hình dáng, hoạt động.
* Kết hợp tả, kể, biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá, các từ láy, văn hoá dân gian (đồng dao, thành ngữ, cổ tích)
* Văn bản linh hoạt, miêu tả không đơn điệu, phù hợp với tâm lí trẻ thơ.
? Câu hỏi thảo luận nhóm:
Qua nghệ thuật miêu tả và kết hợp các hình ảnh minh hoạ sau đây:
Mùa tu hú chín
Em hãy thảo luận và nêu nhận xét:
Thế giới các loài chim hiện lên như thế nào?
Cảm nhận của em về cảnh làng quê Việt Nam?
Cảm nhận của em về tình cảm của tác giả qua đoạn trích này?
Thế giới các loài chim hiện lên phong phú, sinh động, cụ thể, độc đáo.
Cảnh làng quê thật tươi đẹp, sống động.
Tác giả có hiểu biết sâu sắc, phong phú, đa dạng về các loài chim; Yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, với làng quê; Có cái nhìn và cảm xúc hồn nhiên tuổi thơ.
III. Tổng kết
Ghi nhớ (SGK/113)
IV. Luyện tập:
Các em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và căn cứ nội dung văn bản, thử đoán tên các loài chim nhé?
Chim nhạn
Tu hú
Sáo
Cắt
Diều hâu
Đại bàng
Quạ
Chèo bẻo
Câu hỏi củng cố:
Sau khi học xong văn bản em đã thu nhận những hiểu biết gì và tình cảm mới mẻ nào được khơi dậy về thiên nhiên và làng quê?
Em học tập được gì về nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của nhà văn Duy Khán?
CHÚC CÁC EM CÓ ĐƯỢC KIẾN THỨC BỔ ÍCH
CẢM ƠN CÁC THẦY CÔ ĐÃ CÙNG CẢ LỚP THAM DỰ TIẾT HỌC HÔM NAY
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Đức Thịnh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)