Bai 27 Khoi nghia Yen The va phong trao chong Phap cua dong bao mien nui cuoi the ki XIX
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Quyền |
Ngày 17/10/2018 |
32
Chia sẻ tài liệu: Bai 27 Khoi nghia Yen The va phong trao chong Phap cua dong bao mien nui cuoi the ki XIX thuộc Lịch sử 8
Nội dung tài liệu:
Bài 27 : KHỞI NGHĨA YÊN THẾ VÀ PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP CỦA ĐỒNG BÀO MIỀN NÚI CUỐI THẾ KỶ XIX .
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU .
1. Kiến thức :
Giúp h s nắm được đặc điểm 1 loại hình đấu tranh vũ trang chống Pháp cuối thế kỷ XIX - phong trào không có sự chi phối của tư tưởng Cần Vương mà được gọi là phong trào đấu tranh tự động , tự phát .
Hòan cảnh bùng nổ của phong trào .
Qui mô – diễn biến của phong trào .
Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử .
2. Tư tưởng :
Khắc sâu hình ảnh người nông dân VN cần cù , chất phác, yêu tự do, căm thù quân xâm lược .
Những hạn chế của nông dân khi tiến hành đấu tranh giai cấp và dân tộc
Sự cần thiết phải có một giai cấp lãnh đạo tiên tiến trong cách mạng VN để dẫn dắt nông dân đi đến thắng lợi.
3.Kỹ năng :
Miêu tả, tường thuật 1 sự kiện lịch sử ; sử dụng bản đồ,đối chiếu, so sánh, phân tích , đánh giá lịch sử .
B Đ D D H .
Bản đồ khởi nghĩa Yên Thế .
Một số hình của nghĩa quân Yên Thế .
Gioi thiệu trang WEB : hinhxua của Nguyễn Tấn Lộc
C .K T B C .
Diễn biến khởi nghĩa Hương Khê ? về người lãnh đạo, căn cứ , hoạt động , ý nghĩa và nguyên nhân thất bại ?Cùng với bản đồ .
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC .
1. Giới thiệu bài mới : cuối thế kỷ XIX, chính sách bình định quân sự của Pháp đối với trung du va miền núi nhằm ổn định tình hình chính trị , chuẩn bị cho cuộc khai thác đại quy mô sắp tới như làm đường , làm cầu, dây điện thoại nối liền các vùng kinh tế , các vùng nguyên liệu và các trung tâm hành chính với nhau . Công việc trên của Pháp vấp phải sự chống cự quyết liệt của nhân dân địa phương , khi P cướp đất làm đồn điền , khai thác hầm mỏ, làm đường giao thông …ảnh hưởng đến cuộc sống tự do của họ .Kết hợp với truyền thống vốn có … đã trở thành nguyên nhân của phong trào vũ trang chống Pháp ở địa phương .
2. Dạy và học
Hoạt động 1: Khởi nghĩa Yên Thế 1884-1913
Hoạt động của Thày
Hoạt động của trò
Nội dung
*Gv giới thiệu HHT tên là Trương văn Thám . là nông dân nghèo quê làng Dị Chế , huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng yên , sau di cư lên Sơn Tây làm ăn, rồi dời lên Yên Thế ( Bắc Giang ). Lớn lên tham gia Nghĩa quân Đề Nắm . khi Đề Nắm chết 1892, nghĩa quân mến phục và tin tưởng ông , giao ông chỉ huy , bên cạnh có Cả Trọng, Cả Dinh, Cả Huỳnh , ba Ba Cần .
*Bản Đồ KN ND Yên Thế : GV giới thiệu Yên Thế phía tây Bắc Giang rộng 50 km2. là đồi núi có cây cối rậm rạp um tùm ,có nhiều ngả thông với miền thượng du Tam Đảo , Thái Nguyên , hoặc thông xuống đồng bằng Phúc Yên, Vĩnh Yên , nên rất thuận lợi cho đánh du kích Lúc này Ph đang làm đường xe lửa Hà Nội –Lạng Sơn.
* Gv cho học sinh thảo luận kèm theo bản đồ :
*HS TL: Nguyên nhân các phong trào vũ trang kháng Pháp ở các địa phương cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.?
* Gv trình bày Diễn biến , gồm ba giai đoạn của cuộc khởi nghĩa Yên Thế.
+ Giai đoạn I: 1884- 1892: do Đề Nắm chỉ huy , nghĩa quân hoạt động riêng rẽ , chưa có sự chỉ huy thống nhất .
+ Giai đoạn II: 1893-1908:
- Do Hoàng Hoa Thám – Đề Thám chỉ huy .Nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở .
Lúc này Pháp cho đắp đường , càn quet, dung tay sai Lê Hoan mua chuoc , ám hại nhưng thất bại , nghĩa quân chống trả quyết liệt , tháng 9-1894 nghĩa quan phoi hop voi công nhân đường sắt bắt coc Set nây ( hai bên giảng hòa lần thứ nhất ,voi 1 số tiền chuộc là 15.000 đ và Đề Thám duoc cai quản 4 tổng Nhã Nam ,Muc Sơn, Yên Lễ, Hữu Thượng.
Thời gian giảng hòa ngắn ngủi , lực lượng tổn thất .
- Giảng hòa lần thứ II: 9 12-1897: Đề Thám cho sản xuất ở Phồn Xương , xây dựng quân đội , sẵn sàng chiến đấu .
Nhiều nhà yêu nước đã tìm đến như Phan Bội Châu , Phan Châu Trinh .
+ Giai đoạn III:
Phát hiện thấy Đề Thám có dính líu đến vụ đầu độc lính Pháp ở Hà nội .Pháp tập tung lực lượng tấn công qui mô lên Yên Thế .Lực lượng nghĩa quân hao mòn .
Ngày 10-12-
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Quyền
Dung lượng: 11,59KB|
Lượt tài: 1
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)