Bài 27. Cơ năng

Chia sẻ bởi Trần Thanh Diệu | Ngày 25/04/2019 | 249

Chia sẻ tài liệu: Bài 27. Cơ năng thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

TÊN BÀI DẠY: CƠ NĂNG
I. MỤC TIÊU
* Kiến thức cơ bản
+ Phát biểu được định nghĩa cơ năng của một vật.
+ Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng của một vật trong các trường hợp cụ thể lực tác dụng là trọng lực và lực đàn hồi.
+ Viết được công thức tính cơ năng của một vật chuyển động trong các trường hợp cụ thể lực tác dụng là trọng lực và lực đàn hồi.
* Kỹ năng
+ Vận dụng định nghĩa về cơ năng để giải thích sự chuyển đổi năng lượng có trong các hiện tượng vật lý.
+ Vận dụng công thức tính cơ năng trong các trường hợp cụ thể để giải các bài tập đơn giản.
* Thái độ
+ Có tinh thần hợp tác, trao đổi khi làm việc nhóm.
+ Tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp:
- Phương pháp giải quyết vấn đề.
- Phương pháp đàm thoại gợi mở và cho học sinh làm việc nhóm.
- Phương pháp thuyết trình, diễn giảng.
- Làm việc với sách giáo khoa và hướng dẫn học sinh giải bài tập.
2. Phương tiện:
- Tài liệu: SGK Vật lí 10 CB, giáo án, bài giảng vật lí lớp 10.
- Hệ thống các câu hỏi kiểm tra bài cũ đan xen trong quá trình giảng dạy.
- Chuẩn bị các ví dụ thực tế.
III. NỘI DUNG & TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra bài cũ
- Ổn định lớp.
- Kiểm tra bài cũ (5 phút).
Câu 1. Phát biểu định nghĩa thế năng trọng trường, thế năng đàn hồi. Viết biểu thức tính thế năng trọng trường, thế năng đàn hồi.
- Thế năng trọng trường của một vật là dạng năng lượng tương tác giữa Trái Đất và vật; nó phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường.
Biểu thức:
𝑊
𝑡=𝑚𝑔𝑧
- Thế năng đàn hồi của một vật là dạng năng lượng mà vật chiu tác dụng cửa lực đàn hồi (vật bị biến dạng).
Biểu thức:
𝑊
𝑡
1
2
𝑘∆𝑙
2

Câu 2. Giải bài toán sau: Một cần cẩu nâng một kiện hàng có khối lượng 3tấn từ mặt đất lên độ cao 2m (tính theo di chuyển của trọng tậm kiện hàng). Thế năng trọng trường của kiện hàngkhi nó ở độ cao này là bao nhiêu kí – lô – Jun? (lấy 𝑔=9,8 𝑚
𝑠
2)
- Chọn gốc thế năng ở vị trí mặt đất.
- Thế năng trọng trường của kiện hàng ở độ cao 2m là:

W
t=m.g.z=3000. 9,8. 2=58800
J=58,8 (kJ)
2. Giới thiệu bài mới: Bài 27 Cơ năng
3. Dạy bài mới
Nội dung lưu bảng
Thời gian
Hoạt động của thầy cô
Hoạt động của trò


5 phút
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
- Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi:
+ TH1: thả rơi tự do vật từ độ cao z.
+ TH2: Ném một vật từ độ cao z lên cao. Vật chuyển động đi lên đến độ cao z’ nó đổi hướng chuyển động và rơi tự do xuống mặt sàn. Quan sát hiện tượng trên và trả lời câu hỏi sau:
* Trong quá trình vật chuyển động trong 2 trường hợp thì vận tốc (động năng) và độ cao (thế năng) của vật thay đổi như thế nào?








- Nhận xét
- Như vậy, ta thấy khi vật chuyển động thì giữa động năng và thế năng của vật có sự thay đổi. Nhưng tổng giữa chúng có thay đổi hay không? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay BÀI 27 CƠ NĂNG


- Quan sát, lắng nghe


- Thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi:

- TH1: Khi vật rơi tự do thì thế năng của vật giảm dần theo độ cao, còn động năng tăng dần do vật chuyền động thẳng nhanh dần.
- TH2:
+ Khi vật chuyển động đi lên thì thế năng của nó tăng và động năng của vật giảm. Ngược lại, khi vật chuyển động đi xuống (rơi tự do) thì động năng của viên phấn tăng còn thế năng giảm.


- Lắng nghe

I. Cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường
1. Định nghĩa
Khi một vật chuyển động trong trọng trường thì tổng động năng và thế năng của vật được gọi là cơ năng của vật trong trọng trường.
Kí hiệu: 𝑊
Biểu thức:

𝑊
𝑊
đ
𝑊
𝑡
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thanh Diệu
Dung lượng: | Lượt tài: 6
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)