Bài 27. Chế độ phong kiến nhà Nguyễn

Chia sẻ bởi Lê Biên Cương | Ngày 29/04/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: Bài 27. Chế độ phong kiến nhà Nguyễn thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG
QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ GIỜ
CÙNG THẦY VÀ TRÒ LỚP 7A1
CHƯƠNG VI:
VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX
TIẾT 61:
BÀI 27: CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN NHÀ NGUYỄN

I - TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - KINH TẾ
Gia Định
Quy Nhơn
Phú Xuân
Bắc Giang
1790
6-1801
1802
Gia Long (1762 - 1820)
- Vua Gia Long tên là Nguyễn Phúc Ánh , con thứ ba của Nguyễn Phúc Côn và bà Nguyễn Thị Hoàn. Nguyễn Phúc Ánh sinh ngày 15 tháng Giêng năm Nhâm Ngọ
(8-2-1762). 
- Gia Long làm vua được gần 18 năm (1802 - 1819), mất vào ngày 19 tháng Chạp năm Kỷ Mão (ngày 3 tháng 2 năm 1820), hưởng thọ 58 tuổi. Sau khi mất, bài vị vua Gia Long được đưa vào thờ ở Thế Miếu và có Miếu hiệu là Thế Tổ Cao Hoàng đế. 
- Vua Gia Long có 31 người con (13 con trai và 18 con gái) .
Kinh đô Phú Xuân ( Huế )
Bộ luật Gia Long: gồm 21 quyển. Nội dung bộ luật thể hiện rõ ý đồ bảo vệ quyền hành tuyệt đối của nhà vua, đề cao địa vị của quan lại và gia trưởng. Bộ luật được xây dựng trên cơ sở khảo xét, tham chiếu Bộ luật Hồng Đức
( Triều Lê ) nhưng chủ yếu là mượn bộ luật của nhà Thanh. Trong 398 điều thì có 397 điều chép lại Đại Thanh luật lệ. Chỉ có một điều rút từ luật Hồng Đức.

- Năm 1976 nước ta được chia thành 38 tỉnh thành trong đó có 35 tỉnh và 3 thành phố trực thuộc (Hà Nội, Hải Phòng,TP Hồ Chí Minh).
- Hiện nay nước ta có 63 tỉnh thành, trong đó có 58 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc (Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh).
Quan võ thời Nguyễn
Quan võ thời Nguyễn với trang phục gọn gàng, đầu đội mũ cách chuồn, dáng vẻ oai vệ.
Phương tiện đi lại của quan võ bằng ngựa, đi bên cạnh viên quan có hai lính cận vệ, mang lộng che nắng, che mưa và bảo vệ.
Dưới thời Nguyễn các quan võ rất được trọng dụng.
Lính cận vệ thời Nguyễn
Lính cận vệ có nhiệm vụ bảo vệ nhà vua và hoàng thành. Trang phục của họ đơn giản, họ mặc quần ngắn, đi chân đất, đầu đội nón chóp hẹp vành. Vũ khí được trang bị rất thô sơ, lạc hậu ( giáo, mác, súng trường cũ kĩ…).
Nét mặt ai nấy đều toát lên vẻ chán chường, mệt mỏi và bất lực.
Với những trang bị thô sơ, trình độ tác chiến lại yếu là một trong những nguyên nhân dẫn đến tinh thần chiến đấu và khả năng chiến đấu bảo vệ đất nước của họ không cao.
Trạm ngựa triều Nguyễn

Vai trò cai quản và điều hành quốc gia của vương triều Nguyễn có một nét tiến bộ hơn các triều đại trước, đó là thiết lập hệ thống trạm ngựa khắp toàn quốc chuyên lưu chuyển công văn phục vụ việc quản lý của triều đình và địa phương, tổ chức chặt chẽ hoạt động bưu chính trên một đất nước rộng lớn. Đây là một thành tựu đáng ghi nhận của văn minh dân tộc thế kỷ XIX.
Tư liệu
-Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 171 quốc gia thuộc tất cả các châu lục (Châu Á-Thái Bình Dương: 33 nước; Châu Âu: 46 nước; Châu Mỹ: 28 nước; Châu Phi: 47 nước; Trung Đông :16 nước), bao gồm tất cả các nước và trung tâm chính trị lớn thế giới. Việt Nam cũng là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ, đồng thời Việt Nam có quan hệ thương mại với 165 nước và vùng lãnh thổ.
-Chủ trương thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với phương châm: “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”
Thương cảng Hội An
Tiết 61- Bài 27: CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN NHÀ NGUYỄN
I-TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - KINH TẾ

1. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền
-Đến giữa năm 1802 Nguyễn Ánh đánh bại triều Tây Sơn
-Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân (Huế) làm kinh đô
-Năm 1806 lên ngôi Hoàng đế lập lại chế độ phong kiến tập quyền:
+Vua trực tiếp điều hành mọi việc từ trung ương đến địa phương
+1815 ban hành bộ “Hoàng triều luật lệ” (Luật Gia Long)
+Chia nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên)
+Quân đội gồm nhiều binh chủng, xây thành trì và thiết lập hệ thống trạm ngựa dọc theo chiều dài đất nước.
+Ngoại giao: thần phục nhà Thanh, khước từ quan hệ với các nước phương Tây
2. Kinh tế dưới triều Nguyễn
a-Nông nghiệp:
-Chú trọng khai hoang, di dân lập ấp và lập đồn điền, lập lại chế độ quân điền nhưng không mang lại hiệu quả thiết thực cho nhân dân.
-Công tác thuỷ lợi chưa được chú trọng-> Thời vua Tự Đức đê Văn Giang vị vỡ 18 năm liền
-> Nông nghiệp sa sút không phát triển được
b-Công thương nghiệp:
-Thủ công nghiệp nhà nước: Lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu…, Ngành khai thác mỏ lạc hậu và hoạt động thất thường
-Các nghề thủ công trong nhân dân phát triển nhưng phân tán, thuế nặng
-> Thủ công nghiệp có điều kiện phát triển nhưng bị kìm hãm
-Buôn bán trong nước thuận lợi, xuất hiện nhiều thị tứ mới, hạn chế buôn bán với người phương Tây.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Biên Cương
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)