Bài 27. Chế độ phong kiến nhà Nguyễn

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Giang | Ngày 10/05/2019 | 29

Chia sẻ tài liệu: Bài 27. Chế độ phong kiến nhà Nguyễn thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Chương VI: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX

Tuần dạy: 31Tiết PPCT: 60 Bài 27. CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN NHÀ NGUYỄN
Ngày dạy:

1. Mục tiêu:
1.1 Kiến thức:
-Hs hiểu: Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền. Các vua Nguyễn thuần phục nhà Thanh và khước từ mọi tiếp xúc với các nước phương Tây.
-Hs biết: Các ngành kinh tế thời Nguyễn còn nhiều hạn chế.
-Tích hợp:Mục 1,2 Nguyễn Ánh lên ngôi vua, thiết lập chế độ hành chính trong cả nước.Các vua đầu triều chú ý khai hoang, di dân ,lập đồn điền.
1.2 Kĩ năng:
-Hs thực hiện thành thạo:Phân tích nguyên nhân và hiện trạng kinh tế thời Nguyễn.
-Hs thực hiện được:Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến từng thời kỳ lịch sử.
1.3 Thái độ:
-Thói quen:Chính sách của triều đình không phù hợp với yêu cầu lịch sử, kinh tế, xã hội không có điều kiện phát triển.
-Tính cách:Đấu tranh vươn lên chống áp bức.
2.Nội dung bài học:
-Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền.
-Kinh tế dưới triều Nguyễn.
3. Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên: Bản đồ Việt Nam
3.2Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi.
4.Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện lớp: 72…………73…………74…………
4.2/ Kiểm tra miệng:
Câu hỏi:Nguyễn Ánh lên ngôi vào thời gian nào?Sau khi lên ngôi đã tiến hành làm gì?
HS trả lời theo nội dung bài đã tìm hiểu trước.
Gv nhận xét và cho điểm.
4.3/ Tiến trình bài học:

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học

Giới thiệu bài: Vua Quang Trung mất đi là một tổn thất lớn cho đất nước. Thái tự Quang Toản lên ngôi đã không đập tan được âm mưu xâm lược của Nguyễn Ánh. Triều Tây Sơn tồn tại được 25 năm (1778 – 1802) thì sụp đổ. Chế độ phong kiến nhà Nguyễn được thiết lập.
Hoạt động 1:Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền ( thời gian :13’)
*Mục tiêu:KT; Hiểu được việc nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền.
KN: phân tích, sưu tầm tranh ảnh về Nguyễn Ánh
(GV : giới thiệu cho học sinh biết triều Tây Sơn sau khi Quang Trung mất, Quang Toản không đủ sức để gánh vác công việc đất nước, Nguyễn Nhạc chịu an phận không lo việc nước nữa về sau.
? Nhân cơ hội triều Tây Sơn suy yếu, Nguyễn Ánh có hành động gì?
( Hs : Đem thủy binh ra lấn dần vùng đất của Tây Sơn.
(GV : sử dụng bản đồ Việt Nam để tường thuật trận chiến đánh đổ Tây Sơn của Nguyễn Ánh.
? Nhà Nguyễn làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền? (Nhóm lớn 3’)
( Hs : Đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô.
- Năm 1806, lên ngôi Hoàng Đế.
- Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành từ trung ương đến địa phương.
- Chia nước ta thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (phủ Thừa Thiên)
? Em có nhận xét gì về cách tổ chức đô thị hành chính dưới triều Nguyễn? (nhóm đôi 3’)
( Hs : Đây là lần đầu tiên trên một lãnh thổ thống nhất, các tổ chức hành chính được sắp đặt chính quy như vậy.
? Vua Gia Long chú trọng củng cố luật pháp như thế nào?
( Hs : Năm 1815, bộ “Hoàng triều Hình luật” gồm 22 quyển với 398 điều luật đã được ban hành. Nội dung dựa hẳn vào bộ luật nhà Thanh.
? Nhà Nguyễn đã thi hành những biện pháp gì để củng cố quân đội?
( Hs : Xây dựng thành trì vững chắc.
Lập hệ thống trạm ngựa từ Nam Quan đến Cà Mau.
(GV : hướng dẫn học sinh quan sát H62, 63 giới thiệu trang phục của quan, quân thời Nguyễn chứng tỏ nhà Nguyễn rất quan tâm đến quân đội.
? Nhận xét về tính chất đối ngoại của nhà Nguyễn?
( Hs : Đóng cửa không tiếp xúc với nước ngoài nhưng lại thần phục nhà Thanh một cách mù quáng.
? Hậu quả của những chính sách đó?
( Hs : Thúc đẩy nước Pháp chuẩn bị xâm lược nước ta.
Hoạt động 2: Kinh tế dưới triều Nguyễn (thời gian: 15’)
*Mục tiêu:KT:Biết được các chính sách về kinh tế của nhà Nguyễn và tác động của nó tới tình hình
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Giang
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)