Bài 27. Cảm ứng ở động vật (tiếp theo)

Chia sẻ bởi Vi Mai Anh | Ngày 09/05/2019 | 68

Chia sẻ tài liệu: Bài 27. Cảm ứng ở động vật (tiếp theo) thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

Câu hỏi 1
Câu hỏi 2
1) Khái niệm cảm ứng ở động vật? Nêu ví dụ?
Cảm ứng là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại với kích thích đó.
Ví dụ: trời rét, mèo có phản ứng xù lông, co mạch máu, nằm co mình lại.....
2) Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có ở động vật nào? Nêu đặc điểm của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?
Có ở động vật có cơ thể đối xứng 2 bên thuộc ngành Giun dẹp, Giun tròn, Chân khớp.
Thần kinh dạng chuỗi hạch:
- Nằm dọc chiều dài cơ thể
- Mỗi hạch điều khiển 1 vùng xác định nên phản ứng chính xác hơn và tiêu tốn ít năng lượng hơn.
1) Cung phản xạ gồm những bộ phận nào?
Bộ phận tiếp nhận kích thích (thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm)
Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin (hệ thần kinh)
Bộ phận thực hiện phản ứng (cơ, tuyến..)
2) Hệ thần kinh dạng lưới có ở động vật nào? Hình thức cảm ứng của động vật có hệ thần kinh dạng lưới? Ví dụ?
Có ở động vật có cơ thể đối xứng toả tròn thuộc ngành Ruột khoang.
Động vật có hệ thần kinh dạng lưới phản ứng với kích thích bằng cách co toàn bộ cơ thể.
Khi dùng kim nhọn đâm vào thân con thuỷ tức, toàn bộ cơ thể nó co lại.
3. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống

Hệ thần kinh dạng ống gặp ở động vật có xương sống như cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú.
Được cấu tạo từ 2 phần: thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên:
1 số lượng tế bào thần kinh tập trung thành 1 ống nằm phía sau lưng con vật để tạo thành thần kinh trung ương. Thần kinh trung ương gồm: não (bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não hành não) và tuỷ sống.
Thần kinh ngoại biên: lưới thần kinh và hạch thần kinh.
Cùng với sự tiến hoá của hệ thần kinh dạng ống, số lượng tế bàothần kinh ngày càng lớn, sự liên kết và phối hợp hoạt động của các tế bào thần kinh ngày càng phức tạp và hoàn thiện. Nhờ đó các hoạt động của động vật ngày càng đa dạng, chính xác và hiệu quả.
a) Cấu trúc của hệ thần kinh dạng ống
Điền tên các bộ phận của hệ thần kinh dạng ống vào các ô hình chữ nhật trên sơ đồ.
Bán cầu đại não
Tuỷ sống
Hạch thần kinh
Lưới thần kinh
b) Hoạt động của hệ thần kinh dạng ống
Hệ thần kinh dạng ống hoạt động theo nguyên tắc phản xạ. Các phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng ống có thể đơn giản nhưng cũng có thể phức tạp.
Các phản xạ đơn giản thường là phản xạ không điều kiện và do 1 số tế bào thần kinh nhất định tham gia. Các phản xạ phức tạp thường là phản xạ có điều kiện và do 1 số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia, đặc biệt là sự tham gia của tế bào thần kinh vỏ não.
Đặc biệt, số lượng phản xạ có điều kiện ngày càng tăng. Nhờ đó mà động vật thích nghi tốt hơn với môi trường sống.

1/Động vật nào có hệ thần kinh dạng ống:
A.thân mềm, chân khớp
B.Cá và lưỡng cư
C.Bò sát, chim và thú
D.Cả B và C đúng
2/Các hình thức phản xạ của động vật có xương sống:
A.Phản xạ không điều kiện
B.Phản xạ có điều kiện
C.Phản xạ dây truyền
D.Cả A và B đúng
3/Điền vào chỗ trống
-Các hình thức cảm ứng xảy ra ở các đã có tổ chức thần kinh đều là các
-Ngoài phản xạ bẩm sinh, còn hình thành trong những phản xạ mới là những phản xạ do học tập và sự trải nghiệm của các động vật.
cơ thể toàn vẹn
phản xạ không điều kiện
quá trình sống
có điều kiện
phản xạ
-Phản xạ đơn giản, thường là do một
số tham gia.
-Phản xạ phức tạp thường là do một số
lượng lớn tế bào thần kinh tham gia,đặc biệt là
phản xạ không điều kiện
phản xạ có điều kiện
tế bào thần kinh nhất định
tế bào thần kinh vỏ não
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vi Mai Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)