Bài 27. Cảm ứng ở động vật (tiếp theo)

Chia sẻ bởi Võ Thị Phương Thanh | Ngày 09/05/2019 | 53

Chia sẻ tài liệu: Bài 27. Cảm ứng ở động vật (tiếp theo) thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

NGUYỄN THÀNH CÔNG - NGUYỄN THÀNH CÔNG
Trang bìa
Trang bìa:
KIEM TR BAI CU
C AU HOI:
KIỂM TRA BÀI CŨ Phân biệt cảm ứng ở thực vật và cảm ứng ở động vật? Nêu các bộ phận của cung phản xạ ở động vật có tổ chức thần kinh? - Cảm ứng ở thực vật thường diễn ra chậm. - Cảm ứng động vật xảy ra nhanh hơn, mức độ chính xác phụ thuộc vào mức độ tổ chức của hệ thần kinh ( theo nguyên tắc phản xạ ở động vật có HTK) Các bộ phận của cung phản xạ: THAN KINH ONG
bai moi:
BÀI 27 CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT (TT) II.3 Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống cau truc:
a) Cấu trúc của HTK dạng ống: - Quan sát HTK dạng ống ở người cho biết HTK dạng ống được cấu tạo như thế nào? - Gồm hai phần: * Thần kinh trung ương: +Não:5 phần: Não trước phát triển, não trung gian, não giữa, não sau, hành tuỷ. + Tủy sống: trong cột sống. * Thần kinh ngoại biên: dây thần kinh, hạch thần kinh câu lênh:
- Hãy điền tên các bộ phận của HTK dạng ống vào các ô hình chữ nhật ở sơ đồ bên: NÃO TỦY HẠCH TK DÂY TK - HTK ống tiến hóa hơn so với HTK lưới và chuỗi hạch như thế nào? -Có sự phân hóa rõ rệt các phần và có sự phân hóa về chức năng. - HTK ống cấu tạo phức tạp và hoàn chỉnh dần nên các hoạt động của động vật ngày càng hoàn thiện và chính xác hơn. phản xạ đon gian:
* Theo dõi hoạt động của cung phản xạ tự vệ sau và cho biết: - Cung phản xạ trên gồm những bộ phận nào? Tại sao khi bị lửa vào ngón tay thì ngón tay co lại? -Thụ quan đau ở da, sợi cảm giác của dây thần kinh tuỷ,tủy sống, sợi vận động của dây thần kinh tủy, các cơ của ngón tay. - Do đây là phản xạ tự vệ, khi tay bị nóng thụ quan đau ở tay sẽ đưa tin về tủy sống phân tích,từ đây lệnh vận động đến ngón tay, làm ngón tay co lại. Đây là phản xạ có điều kiện hay không điều kiện? Tại sao? - Là phản xạ không điều kiện: sinh ra đã có, có tính di truyền, bền vững đặc trưng cho loài phản xạ phức tạp:
* Phản xạ phức tạp ở động vật có HTK dạng ống: - Giả sử đang đi chơi bất ngờ gặp chó dại ngay trước mặt???Quan sát mô phỏng sau và trả lời câu hỏi SGK. nhìn kìa! chó dại !!! Ôi, nguy hiểm qúa! Làm sao bây giờ? À...... .... À , phải bắn thôi! Kết luận:
b) Hoạt động của HTK dạng ống: - Hoạt động theo nguyên tắc phản xạ: + Phản xạ đơn giản là phản xạ không điều kiện thực hiện dựa trên cung phản xạ, có ít tế bào tham gia, thường do tủy sống thực hiện, có tính bẩm sinh, bền vững. + Phản xạ phức tạp là phản xạ có điều kiện do số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia, có sự tham gia của não bộ đặc biệt là tế bào thần kinh vỏ bán cầu đại não. Hình thành do học được, không bền vững. - Vai trò của phản xạ đặc biệt là phản xạ có điều kiện? - Kịp thời ứng phó với các tình huống giúp sinh vật thích ghi tốt hơn với môi trường sống để tồ tại và phát triển. củng cố
chiều hướng tiến hóa:
- Quan sát các kiểu HTK , từ đó nêu chiều hướng tiến hóa của HTK ở độnmg vật? noi dung:
* Chiều hướng tiến hóa của HTK ở động vật: -Từ chưa có HTK -> có HTK, Từ HTK lưới -> HTK chuỗi hạch -> HTK ống. +Tập trung hoá: Tế bào thần ki nh nằm rải rác dạng lưới -> tập trung thành dạng chuỗi hạch -> dạng HTK ống. + Từ đối xứng toả tròn sang đối xứng hai bên ( do động vật di chuyển theo một hướng xác định). + Hiện tượng đầu hóa: Tế bào thần kinh tập trung về phía đầu làm não phát triển mạnh -> khả năng điều khiển phối hợp thống nhất hoạt động được tăng cường. Từ cảm ứng toàn thân -> một bộ phận nhất định của cơ thể. Từ phản xạ không điều kiện đến phản xạ có điều kiện. bai tap TN1:
Hệ thần kinh dạng ống được cấu tạo từ hai phần đó là:
bán cầu não và dây thần kinh
Não bộ vả thần kinh ngoại biên
Thần kinh trung ương và ngoại biên
Tủy sống và dây thần kinh
bai tap TN2:
Các phản xạ ở động vật có HTK dạng ống là:
phản xạ tự vệ, phản xạ không điều kiện.
Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện
Phản xạ có điều kiện và phản ứng toàn thân
Phản xạ không điều kiện và phản ứng cục bộ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Thị Phương Thanh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)