Bài 26. Từ trường

Chia sẻ bởi Nguyễn Việt Anh Thư | Ngày 19/03/2024 | 11

Chia sẻ tài liệu: Bài 26. Từ trường thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:

Đặc điểm của một thanh nam châm ?
Có từ tính
Có hai cực:
Bắc (N)
Nam (S)
I. Tương tác từ:
Tương tác giữa hai nam châm vĩnh cửu:
Thí nghiệm:
+ Hai cực cùng tên:

Kết quả: Các cực cùng tên đẩy nhau
+ Hai cực khác tên:

Kết quả: Các cực khác tên hút nhau

b. Kết luận: Hai nam châm vĩnh cửu tương tác với nhau, nếu hai cực cùng tên lại gần nhau thì chúng đẩy nhau, nếu hai cực khác tên gần nhau thì chúng hút nhau
2) Tác dụng giữa nam châm với dòng điện:
Thí nghiệm: Thí nghiệm Ơ-xtét










Kết luận: Dòng điện cũng tác dụng lên nam châm. Dòng điện và nam châm có mối liên hệ chặt chẽ

?
Acqui
K
?
Acqui
K
3) Tương tác giữa dòng điện với dòng điện:
Thí nghiệm: Hình 26.3/SGK

+ Cho 2 dòng điện chạy
ngược chiều trong 2 dây dẫn
+ Kết quả : Chúng đẩy nhau
?
Acqui
K
3) Tương tác giữa dòng điện với dòng điện:
a. Thí nghiệm: Hình 26.3/SGK

+ Cho 2 dòng điện chạy
cùng chiều trong 2 dây dẫn
+ Kết quả : Chúng hút nhau

b. Nhận xét: Hai dòng điện
cùng chiều thì hút nhau,
hai dòng điện ngược chiều
thì đẩy nhau
?
Acqui
K
Tương tác giữa nam châm với nam châm, giữa dòng điện với nam châm và giữa dòng điện với dòng điện gọi là tương tác từ. Lực tương tác trong các trường hợp đó gọi là lực từ
II. Từ trường
1) Khái niệm từ trường:
Một kim nam châm nhỏ đặt gần một thanh nam châm hay 1 dòng điện, thì có lực từ tác dụng lên kim nam châm. Ta nói, xung quanh thanh nam châm hay xung quanh dòng điện có từ trường.

2) Điện tích chuyển động và từ trường:
Xung quanh dòng điện có từ trường, dòng điện là do sự chuyển động có hướng của các điện tích tạo thành. Do đó, từ trường của dòng điện thực chất là từ trường của các điện tích chuyển động tạo thành dòng điện đó. Như vậy xung quanh điện tích chuyển động có từ trường
3) Tính chất cơ bản của từ trường:
Tính chất cơ bản của từ trường là nó gây ra lực từ tác dụng lên 1 nam châm hay 1 dòng điện đặt trong nó.
Kim nam châm nhỏ dùng để phát hiện từ trường được gọi là nam châm thử.
4) Cảm ứng từ:
Cảm ứng từ là đặc trưng cho từ trường về mặt gây ra lực từ. Cảm ứng từ là đại lượng vectơ, ký hiệu B
Phương của nam châm thử nằm cân bằng tại 1 điểm trong từ trường là phương của vecto cảm ứng từ B của từ trường tại điểm đó. Quy ước lấy chiều từ cực Nam sang cực Bắc của nam châm là chiều của B
II. Từ trường
III. Đường sức từ:
1) Định nghĩa:
Đường sức từ là đường được vẽ sao cho hướng của tiếp tuyến tại bất kì điểm nào trên đường cũng trùng với hướng của vectơ cảm ứng từ tại điểm đó.
2) Các tính chất của đường sức từ:
+ Tại mỗi điểm trong từ trường, có thể vẽ được 1 đường sức từ đi qua và chỉ 1 mà thôi.
+ Các đường sức từ là những đường cong kín. Trong trường hợp nam châm, ở ngoài nam châm các đường sức từ đi ra từ cực Bắc, đi vào ở cực Nam của nam châm.
+ Các đường sức từ không cắt nhau.
+ Nơi nào cảm ứng từ lớn hơn thì các đường sức từ ở đó vẽ mau hơn (dày hơn), nơi nào cảm ứng từ nhỏ hơn thì các đường sức từ ở đó vẽ thưa hơn.
III. Đường sức từ:
3) Từ phổ:

III. Đường sức từ:
4) Từ trường đều : Là một từ trường mà cảm ứng từ tại mọi điểm đều bằng nhau.
III. Đường sức từ:

Trái Đất là một nam châm khổng lồ ?
Cũng như nam châm, Trái Đất có 2 cực địa từ, không trùng với 2 cực địa lý. Từ cực Bắc có toạ độ 700Vĩ Bắc Và 960 Kinh Tây, trên lãnh thổ Canađa, cách cực Bắc địa lý 800 km . Từ cực Nam có toạ độ 730 Vĩ Nam và1560 Kinh Đông ở vùng Nam cực, cách cực Nam địa lý 1000 km.
Gần đây, các nhà khoa học cho rằng ngoài từ trường chính của trái đất hình thành từ lõi ngoài chiếm 98%, còn có phần từ trường với nguồn gốc bên ngoài trái đất chiếm 2%, phần từ trường này lại hay biến đổi, là phần quan trọng gây ra những tác động đối với cơ thể sống.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Việt Anh Thư
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)