Bài 26. Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỷ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân

Chia sẻ bởi Nguyễn Chí Thuận | Ngày 10/05/2019 | 30

Chia sẻ tài liệu: Bài 26. Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỷ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

Bài 26
GV : Nguy?n Chí Thu?n
Tru?ng THPT Di An - Bình Duong
TÌNH HÌNH XÃ HỘI Ở NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX
VÀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN
1. Tình hình xã hội và đời sống nhân dân
*Giải thích vì sao tình hình xã hội dưới triều Nguyễn không ổn định ?
a) Về xã hội :
+ Ra đời trong bối cảnh lịch sử mà phong trào nông dân nổ ra liên tiếp ở thế kỉ XVIII do cuộc khủng hoảng xã hội. Bộ máy nhà nước phong kiến Nguyễn phải gia tăng tính chuyên chế.
+ Xã hội có hai giai cấp : giai cấp thống trị gồm vua quan và địa chủ, cường hào ; giai cấp bị trị gồm các tầng lớp nhân dân lao động mà đa số là nông dân.
+ Nhà Nguyễn đã tìm mọi cách để ổn định tình hình xã hội nhưng tệ tham quan ô lại vẫn tiếp diễn, đặc biệt là ở nông thôn đã làm cho đời sống nông dân khổ cực, thêm vào đó là việc bắt dân đi lao dịch xây dựng các công trình công cộng.
Gia Long đặt ra luật 4 không
Không đặt tể tướng
Không lấy đỗ trạng nguyên
Không lập hoàng hậu
Không phong tước vương cho người ngoài hoàng tộc
Vua Nguyễn thâu tóm tất cả quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, giám sát ...
Vua Gia Long

Nguyễn Công Trứ
“Cái hại của quan lại là một, hai phần, còn cái hại cường hào đến 8, 9 phần”
Giai cấp thống trị
Vua
Địa chủ, cường hào
Giai cấp bị trị
Nhân dân lao động
(chủ yếu là nông dân)
Xã hội chia thành hai giai cấp:
Một bài vè đương thời:
“Xác đầy nghĩa địa
Thây thối bên cầu
Trời ảm đạm u sầu
Cảnh hoang tàn đói rét”
b) Đời sống nhân dân :
+ Thiên tai, mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra, đời sống nhân dân khổ cực.
+ Những vấn đề trên là nguyên nhân của phong trào đấu tranh của mọi tầng lớp nhân dân chống lại triều Nguyễn.
Nguyễn Công Trứ
Nguyễn Công Trứ
(1778-1858)
Một nhà quân sự, một nhà kinh tế và một nhà thơ lỗi lạc
Ông có sáng kiến chiêu mộ dân nghèo, đắp đê lấn biển, lập ấp, khai sinh các huyện Kim Sơn (Ninh Bình), Tiền Hải (Thái Bình)
Ông luôn nuôi lý tưởng giúp đời, lập công danh, sự nghiệp:
Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông
2. Phong trào đấu tranh của nhân dân và binh lính
*Trình bày phong trào đấu tranh của nhân dân và binh lính nửa đầu thế kỉ XIX ?
- Ngay từ đầu thế kỉ XIX, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân đã nổ ra và liên tục phát triển cho đến giữa thế kỉ XIX.
- Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành (1821 - 1827) nổ ra ở trấn Sơn Nam hạ và cuộc khởi nghĩa của Cao Bá Quát (1854 - 1855) bùng lên ở Ứng Hoà (Hà Tây). Ở Phiên An (Gia Định), nổ ra cuộc khởi nghĩa của binh lính do Lê Văn Khôi lãnh đạo (1833 - 1835).
Phan Bá Vành thủ lĩnh phong trào nông dân ở miền Bắc, người làng Minh Giám (Vũ Thư – Thái Bình), giỏi võ.
Năm 1821 – 1822 vùng Châu thổ Sông Hồng gặp đói lớn, trong khi đó Nhà nước phong kiến và bọn địa chủ cường hào lại tăng cường bóc lột, nhân dân Nam Định, Thái Bình, Hải Dương bất bình nổi lên chống đối, Phan Bá Vành nhân đó lấy làng Minh Giám làm nơi tập hợp lực lượng phát động khởi nghĩa.
Nghĩa quân đi đến đâu đều lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo vì vậy được nhiều người hưởng ứng, khởi nghĩa lan rộng.
Năm 1826 Minh Mạng huy động lực lượng đàn áp khởi nghĩa, vì vậy nghĩa quân phải rút về xây dựng căn cứ ở Trà Lũ (Nam Định). Năm 1827 quân triều đình tấn công Trà Lũ, Phan Bá Vành bị giết, khởi nghĩa thất bại. Làng Trà Lũ bị tàn phá.
Đời sống nhân dân cực khổ
→ mâu thuẫn xã hội gay gắt
→ đấu tranh

Hơn 400 cuộc khởi nghĩa nổ ra từ đầu TK XIX, phát triển đến giữa TK XIX
2. Phong trào đấu tranh của nhân dân
Cao Bá Quát (1809 - 1855)
Cao Bá Quát (1808 – 1855). Quê ở Phú Thuỵ – Gia Lâm – Hà Nội. Năm 1831 đổ cử nhân, thuở nhỏ sống nghèo nhưng nhân cách cứng rắn, nổi tiếng văn hay chữ tốt. Nhưng mấy lần thi hội đều phạm quy nên bị đánh hỏng; năm 1841 làm quan Bộ lễ tại Huế. Năm 1847 làm ở Viện hàn Lâm, sớm nhận rõ bộ mặt xấu xa của vua quan triều đình, ông từ quan.
Cao Bá Quát là nhà thơ lớn, người đương thời ca ngợi “văn như Siêu, Quát vô Tiền Hán”. Ông để lại hàng nghìn bài thơ chữ Nôm và chữ Hán, thể hiện rõ bản lĩnh, tài năng và ý chí của ông, luôn đề cao các anh hùng dân tộc, các nhà Nho nhân cách, phản ánh nỗi cực khổ của dân nghèo.
Năm 1853, 1854 các tỉnh Bắc Ninh, Sơn Tây bị hạn hán, châu chấu hoành hành cắn phá lúa, nhân dân đói khổ, lòng người bất mãn với triều đình. Nhân cơ hội này ông tổ chức khởi nghĩa, trở thành thủ lĩnh của khởi nghĩa nông dân. Do bị bại lộ nên khởi nghĩa chỉ kéo dài được mấy tháng. Cao Bá Quát hy sinh tại trận địa. Sau đó triều đình Tự Đức ra lệnh tru di 2 họ. Bà con nội, ngoại của Cao Bá Quát nhiều người bị giết hại. Sách vở của ông cũng bị đốt huỷ.
3. Đấu tranh của các dân tộc ít người
*Trình bày các cuộc đấu tranh của các dân tộc ít người ?
- Phong trào đấu tranh của các dân tộc ít người cũng diễn ra từ Bắc đến Nam. Tiêu biểu là :
+ Cuộc khởi nghĩa của người Tày ở Cao Bằng, dưới sự lãnh đạo của Nông Văn Vân (1833 - 1835).
+ Cuộc khởi nghĩa của người Mường ở Hoà Bình và Tây Thanh Hoá, dưới sự lãnh đạo của tù trưởng họ Quách (1832 - 1838).
+ Các cuộc khởi nghĩa của người Khơ-me nổ ra ở Tây Nam Kì (1840 - 1848).
- Ý nghĩa : Phong trào đấu tranh của nhân dân chống triều đình Nguyễn nổ ra liên tục từ đầu đến giữa thế kỉ XIX đã chứng tỏ sự bất bình của mọi tầng lớp nhân dân đối với chính quyền nhà Nguyễn nói chung và bọn địa chủ cường hào ở nông thôn nói riêng.
- Các cuộc khởi nghĩa không chỉ ở miền xuôi, mà còn có các cuộc nổi dậy của các dân tộc ít người miền núi. Trong thời gian này, cả nước có tới 400 cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu như các cuộc khởi nghĩa Phan Bá Vành, Cao Bá Quát, Lê Văn Khôi...
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Chí Thuận
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)