Bài 26. Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỷ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân

Chia sẻ bởi Vũ Thị Dinh | Ngày 10/05/2019 | 33

Chia sẻ tài liệu: Bài 26. Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỷ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG
QUÝ THẦY CÔ
VỀ DỰ HỘI GIẢNG
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG
TRUNG TÂM GDTX NINH GIANG
--------------------------------
Họ và tên giáo viên: Phan Thị Thuần
Tổ: Khoa Học Xã Hội
1
2
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu hỏi: “Hãy nêu khái quát quá trình xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước dưới thời Nguyễn?”
TIẾT 33
BÀI 26: TÌNH HÌNH XÃ HỘI Ở NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX VÀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN
Tình hình xã hội và đời sống nhân dân
Phong trào đấu tranh của nhân dân và binh lính
Đấu tranh của các dân tộc ít người
1. Tình hình xã hội và đời sống nhân dân
a. Tình hình xã hội
Nêu những nét chính về tình hình xã hội dưới Triều Nguyễn?
Trong xã hội sự phân chia giai cấp ngày càng cách biệt:
+ Giai cấp thống trị: vua, quan lại, địa chủ, cường hào
+ Giai cấp bị trị: các tầng lớp nhân dân, đại đa số là nông dân
Tệ tham quan ô lại phổ biến
Ở nông thôn: địa chủ, cường hào ức hiếp nhân dân
Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ đã tâu với vua: “ Cái hại của quan lại là một, hai phần, cái hại của cường hào là 8, 9 phần… nó làm con cái người ta thành mồ côi, vợ người ta thành góa bụa…”
Nguyễn Công Trứ
1. Tình hình xã hội và đời sống nhân dân
a. Tình hình xã hội
Từ những biểu hiện trên, em có suy nghĩ gì về tình hình xã hội nước ta thời Nguyễn?
Trong xã hội sự phân chia giai cấp ngày càng cách biệt:
+ Giai cấp thống trị: vua, quan lại, địa chủ, cường hào
+ Giai cấp bị trị: các tầng lớp nhân dân, đại đa số là nông dân
Tệ tham quan ô lại phổ biến
Ở nông thôn: địa chủ, cường hào ức hiếp nhân dân
 Xã hội đang lên cơn sốt trầm trọng
b. Đời sống nhân dân
Trong xã hội đó, đời sống nhân
dân ra sao?
1. Tình hình xã hội và đời sống nhân dân
Nhân dân phải gánh chịu:
+ Cảnh sưu cao, tô thuế nặng nề
+ Chế độ lao dịch, binh dịch liên miên.
KINH THÀNH HUẾ
ĐẠI NỘI
b. Đời sống nhân dân
1. Tình hình xã hội và đời sống nhân dân
Nhân dân phải chịu nhiều gánh nặng:
+ Cảnh sưu cao,tô thuế nặng nề
+ Chế độ lao dịch, binh dịch liên miên.
+ Thiên tai, mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra.
Em nghĩ thế nào về cuộc sống nhân dân ta dưới triều Nguyễn? Hãy so sánh với các triều đại trước?
 Đời sống nhân dân cơ cực. Mâu thuẫn xã hội gay gắt làm bùng nổ các cuộc đấu tranh
2. Phong trào đấu tranh của nhân dân và binh lính
Nửa đầu thế kỉ XIX có hơn 400 cuộc khởi nghĩa bùng nổ
- Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Phan Bá Vành, Cao Bá Quát, Lê Văn Khôi (binh lính)
Nhóm 1: Tìm hiểu cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành?
Nhóm 2: Tìm hiểu cuộc khởi nghĩa của Cao Bá Quát?
Nhóm 3: Tìm hiểu cuộc khởi nghĩa của binh lính?
Lưu ý: Mỗi cuộc khởi nghĩa tìm hiểu theo tiêu chí
(Lãnh đạo, thời gian, lực lượng, địa bàn, kết quả)
Thảo luận nhóm (5 phút):
Khởi nghĩa của Phan Bá Vành
Khởi nghĩa của Cao Bá Quát
Khởi nghĩa của binh lính
Phan Bá Vành
1821 – 1827
Nông dân
Sơn Nam Hạ (Nam Định - Thái Bình),
Hải Dương, An Quảng
Thất bại
Thất bại
Thất bại
Ứng Hòa (Hà Tây), Hà Nội, Hưng Yên, Sơn Tây
Phiên An (Gia Định), 6 tỉnh Nam Kì
Văn thân, sĩ phu yêu nước, nông dân
1854 – 1855
Cao Bá Quát, Lê Duy Cự
Binh lính, nông dân
1833 - 1835
Lê Văn Khôi
Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:
KN Lê Văn Khôi
KN Phan Bá Vành
KN Cao Bá Quát
2. Phong trào đấu tranh của nhân dân và binh lính
So với các triều đại trước cuộc đấu tranh của nhân dân thời Nguyễn có đặc điểm gì khác?
- Đặc điểm:
+ Các cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tục, quy mô lớn, thời gian kéo dài
+ Nổ ra ngay từ đầu thế kỷ XIX
+ Lực lượng gồm nông dân,văn thân sĩ phu yêu nước, binh lính.
3. Đấu tranh của các dân tộc ít người
- Ở phía Bắc:
+ Người Tày ở Cao Bằng dưới sự lãnh đạo của Nông Văn Vân nổi dậy từ năm 1833-1835.
+ Từ năm 1832 – 1838 người Mường ở Hòa Bình và tây Thanh Hóa dưới sự lãnh đạo của tù trưởng họ Quách.
Hãy kể tên những cuộc khởi nghĩa của các dân tộc ít người đầu thế kỉ XIX?
KN Nông Văn Vân
CAO BẰNG
3. Đấu tranh của các dân tộc ít người
- Ở phía Bắc:
+ Người Tày ở Cao Bằng dưới sự lãnh đạo của Nông Văn Vân nổi dậy từ năm 1833-1835.
+ Từ năm 1832 – 1838 người Mường ở Hòa Bình và tây Thanh Hóa dưới sự lãnh đạo của tù trưởng họ Quách.
- Ở phía Nam: cuộc nổi dậy của người Khơ Me ở Tây Nam Bộ
 Phong trào đấu tranh chỉ tạm lắng xuống khi thực dân Pháp xâm lược nước ta
Nhà Nguyễn đã không giải quyết được cuộc khủng hoảng, bảo thủ, làm cho mâu thuẫn tiếp tục sâu sắc. Các cuộc đấu tranh liên tiếp bùng nổ thành các phong trào lớn.

Phong trào đấu tranh không chỉ giới hạn ở giai cấp nông dân mà lôi cuốn cả tộc người thiểu số, đặc biệt là binh lính.

- Bằng những chính sách phản động và những cuộc đàn áp đẫm máu nhà Nguyễn đã tự mình phá hủy 2 chỗ dựa là nhân dân và dân tộc. Càng ngày nhà Nguyễn càng bị cô lập nghiêm trọng và sẽ tự chuốc lấy số phận thất bại nhục nhã trước họa xâm lược của chủ nghĩa tư bản Phương Tây
KẾT LUẬN
Lập bảng thống kê về chính trị , xã hội , các cuộc đấu tranh giữa 2 thời kì TK XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX
BÀI TẬP :
Cảm ơn
Quý thầy cô và đồng nghiệp
21
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Thị Dinh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)