Bài 26. Thế năng

Chia sẻ bởi lê thị lý | Ngày 25/04/2019 | 133

Chia sẻ tài liệu: Bài 26. Thế năng thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

GIÁO ÁN THỰC TẬP GIẢNG DẠY
Ngày soạn: 12/02/2017 Ngày dạy: 16/02/2017
Lớp dạy: 10/3
Họ và tên GVHD: Hồ Văn Sa
Họ và tên giáo sinh: Lê Thị Lý

BÀI 26: THẾ NĂNG
Tiết 45: THẾ NĂNG TRỌNG TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức cần đạt
- Phát biểu được định nghĩa trọng trường, trọng trường đều.
- Viết được biểu thức trọng lực của 1 vật.
- Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức của thế năng trọng trường.
- Viết được công thức liên hệ giữa công của trọng lực và sự biến thiên thế năng.
2.Kĩ năng
- Biết cách chọn mốc thế năng hợp lý để tính thế năng trong từng trường hợp.
- Vận dụng được biểu thức thế năng trọng trường để tính thế năng của vật, giải được các bài tập cơ bản.
-Giáo dục môi trường: Giải thích tác động làm sói mòn đất khi nước chảy và biện pháp khắc phục. Giải thích vai trò của cây cối trong việc sói mòn đất.
3.Thái độ
- Liên hệ kiến thức với thực tế.
-Quan tâm trồng cây, ý thức bảo vệ rừng.
-Phân biệt được thế năng và động năng.
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên
- Tìm hiểu lớp 8 HS đã học kiến thức gì về thế năng.
- Chuẩn bị các câu hỏi và phần gợi ý trả lời.
- Các ví dụ thực tế để minh họa cho bài học.
* Phương pháp:
- Giảng giải
- Vấn đáp
- Đặt vấn đề
2. Học sinh
- Ôn lại khái niệm thế năng đã học ở lớp 8.
- Các khái niệm trọng lượng, trọng lực.
- Biểu thức tính công của một lực.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định tổ chức(1 phút)
Kiểm tra sỉ số, nhắc nhở tác phong, vệ sinh.
Kiểm tra bài cũ(7 phút)
-Câu 1: Nêu định nghĩa và viết công thức tính động năng của một vật và nêu đơn vị?
-Câu 2: Nêu mối liên hệ giữa độ biến thiên động năng và công của lực tác dụng lên vật?
3. Bài mới:
Đặt vấn đề(1 phút): Bài học trước ta đã tìm hiểu về dạng năng lượng mà vật có được do chuyển động đó là động năng. Hôm nay ta sẽ tìm hiểu về một dạng năng lượng khác đó là thế năng.
Thời gian
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BẢNG

13 phút
Hoạt động 1: Tìm hiểu về trọng trường


-Thông báo mọi vật xung quanh Trái Đất đều chịu tác dụng hấp dẫn do Trái Đất gây ra, lực này gọi là trọng lực. Ta nói rằng xung quanh Trái Đất tồn tại 1 trọng trường.
- Yêu cầu học sinh nêu biểu hiện của trọng trường?
-Yêu cầu học sinh nhắc lại công thức trọng lực của 1 vật có khối lượng m?
- Thông báo khái niệm trọng trường đều.
-Lắng nghe.





- Trả lời.

-Trả lời.

-Lắng nghe, ghi bài
I.Thế năng trọng trường
1. Trọng trường:
-Xung quanh Trái Đất tồn tại một trọng trường.
-Biểu hiện của trọng trường là sự xuất hiện của trọng lực tác dụng lên một vật có khối lượng m đặt tại một ví trí bất kì trong khoảng không gian có trọng trường.
-Trọng lực của một vật có khối lượng m:

-Xét một khoảng không gian không quá rộng thì vecto gia tốc trọng trường g tại mọi điểm có phương song song, cùng chiều và cùng độ lớn. Ta nói trong khoảng không gian đó trọng trường là đều.

11phút
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm thế năng trọng trường


-Đưa ra ví dụ: Một búa máy từ độ cao z rơi xuống đập vào đầu cọc ở mặt đất, làm cho cọc lún sâu vào đất một đoạn s. Chứng tỏ búa máy đã sinh công. Nếu độ cao z càng lớn thì s càng dài.
-Vậy tại sao búa máy có thể sinh công?
-Thông báo khái niệm thế năng trọng trường.
-Yêu cầu học sinh nêu công thức tính công khi búa máy rơi xuống đất.
-Nhận xét, kết luận: biểu thức tính công A là biểu thức tính thế năng trọng trường của vật:
Wt = mgz
-Yêu cầu học sinh phát biểu định nghĩa thế năng trọng trường.
- Yêu cầu học sinh tính thế năng tại mặt đất?
-Yêu cầu học sinh trả lời câu C3.
-Nhận xét.
-Thông báo chú ý.
-Lắng nghe.






- Trả lời
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: lê thị lý
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)