Bài 26. Thế năng
Chia sẻ bởi Zen Nguyen |
Ngày 25/04/2019 |
121
Chia sẻ tài liệu: Bài 26. Thế năng thuộc Vật lý 10
Nội dung tài liệu:
Tiết 43,44: THẾ NĂNG
I. Mục tiêu
Thế năng là một dạng năng lượng được trình bày trong chương trình phổ thông nhằm góp phần cho học sinh có cái nhìn hoàn thiện cơ bản về năng lượng cơ học. Loại năng lượng này gần gũi và có nhiều biểu hiện trong đời sống.
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
1. Kiến thức
Phát biểu được định nghĩa trọng trường, trọng trường đều. Viết được biểu thức trọng lực của một vật.
Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức của thế năng trọng trường (thế năng hấp dẫn). Định nghĩa được khái niệm mốc thế năng.
Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức của thế năng đàn hồi.
2. Kĩ năng
Vận dụng công thức tính thế năng trọng trường, thế năng đàn hồi để giải các bài tập cơ bản trong SGK và các bài tập tương tự.
Giải thích được các hiện tượng trong đời sống liên quan đến thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi.
3. Thái độ
Tin tưởng vào tri thức khoa học, có niềm say mê, hứng thú bộ môn.
Tích cực tham gia xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh tri thức.
2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh
+ Năng lực sử dụng kiến thức:
- Trình bày được các đặc điểm của thế năng trọng trường, thế năng đàn hồi.
- Viết được công thức của thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi, mối quan hệ giữa độ giảm thế năng và công của trọng lực.
- Vận dụng các kiến thức để giải bài tập và giải thích các hiện tượng trong đời sống.
+ Năng lực phương pháp:
- Mô tả được những hiện tượng tự nhiên liên quan tới các quá trình bằng ngôn ngữ vật lí.
+ Năng lực trao đổi thông tin:
- Ghi chép nội dung hoạt động nhóm. Biểu diễn kết quả hoạt động nhóm dưới dạng bảng biểu
- Bằng ngôn ngữ vật lí thực hiện nhiệm vụ học tập
- Phân công công việc hợp lí để đạt hiệu quả cao nhất khi thực hiện nhiệm vụ hoạt động nhóm
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
Máy chiếu, ti vi, phiếu học tập
Tổ chức lớp: chia lớp thành các nhóm nhỏ ( theo bàn ) học tập
Tìm những ví dụ thực tế về những vật có thế năng có thể sinh công.
2. Học sinh
- Ôn lại phần thế năng, trọng trường đã học ở chương trình THCS.
- Ôn lại công thức tính công của một lực.
- SGK, vở ghi bài, giấy nháp...
III.Tổ chức các hoạt động học của học sinh
Dự kiến tổ chức các hoạt động:
Các bước
Hoạt động
Tên hoạt động
Thời lượng dự kiến
Khởi động
Hoạt động 1
Nhắc lại kiến thức cũ, tạo tình huống đặt vấn đề.
15 phút
Hình thành kiến thức
Hoạt động 2
Tìm hiểu thế năng trọng trường (thế năng hấp dẫn)
20 phút
Hoạt động 4
Tìm hiểu thế năng đàn hồi.
15 phút
Luyện tập
Hoạt động 5
Hệ thống hóa kiến thức, giải một số bài tập vận dụng.
35 phút
Tìm tòi mở rộng
Hoạt động 6
Tích hợp bảo vệ của cải, tính mạng con người trong đời sống.
5 phút
Về nhà
KHỞI ĐỘNG:
Hoạt động 1: Tạo tình huống học tập.
Mục tiêu hoạt động: Thông qua hiện tượng thực tế để tạo cho HS về vấn đề thế năng trọng trường, thế năng trọng trường phụ thuộc vào yếu tố nào.
Nội dung hoạt động:
- GV mô tả tình huống trong thực tế:
+ Treo quả nặng A với khối gỗ, quả nặng A nằm sát mặt đất, khối gỗ đứng yên trên mặt bàn.
+ Treo quả nặng A với khối gỗ, đưa quả nặng A lên độ cao nào đó rồi thả ra, khối gỗ bị kéo trượt trên trên mặt bàn.
- Hướng dẫn HS nhớ lại kiến thức lớp 8.
- HS trao đổi nhóm về: đã biết gì về thế năng trọng trường: khi nào vật có thế năng? khi nào thế năng trọng trường bằng 0?
- Thống nhất vấn đề nghiên cứu về thế năng trọng trường:
+ Xuất hiện ở đâu? Khi nào?
+ Đặc điểm?
+ Ứng dụng trong đời sống và kĩ thuật?
Gợi ý tổ chức dạy học
- GV mô tả tình huống trong thực tế:
- Chuyển giao nhiệm vụ cho các nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời vào phiếu học tập: đã biết gì về thế năng trọng trường: khi nào vật có thế năng? khi nào thế năng trọng trường bằng 0? Làm thế nào để đo thế năng trọng trường của một vật?
I. Mục tiêu
Thế năng là một dạng năng lượng được trình bày trong chương trình phổ thông nhằm góp phần cho học sinh có cái nhìn hoàn thiện cơ bản về năng lượng cơ học. Loại năng lượng này gần gũi và có nhiều biểu hiện trong đời sống.
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
1. Kiến thức
Phát biểu được định nghĩa trọng trường, trọng trường đều. Viết được biểu thức trọng lực của một vật.
Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức của thế năng trọng trường (thế năng hấp dẫn). Định nghĩa được khái niệm mốc thế năng.
Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức của thế năng đàn hồi.
2. Kĩ năng
Vận dụng công thức tính thế năng trọng trường, thế năng đàn hồi để giải các bài tập cơ bản trong SGK và các bài tập tương tự.
Giải thích được các hiện tượng trong đời sống liên quan đến thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi.
3. Thái độ
Tin tưởng vào tri thức khoa học, có niềm say mê, hứng thú bộ môn.
Tích cực tham gia xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh tri thức.
2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh
+ Năng lực sử dụng kiến thức:
- Trình bày được các đặc điểm của thế năng trọng trường, thế năng đàn hồi.
- Viết được công thức của thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi, mối quan hệ giữa độ giảm thế năng và công của trọng lực.
- Vận dụng các kiến thức để giải bài tập và giải thích các hiện tượng trong đời sống.
+ Năng lực phương pháp:
- Mô tả được những hiện tượng tự nhiên liên quan tới các quá trình bằng ngôn ngữ vật lí.
+ Năng lực trao đổi thông tin:
- Ghi chép nội dung hoạt động nhóm. Biểu diễn kết quả hoạt động nhóm dưới dạng bảng biểu
- Bằng ngôn ngữ vật lí thực hiện nhiệm vụ học tập
- Phân công công việc hợp lí để đạt hiệu quả cao nhất khi thực hiện nhiệm vụ hoạt động nhóm
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
Máy chiếu, ti vi, phiếu học tập
Tổ chức lớp: chia lớp thành các nhóm nhỏ ( theo bàn ) học tập
Tìm những ví dụ thực tế về những vật có thế năng có thể sinh công.
2. Học sinh
- Ôn lại phần thế năng, trọng trường đã học ở chương trình THCS.
- Ôn lại công thức tính công của một lực.
- SGK, vở ghi bài, giấy nháp...
III.Tổ chức các hoạt động học của học sinh
Dự kiến tổ chức các hoạt động:
Các bước
Hoạt động
Tên hoạt động
Thời lượng dự kiến
Khởi động
Hoạt động 1
Nhắc lại kiến thức cũ, tạo tình huống đặt vấn đề.
15 phút
Hình thành kiến thức
Hoạt động 2
Tìm hiểu thế năng trọng trường (thế năng hấp dẫn)
20 phút
Hoạt động 4
Tìm hiểu thế năng đàn hồi.
15 phút
Luyện tập
Hoạt động 5
Hệ thống hóa kiến thức, giải một số bài tập vận dụng.
35 phút
Tìm tòi mở rộng
Hoạt động 6
Tích hợp bảo vệ của cải, tính mạng con người trong đời sống.
5 phút
Về nhà
KHỞI ĐỘNG:
Hoạt động 1: Tạo tình huống học tập.
Mục tiêu hoạt động: Thông qua hiện tượng thực tế để tạo cho HS về vấn đề thế năng trọng trường, thế năng trọng trường phụ thuộc vào yếu tố nào.
Nội dung hoạt động:
- GV mô tả tình huống trong thực tế:
+ Treo quả nặng A với khối gỗ, quả nặng A nằm sát mặt đất, khối gỗ đứng yên trên mặt bàn.
+ Treo quả nặng A với khối gỗ, đưa quả nặng A lên độ cao nào đó rồi thả ra, khối gỗ bị kéo trượt trên trên mặt bàn.
- Hướng dẫn HS nhớ lại kiến thức lớp 8.
- HS trao đổi nhóm về: đã biết gì về thế năng trọng trường: khi nào vật có thế năng? khi nào thế năng trọng trường bằng 0?
- Thống nhất vấn đề nghiên cứu về thế năng trọng trường:
+ Xuất hiện ở đâu? Khi nào?
+ Đặc điểm?
+ Ứng dụng trong đời sống và kĩ thuật?
Gợi ý tổ chức dạy học
- GV mô tả tình huống trong thực tế:
- Chuyển giao nhiệm vụ cho các nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời vào phiếu học tập: đã biết gì về thế năng trọng trường: khi nào vật có thế năng? khi nào thế năng trọng trường bằng 0? Làm thế nào để đo thế năng trọng trường của một vật?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Zen Nguyen
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)