Bài 26. Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên

Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Loan | Ngày 23/10/2018 | 20

Chia sẻ tài liệu: Bài 26. Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên thuộc Sinh học 6

Nội dung tài liệu:

Nhiệt liệt chào mừng các thầy cô giáo về dự giờ môn sinh học 6
Trường: THCS Đại Hùng
GV: Nguyễn Thanh Loan
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 1: Kể tên các cơ quan sinh dưỡng của cây có hoa và nêu chức năng của từng cơ quan đó?
DINH DƯỠNG
RỄ, THÂN, LÁ
HOA, QUẢ, HẠT
SINH SẢN
Đặt vấn đề
Có khi nào rễ, thân, lá cũng làm nhiệm vụ sinh sản không?
Nếu có, chúng sẽ sinh sản như thế nào, trong điều kiện nào ?
Hình 26.1: Cây rau má bò trên đất ẩm.
Mỗi mấu thân đều có chồi và rễ . Mỗi mấu thân như vậy sẽ trở thành cây mới được vì có đủ chồi và rễ.
? Cây rau má khi bò trên mặt đất ẩm ở mỗi mấu thân có hiện tượng gì? Mỗi mấu thân như vậy tách ra có thể thành cây mới được không? Vì sao ?
? Củ gừng để ở nơi ẩm có thể tạo thành những cây mới được không? Vì sao ?
Hình 26.2: Củ gừng để ở nơi ẩm.
Chồi
Rễ
* Củ gừng để nơi ẩm có thể trở thành cây mới được vì có đủ chồi và rễ.
? Củ khoai lang để nơi đất ẩm có thể tạo thành cây mới được không ? Vì sao?

Hình 26.3: Củ khoai lang để ở nơi ẩm
Rễ
Chồi
Củ khoai lang để nơi đất ẩm có thể trở thành cây mới được vì có đủ chồi và rễ .
Hình 26.4: Lá thuốc bỏng rơi xuống nơi ẩm
? Lá thuốc bỏng rơi xuống nơi ẩm có thể tạo thành cây mới được không ? Vì sao ?
Lá thuốc bỏng rơi xuống đất ẩm có thể tạo thành cây mới được vì nó có đủ chồi và rễ .
Củ khoai tây để nơi ẩm có thể tạo thành cây mới được không? Vì sao?
Củ khoai tây để nơi ẩm
Chồi
Rễ
Củ khoai tây để nơi ẩm có thể tạo thành cây mới được vì có đủ rễ và chồi.
Mỗi mấu thân đều có chồi và rễ . Mỗi mấu thân như vậy sẽ trở thành cây mới được vì có đủ chồi và rễ.
* Củ gừng để nơi ẩm có thể trở thành cây mới được vì có đủ chồi và rễ.
Củ khoai lang để nơi đất ẩm có thể trở thành cây mới được vì có đủ chồi và rễ .
Lá thuốc bỏng rơi xuống đất ẩm có thể tạo thành cây mới được vì nó có đủ chồi và rễ .
Củ khoai tây để nơi ẩm có thể tạo thành cây mới được vì có đủ rễ và chồi.
Chồi
Rễ
Chồi
Rễ
Chồi
Rễ
Cây rau má
Củ gừng
Củ khoai lang
Lá thuốc bỏng
Quan sát các hình trên, hoàn thành phiếu học tập sau:
Thân bò
Thân rễ
Rễ củ

Cơ quan sinh dưỡng
Cơ quan sinh dưỡng
Cơ quan sinh dưỡng
Cơ quan sinh dưỡng
Đất ẩm
Đất ẩm
Đất ẩm
Đất ẩm
Vậy sự tạo thành cây mới từ rễ thân lá ở một số cây có hoa cần điều kiện gì?
Rau má nhân sâm của người nghèo
Rau má có tác dụng giúp cho cơ xương chắc khỏe, da mịn màng. Giúp mau liền sẹo các vết bỏng, vết thương, chống xơ cứng tổ chức, chống lão hóa, giải độc gan, an thần, chống stress…
(Theo báo sức khỏe và đời sống số 411)
Đương nhiên, không ai lạ lùng gì loài rau quen thuộc ấy. Từ quê đến phố, từ sang đến hèn, cấm có ai không xài rau má. Dân dã thì chế món ăn theo cơm bữa: luộc chấm mắm, nấu canh…. Điệu đàng hơn thì xay, vắt, ép lấy nước pha đường, ướp lạnh làm sinh tố, giải khát. Nước rau má làm món giải khát trong mùa nắng thì tuyệt; vừa ngon mát, vừa bổ khỏe. Theo nghiên cứu của các nhà dinh dưỡng học, rau má có tính bổ dưỡng cao, chứa nhiều vitamin, khoáng chất tối cần thiết cho cơ thể. Thế nên, trong Đông y, người ta thường dùng rau má (phối hợp cùng đậu hoặc mè đen) chế thành thuốc bổ cho người già, trẻ em và người ốm mới dậy. 

Rau má – rau của mẹ
(theo y nguyên)
Không chỉ dừng ở công dụng thực phẩm, rau má còn là một vị thuốc. Chuyện này thì cả kinh nghiệm dân gian lẫn y lý chính qui đều thừa nhận. Dân gian dùng rau má như món thuốc thanh nhiệt, giải độc và chữa các bệnh ngoài da thường hay phát do cái nóng mùa hè. Y lý chính qui thì rộng đường hơn: xem rau má như vị thuốc dưỡng âm, chống lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể nói chung. Cụ thể hơn, rất nhiều bài thuốc Đông y chữa bệnh thấp khớp, huyết áp, sốt xuất huyết, lợi tiểu nhuận trường v.v… có sử dụng vị rau má.
Rau má – rau của mẹ
(theo y nguyên)
Vào thời thực dân xâm lược và thống trị Việt Nam, chúng tổ chức làm đường xe lửa để vận chuyển các khoáng vật ra Cảng mang về nước. Khi làm đường tàu đến đất Hoằng Hoá ( thuộc Tỉnh Thanh Hóa) thì bị người dân Thanh Hoá lên kế hoạch để tổ chức phá bỏ đường ray nhằm ngăn không cho chúng vận chuyển khoáng sản về nước. Thấy đường tàu mãi không làm xong, Quan Pháp mới hỏi quan huyện Hoằng Hoá là tại sao lại để dân chúng phá đường tàu mà không xử phạt? Quan huyện Hoằng Hoá cũng là người yêu nước, mới nói rằng: "Thưa quan, dân chúng con khổ quá không có gì ăn nên phải ăn rau má, mà rau má trên đường tàu là non và ngon nhất, dân con không cố ý phá đâu ạ"
Kĩ thuật trồng rau má trong thùng xốp
Bước 1: Làm đất kỹ, tơi xốp, bón lót vôi nông nghiệp rồi phơi ải ít nhất từ 7-10 ngày trước khi trồng để diệt mầm bệnh: ấu trùng, nhộng, nấm…
Bước 2: Hoà nấm tricohderma vào nước rồi phun vào đất trước khi trồng để diệt trừ mầm mống bệnh.
Bước 3: Bổ sung phân bón cho 1 thùng xốp (khoảng 30-50 kg đất): mỗi thùng khoảng 2 kg phân trùn quế hoặc phân chuồng hoai mục: 3-5kg/thùng; phân cá ủ hoai. Nếu không có thì có thể thay bằng phân vi sinh, lượng dùng khoảng 2-5 kg/thùng.
Bước 4: Ngắt từng mắt rau má ra thành từng tép/ bụi nhỏ sau đó trồng với khoảng cách15 x 20 cm (3 đến 4 tép/bụi, tưới nước 1 đến 2 lần/ngày vào mùa nắng).

Lưu ý: Mùa khô cần tưới nước thường xuyên. Rau má khá nhạy cảm với thời tiết, môi trường. Sương mù khiến cây vàng úa, cần tưới rửa vào buổi sáng. Những cơn mưa đầu mùa dù lớn hay nhỏ cũng cần tưới nước, rửa axít và tránh môi trường thay đổi đột ngột làm cây hư hỏng. Rau má thích hợp các loại phân vi sinh và phân chuồng.
Kĩ thuật trồng khoai tây
Bước 1: Thúc củ lên mầm.
Đặt các củ khoai tây giống vào một chiếc khay, để ở nơi thoáng mát.
Khi củ lên mầm dài 2-3 cm đem đi trồng.
Bước 2: Trồng khoai tây trong chậu/thùng to
- Tạo các lỗ thoát nước cho chậu/thùng dùng để trồng cây.
- Đổ đất hữu cơ đầy 1/3 thùng. Đặt khoảng 4 - 5 củ khoai giống lên bề mặt đất, hướng các mầm lên trên. Phủ một lớp phân bón hữu cơ khoảng 15 cm bên trên và tưới nước.
Bước 3: Đổ thêm đất và thêm phân hữu cơ xung quanh các cây trong chậu khi chúng lớn cho đến khi đầy thùng.
Bước 4: Tưới nước thường xuyên
Khi cây khoai tây lớn, um tùm lá và phát triển củ cần nhiều nước để tạo ra một vụ thu hoạch tốt.
Tươi nước cho các chậu khoai tây thường xuyên và không bao giờ để chúng bị khô.
Bước 5: Thu hoạch
Thời điểm cây ra hoa là chúng đã sẵn sàng để bạn thu hoạch.
Rỡ các cây bằng tay hoặc xẻng rồi đổ toàn bộ đất trong thùng ra, gom các củ khoai giống lại.
Cây thuốc quanh ta
TÁC DỤNG ÍT AI BIẾT VỀ CÂY CỎ GÀ
Khi nhắc đên cỏ gà chúng ta thường đau đầu để tìm cách nhổ bỏ hết chúng ra khỏi vườn. Nhưng chưa nhổ được mấy hôm thì nó đã lại mọc đầy vườn do nó có thân ngầm dưới đất. Nhưng khi biết công dụng sau của cỏ gà thì chúng ta hãy rửa sạch phơi khô chúng mà dùng dần nhé.
Công dụng: chữa các bệnh nhiễm trùng và sốt rét; 2. Các trường hợp rối loạn tiết niệu, viêm thận và bàng quang, vàng da, sỏi thận, sỏi gan, sỏi mật; 3. Thấp khớp, thống phong; 4. Phụ nữ kinh nguyệt không đều; 5. Trẻ em sốt cao, tiểu ít hay bí đái; 6. Viêm mô tế bào, rắn cắn.
Cách dùng: Cỏ gà có thể dùng dưới dạng thuốc sắc hay thuốc hãm. Có khi dùng toàn cây hay thân rễ sắc uống lấy 20g cho vào 1 lít nước sắc kỹ, ngày uống 2 chén, liên tục trong 3-4 ngày. Nếu hãm uống, dùng 20g rễ hãm 1 phút trong 1 lít nước đun sôi, loại bỏ nước này, bóc vỏ thân rễ đi rồi lại cho vào 1 lít nước khác đun sôi trong 10 phút, có thể thêm 1 nắm Cam thảo. 1 nắm Bạc hà, 1 quả Chanh, mỗi ngày uống 2 chén. Có thể dùng dịch tươi. Ðể trị rắn cắn, dùng thân rễ nhai nuốt nước, lấy bã đắp vào chỗ bị cắn
Những bài thuốc hay từ cây lá bỏng:
- Chữa bỏng nhẹ: Lá bỏng một lượng đủ dùng, rửa sạch bằng nước muối loãng, để ráo, cho thêm 1 chút muối rồi giã nát. Dùng nước cốt bôi lên hoặc đắp cả bã lẫn nước lên vết bỏng.
- Chữa viêm họng: Lấy 10 lá bỏng rửa sạch. Sáng lấy 4 lá, chiều 4 lá, tối 2 lá nhai kỹ, ngậm 1 lúc rồi nuốt cả bã trong vòng 3 -5 ngày là khỏi.
- Trị thương: Đắp lá bỏng giã nhuyễn lên vết thương, cứ sau 3 giờ lại thay bằng lượt lá khác.
- Chữa nhức đầu: Đun lá bỏng trong lò vi sóng hoặc trên bếp lửa vài giây cho lá bỏng nóng lên và mềm ra. Sau đó đắp lên trán khi lá vẫn còn đang nóng.
- Giảm đau lưng, đau xương khớp: Làm nóng và mềm lá bỏng theo cách trên, đắp lá bỏng lên vùng bị đau khi còn nóng. Nếu cần di chuyển thì có thể dùng khăn quấn lá bỏng xung quanh vùng bị đau để giữ ấm trong ngày.
- Chữa mất ngủ: Chiều và tối ăn mỗi lần 8 lá bỏng sẽ giúp giấc ngủ sâu và ngon hơn.
Gừng cây thuốc quanh nhà
Qua phân tích hiện đại có trên 400 hoạt chất trong của gừng. Đó là chất nhựa, tinh dầu, khoáng chất và vitamin… Gừng có tác dụng chống viêm, giảm đau, hạ sốt, chống nôn, nhất là cho phụ nữ có thai mà không độc, chống xay tàu xe, giữ ấm thân thể….
(Theo báo sức khỏe và đời sống số 411)
Em có biết?
Trong tầng phát sinh (tầng sinh trụ ) nằm giữa mạch rây và mạch gỗ của thân, rễ, lá của nhiều cây có những tế bào có khả năng phân chia mạnh. Những tế bào này trong điều kiện thích hợp (đủ độ ẩm) thì phân chia và nhân lên nhanh chóng hình thành nên thể khởi nguyên của rễ và chồi rồi dần dần phát triển thành rễ và chồi mới .
2. Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của cây
BÀI TẬP
Từ các phần khác nhau của cơ quan …….….......... ở một số cây như: ....…..., ........., ………, …....., có thể phát triển thành cây mới, trong điều kiện có …….. Khả năng tạo thành cây mới từ các cơ quan ……………..được gọi là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.
sinh dưỡng
rễ củ
độ ẩm
thân bò

thân rễ
sinh dưỡng
(5)
(6)
(7)
(1)
(2)
(3)
(4)
Xem lại bảng ở phần thảo luận , hãy chọn từ thích hợp trong số các từ:
sinh dưỡng , rễ củ, độ ẩm, thân bò, lá, thân rễ điền vào chỗ trống trong câu dưới đây để có khái niệm đơn giản về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên:
2. Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của cây
- Một số cây trong điều kiện đất ẩm có khả năng tạo được cây mới từ các cơ quan sinh dưỡng.
2. Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của cây
- Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng( rễ , thân , lá ).
Lấy ví dụ về một vài cây có thể sinh sản sinh dưỡng tự nhiên?
Cây phong lan
Cây tre
Củ nghệ
1/Tại sao trong thực tế tiêu diệt cỏ dại lại rất khó khăn? Theo em cần có biện pháp gì để tiêu diệt cỏ dại mà không gây ảnh hưởng xấu cho môi trường?
- Muốn diệt cỏ dại ta phải đào hết toàn bộ phần thân rễ ngầm ở dưới đất thì mới diệt hết cỏ dại. Diệt cỏ thì phải diệt tận gốc.
Cho biết sự giống và khác nhau về khả năng tạo cây mới giữa khoai tây và khoai lang ?
- Phải bảo quản ở nơi khô ráo.
Hãy quan sát củ khoai tây và cho biết khoai tây sinh sản bằng gì?
- Sau khi thu hoạch, muốn khoai lang, khoai tây không bị mọc mầm ta phải làm như thế nào để bảo quản?
Chọn ý trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Sinh sản sinh dưỡng là gì?
a. Cây mới được mọc lên từ hạt
b. Cây mới được tạo thành từ thân cây có hoa.
c. Cây mới được tạo thành từ một phần cơ quan sinh dưỡng( rễ, thân, lá) ở cây mẹ.
c
Câu 2: Cây có khả năng sinh sản sinh dưỡng bằng thân bò là:
a. Cây rau muống
b. Cây su hào
c. Cây mồng tơi
d. cây rau ngót
a
Câu 3: Muốn tiêu diệt cỏ gấu tận gốc cần:
a. Cắt sát mặt đất
b. Đào lấy hết thân rễ
c. Phun thuốc làm cháy lá
b
* Đánh dấu (X) vào câu trả lời đúng nhất
1/ Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là quá trình hình thành cây mới từ bộ phận nào?
a. Từ rễ cây
b. Từ thân cây
c. Từ lá cây
d. Từ rễ, thân và lá cây
2/ Kết quả của sinh sản sinh dưỡng là:
a. Cây non rất giống với cây mẹ
b. Cây non khác biệt với cây mẹ
c. Cây non có sức sống yếu hơn cây mẹ
d. C? 3 câu trên sai
X
X
- V? nh� h?c b�i v� l�m c�c b�i t?p
Mỗi nhóm chuẩn bị cành rau lang, đoạn mì
cắm vào đất ẩm cho ra rễ.
- Chuẩn bị bài: Sinh sản sinh dưỡng do người
- Ôn lại bài: Vận chuyển các chất trong thân
TIẾT HỌC ĐẾN ĐÂY KẾT THÚC
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Loan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)