Bài 26. Sinh sản của vi sinh vật

Chia sẻ bởi Võ Thị Diễm My | Ngày 10/05/2019 | 46

Chia sẻ tài liệu: Bài 26. Sinh sản của vi sinh vật thuộc Sinh học 10

Nội dung tài liệu:

BÀI GiẢNG SINH HOC 10
CHÀO MỪNG CÁC BẠN VÀ THẦY CÔ
THAM DỰ BÀI GiẢNG NGÀY HÔM NAY
“SỰ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT”
Svth:Nguyễn Minh Nhựt
Khoa:Sinh Học
GVHD: Phạm Đình Văn

Sinh trưởng của quần thể vi sinh
vật là gì ?

a) Là thực hiện trao đổi chất với môi trường .
Câu 1:
b) Là sự phân chia tế bào.
c) Là sự tăng số lượng tế bào.
d) Là sự lớn lên của tế bào.
Đúng
Câu hỏi kiểm tra bài cũ

Trong môi trường nuôi cấy không
được bổ sung chất dinh dưỡng thì
quá trình sinh trưởng của quần thể
vi sinh vật biểu hiện mấy pha ?

a) 3
Câu 1 :
b) 4
c) 5
d) 6
Đúng
Câu 2 :
Câu hỏi kiểm tra bài cũ

Trong môi trường nuôi cấy vi sinh
vật, quá trình trao đổi chất mạnh
mẽ nhất ở

a) pha tiềm phát.
Câu 1 :
b) pha cân bằng.
c) pha lũy thừa.
d) pha suy vong.
Đúng
Câu 2 :
Câu 3 :


Câu hỏi kiểm tra bài cũ
Quá trình sinh trưởng của vi sinh vật đã được học ở bài trước
Như vậy quá trình sinh sản của vi sinh vật diễn ra như thế nào? gồm những hình thức nào?
Chúng ta hãy cùng nhau vào bài học
BÀI HỌC
Sinh sản của vi sinh vật gồm:
Sinh sản của vi sinh vật nhân sơ
Sinh sản của vi sinh vật nhân thực
Sinh sản của vi sinh vật nhân sơ gồm các hình thức
Phân đôi
Nảy chồi
Tạo thành bào tử
Hình thức phân đôi
Vi khuẩn sinh sản chủ yếu bằng cách phân đôi. Khi hấp thụ và đồng hóa chất dinh dưỡng, tế bào vi khuẩn tăng kích thước do sinh khối tăng và dẫn đến sự phân chia, ở giai đoạn này màng sinh chất gấp nếp (gọi là mezôxôm)

Vòng ADN của vi khuẩn sẻ lấy các nếp gấp trên màng sinh chất làm điểm tựa đính vào để nhân đôi, đồng thời thành tế bào hình thành vách ngăn để tạo ra hai tế bào vi khuẩn mới từ một tế bào
Hình thức nảy chồi:
Một số vi khuẩn sống trong nước sinh sản nhờ nảy chồi, tế bào mẹ tạo thành một chồi ở cực, chồi lớn dần rồi tách ra thành một cơ thể mới.
Vd: Vi khuẩn quang dưỡng màu tía (Rhodomicrobiumvannielii)

Tạo thành bào tử:
Một số vi khuẩn sinh sản bằng ngoại bào tử (bào tử được hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng)
Vd: sinh vật dinh dưỡng Metan (Methylosynus)


Bào tử đốt ở vi khuẩn
Mộ số sinh sản bằng bào tử đốt (bào tử được hình thành bởi sự phân đốt của hệ sinh dưỡng)
Vd: xạ khuẩn (Actinomycetes)

BÀO TỬ ĐỐT Ở XẠ KHUẨN
Sinh sản của vi sinh vật nhân thực
Sinh sản bằng cách phân đôi, nảy chồi
Sinh sản vô tính
Sinh sản hữu tính


Sinh sản bằng cách phân đôi, nảy chồi:
Ở nấm men, chỉ một số snh sản bằng cách phân đôi còn đa số sinh sản theo kiểu nảy chồi (nấm men rượu).
Sinh sản phân đôi
Trên bề mặt tế bào mẹ xuất hiện một chồi, chồi lớn dần, nhận được đầy đủ các thành phần của tế bào rồi tách ra tiếp tục sinh trưởng cho đến khi đạt được kích thước của tế bào mẹ

Sinh sản nảy chồi
Sinh sản vô tính:
Nấm sợi sinh sản bằng cả bào tử vô tính và hữu tính:
Bào tử vô tính tạo thành chũi trên đĩnh của các sợi nấm khí sinh hoặc được tạo thành bên trong các túi (nang) nằm ở đỉnh các sợi nấm khí sinh. Một loại bào tử vô tính khác gọi là bào tử áo có vách dày.
Một loại bào tử vô tính khác gọi là bào tử áo có vách dày.

Sinh sản hữu tính:
Nấm men có thể sinh sản hữu tính. Khi tế bào lưỡng bội giảm phân, tạo thành 4 hoặc nhiều hơn 4 bào tử đơn bội có thành dày bên trong tế bào mẹ.
Bào tử nguyên phân tạo thành túi bào tử
Ở đa số nấm men , thành tế bào mẹ trở thành một túi chứa các bào tử. Khi túi vở, các bào tử được giải phóng; các bào tử đơn bội khác nhau về giới tính sẽ kết hợp với nhau tao thành một tế bào lưỡng bội nảy chồi mạnh mẽ
Bào tử hữu tính: bao gồm một số dạng sau đây:
1. Các nấm lớn (nấm rơm) có một cấu trúc gọi là thể quả (mũ nấm), mặt dưới thể quả chứa các dãy cấu trúc dạng dùi cui gọi là đảm. Bào tử phát sinh trên đỉnh của đảm, do đó được gọi là bào tử đảm.
2. Bào tử túi do nằm bên trong một túi, một số túi lại được chứa bên trong thể quả chung lớn hơn.
3. Bào tử tiếp hợp và bào tử và bào tử noãn cũng là hai loại bào tử hữu tính ở nấm. Bào tử tiếp hợp được bao bọc bởi một vách dày, màu sẫm giúp chúng kháng được khô hạn, nhiệt độ cao. Bào tử noãn tạo thành ở một số nấm thủy sinh, là các bào tử lớn có lông, roi.
Bào tử tiếp hợp
Theo các bạn vi khuẩn sinh sản chủ yếu bằng hình thức nào?
A. phân đôi
B. nảy chồi
C. tạo thành bào tử
Sai rồi!!!
Chúc bạn may mắn lần sau
Bạn đã thành công
Theo bạn hình thức sinh sản hữu tính và vô tính có ở :
A.sinh vật nhân sơ
B.sinh vật nhân chuẩn
Sai rồi!!!
Chúc bạn may mắn lần sau
Bạn đã thành công
Theo bạn bào tử hữu tính gồm mấy dạng:
A.2
B.3
C.4
Sai rồi!!!
Chúc bạn may mắn lần sau
Bạn đã thành công
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Thị Diễm My
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)