Bài 26. Quang Trung xây dựng đất nước

Chia sẻ bởi Trần Thị Hoài | Ngày 29/04/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: Bài 26. Quang Trung xây dựng đất nước thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ CÙNG TẤT CẢ CÁC EM
KIỂM TRA BÀI CŨ:
Câu hỏi:
- Trình bày cuộc tiến quân của Quang Trung đại phá quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu (1789) trên lược đồ?
- Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn?

Tượng đài Quang Trung (tại gò Đống Đa - Hà Nội)



Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hóa dân tộc.
Chính sách quốc phòng, ngoại giao.
1./ Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hóa dân tộc:
HOẠT ĐỘNG NHÓM:
NHÓM 1, 2:
- Vua Quang Trung có những chính sách gì để phục hồi, phát triển kinh tế? kết quả? liên hệ ngày nay?
- Tại sao mở cửa ải, thông thương chợ búa thì công thương nghiệp được phát triển?

NHÓM 3,4:
Quang Trung thi hành những biện pháp gì để phát triển văn hóa giáo dục?
Chiếu lập học nói lên hoài bão gì của vua Quang Trung?
NHÓM 5, 6: ? Những chính sách để phục hồi, phát triển kinh tế, văn hóa giáo dục của Quang Trung có tác dụng ntn ?
" Năm 1789, Quang Trung ban Chiếu khuyến nông, lệnh cho dân phiêu tán trở về quê cũ khôi phục đồng ruộng bỏ hoang. Những xã nào chứa chấp kẻ trốn tránh đều bị trừng phạt. Sau một thời hạn mà ruộng công còn bỏ hoang thì phải nộp thuế gấp đôi, ruộng tư thì bị sung công ."

(Hoa Bằng dẫn theo Hàn các anh hoa
của Ngô Thì Nhậm)

1./ Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hóa dân tộc:
a) Về kinh tế:
- Ban hành chiếu khuyến nông.
- Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế.
- Mở cửa ải, thông thương chợ búa.
=> kinh tế được phục hồi, phát triển nhanh chóng.
b) Về văn hóa, giáo dục:
- Ban hành chiếu lập học.
- Dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.
- Lập Viện Sùng chính.
2./ Chính sách quốc phòng, ngoại giao:
* Quốc phòng:
Xây dựng quân đội mạnh (thi hành chế độ quân dịch; quân đội gồm: bộ binh, thủy binh, kị binh, tượng binh; trang bị thuyền, vũ khí).
* Ngoại giao:
Mềm dẻo nhưng kiên quyết.
?1
?2
?3
?4
?5
?6
?7
?8
?9
1
2
3
4
5
6
7
8
9
CỦNG CỐ: TRÒ CHƠI GiẢI Ô CHỮ HÀNG DỌC
HÀNG DỌC
1) Nguyễn Huệ lên ngôi vua lấy hiệu là gì?
2) Quang Trung mất, ai là người kế vị ngôi vua?
3) Tượng đài Quang Trung nằm trên gò nào ở Hà nội ngày nay?
4) Để phát triển văn hóa giáo dục, Vua Quang Trung đã ban bố chiếu gì?
5) Năm 1791, Quang Trung cho lập cơ quan nào để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm?
6) Chiếu khuyến nông được ban hành để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và . . . . . . .
7) Ở phía Nam, Nguyễn Ánh tìm cách đánh ra vùng đất nào?
8) Ai là người đứng đầu Viện Sùng Chính?
9) Câu nói: “Mà nay áo vải cờ đào,
Giúp dân dựng nước, xiết bao công trình” của ai?
Sáng ngày mùng 5 Tết Kỷ Sửu, tại Gò Đống Đa đã diễn ra Lễ Kỷ niệm 220 năm chiến thắng quân Mãn Thanh - trận chiến thắng lịch sử do Hoàng đế Quang Trung (Nguyễn Huệ) lãnh đạo. Đông đảo người dân Thủ đô và các tỉnh lân cận đã tới dự lễ hội tạo nên bầu không khí sôi động, náo nức ngày xuân năm mới.
Tại Lễ hội, Ban tổ chức đã tổ chức rước kiệu thần đi từ đình Khương Thượng về Gò Đống Đa. Năm nay, Lễ hội Gò Đống Đa đã có sự đổi mới với cuộc thi "Rước rồng lửa”. Con rồng được bện bằng rơm, mo nang và giấy bồi sặc sỡ. Hình ảnh con rồng cháy cùng một tốp thanh niên mặc võ phục biểu diễn côn, quyền xung quanh như tái hiện lại cuộc chiến đấu xưa.
Các đoàn vào tế lễ tưởng niệm chiến thắng của Vua Quang Trung
Cuộc thi "Rước Rồng lửa" - nét mới của lễ hội Gò Đống Đa năm nay
Saùng muøng 5 Teát Kæ Söûu, hàng chục ngàn du khách đã đổ về Tây Sơn - Bình Định tham gia lễ hội kỷ niệm 220 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, nhằm tưởng nhớ công đức của Hoàng đế Quang Trung cùng quần thần trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước của dân tộc.
Thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, nơi diễn ra lễ hội,
đâu đâu cũng ngập tràn trong cờ hoa
Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa đã tròn 220 năm.
Không khí trang nghiêm trong lễ dâng hoa
Các vị tế tự tại hành lễ tại đền thờ Tây Sơn
Trống trận Tây Sơn
Tái hiện hình ảnh Hoàng đế Quang Trung ra lệnh xuất quân
Uống ngum nước giếng cầu may tại giếng nước
của gia đình Tây Sơn tam kiệt
Tại lễ hội bày bán nhiều quà lưu niệm về Hoàng đế Quang Trung
Cuối buổi dâng hương, bát hương tại đền thờ đã bốc cháy, theo nhiều người thì đây là điềm may
CHUẨN BỊ BÀI Ở NHÀ:

- Học kĩ nội dung bài đã học.


- Làm bài tập theo yêu cầu trong bảng dưới đây:
CHUẨN BỊ BÀI Ở NHÀ:

- Chuẩn bị tiết học Lịch sử địa phương: tìm hiểu về Thành cổ Diên Khánh.

* Thành cổ Diên Khánh là một trong những di tích lịch sử, văn hóa đã được Nhà nước xếp hạng, nằm cách TP Nha Trang 10 km, bên phải quốc lộ 1A. Năm 1793, sau khi Nguyễn Huệ mất, nhà Tây Sơn suy yếu dần. Nguyễn Ánh cùng Võ Tánh và Nguyễn Văn Trương đem quân tiến đánh Diên Khánh. Sau khi đẩy lùi được nghĩa quân Tây Sơn, thấy nơi đây là địa bàn chiến lược quan trọng lâu dài, Nguyễn Ánh quyết định xây dựng Diên Khánh thành căn cứ vững chắc, một vành đai phòng ngự kiên cố từ xa.
KÍNH CHÚC QUÝ THẦY CÔ CÙNG CÁC EM SỨC KHỎE
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Hoài
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)