Bài 26. Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX

Chia sẻ bởi Trần Lê Ngọc Châu | Ngày 24/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: Bài 26. Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX thuộc Lịch sử 8

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS MẠCH KIẾM HÙNG
MÔN LỊCH SỬ 8
TẬP THỂ LỚP 8A6
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ

Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng Pháp ra sao?
Câu 2: Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ như thế nào?
BÀI 26: PHONG TRÀO

KHÁNG CHIẾN CHỐNG

PHÁP TRONG NHỮNG

NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX
I/ Cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế. Vua Hàm Nghi ra "Chiếu Cần Vương"
1/ Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế tháng 7/ 1885
- Sau 2 hiệp ước 1883 và 1884, phe chủ chiến trong triều đình nuôi hi vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp.
Tôn
Thất
Thuyết
(1835 - 1913)
Trước hành động của Tôn Thất Thuyết
thái độ của Pháp ra sao?
Pháp lo sợ, tìm mọi cách để tiêu diệt
phái chủ chiến. Tình hình hết sức
căng thẳng.
I/ Cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế. Vua Hàm Nghi ra "Chiếu Cần Vương"
1/ Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế tháng 7/ 1885
- Sau 2 hiệp ước 1883 và 1884, phe chủ chiến trong triều đình nuôi hi vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp.
- Pháp lo sợ, tìm cách tiêu diệt những người cầm đầu.
Lược đồ kinh thành Huế năm 1885
- Đêm mồng 4 rạng sáng 5/ 7/ 1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở đồn Mang Cá và Tòa Khâm sứ.
- Đêm mồng 4 rạng sáng 5/ 7/ 1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở đồn Mang Cá và Tòa Khâm sứ.
Tại sao cuộc phản công của ta ác liệt
như vậy mà lại thất bại?
Ta chủ động đánh nhưng chuẩn bị không
chu đáo. Lực lượng Pháp mạnh hơn.
- Đêm mồng 4 rạng sáng 5/ 7/ 1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở đồn Mang Cá và Tòa Khâm sứ.
- Nhờ có ưu thế về vũ khí, quân giặc phản công, chiếm kinh thành Huế.
2/ Phong trào Cần Vương bùng nổ và lan rộng
Khi cuộc khởi nghĩa thất bại, vua Hàm Nghi đã làm gì?
Vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở
(Quảng Trị).
Vua Hàm Nghi
(1872 - 1943)
Lược đồ: Cuộc rút khỏi kinh thành Huế của phe chủ chiến.
2/ Phong trào Cần Vương bùng nổ và lan rộng
- Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị).
Ra
Để thực hiện kháng chiến toàn quốc,
vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết
đã làm gì?
Ra chiếu "Cần Vương"
(13/ 7/ 1885).
CÂU HỎI THẢO LUẬN
Vì sao vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết
nghĩ rằng việc ra chiếu "Cần Vương"
là hành động yêu nước?
Tinh thần cơ bản của chiếu "Cần Vương"
cố gắng gán quyền lợi của triều đình với
quyền lợi của dân tộc. Do đó đã thúc đẩy,
cổ vũ nhân dân tham gia kháng chiến
trong những năm tiếp theo
Chiếu "Cần Vương"
2/ Phong trào Cần Vương bùng nổ và lan rộng
- Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị).
- Ngày 13/ 7/ 1885, ông nhân danh nhà vua xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
- Phong trào Cần Vương diễn ra sôi nổi từ năm 1885 đến cuối TK XIX.
Lược đồ những địa điểm diễn ra các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương
Diễn biến: gồm 2 giai đoạn

+ Giai đoạn 1 (1885 - 1888): phong trào bùng nổ trên khắp cả nước.

+ Giai đoạn 2 (1888 - 1896): phong trào quy tụ trong những cuộc khởi nghĩa lớn. Tập trung ở các tỉnh Bắc Kì và Bắc Trung Kì.
Lược đồ: Phong trào Cần Vương
lan rộng
Ra
Thực dân Pháp đã đối phó với phong
trào như thế nào?
Tháng 11/1888, nhờ có tay sai dẫn đường, quân Pháp vào được nơi ở của nhà vua, bắt và đưa Hàm Nghi đày sang An-giê-ri (Châu Phi).
Ra
Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong
trào Cần Vương tiếp diễn ra sao?
Vẫn duy trì và dần quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn trong giai đoạn 1889 - 1896.
- Kết quả: Vua Hàm Nghi bị bắt nhưng phong trào Cần Vương vẫn duy trì và quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn.
Ra
Phong trào Cần Vương bùng nổ và
lan rộng có ý nghĩa gì?
- Là phong trào kháng chiến lớn mạnh và tiêu biểu nhất cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta cuối TK XIX.
- Thể hiện tinh thần yêu nước và ý chí chiến đấu hào hùng của dân tộc, dám đương đầu với chủ nghĩa đế quốc Pháp.
Củng cố bài
Câu 1: Cuộc phản công của phái chủ chiến diễn ra vào thời gian nào?
a/ Đêm mồng 5 rạng sáng 6/ 7/ 1885
b/ Đêm mồng 6 rạng sáng 7/ 7/ 1885
c/ Đêm mồng 4 rạng sáng 5/ 7/ 1885
d/ Đêm mồng 3 rạng sáng 4/ 7/ 1885
Câu 2: Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở đâu?
a/ Toàn Khâm sứ và Hoàng Thành
b/ Đồn Mang Cá và Hoàng Thành
c/ Hoàng Thành
d/ Tòa Khâm sứ và Đồn Mang Cá
Câu 3: Chiếu "Cần Vương" ra đời vào thời gian nào?
a/ 20/ 7/ 1885
b/ 13/ 7/ 1885
c/ 03/ 7/ 1885
d/ 17/ 3/ 1885
Câu 4: Phong trào Cần Vương diễn ra sôi nổi nhất ở đâu?
a/ Bắc Kì và Nam Kì
b/ Trung Kì và Nam Kì
c/ Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì
d/ Trung Kì và Bắc Kì
DẶN DÒ

- Học bài 26 (I) kết hợp với SGK.
- Xem và trả lời trước các câu hỏi
trong bài 26 (II) Những cuộc khởi
nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Lê Ngọc Châu
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)