Bài 26. Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX

Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Nhàn | Ngày 24/10/2018 | 52

Chia sẻ tài liệu: Bài 26. Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX thuộc Lịch sử 8

Nội dung tài liệu:

BÀI 26-T41
II- NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA LỚN TRONG PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG
LỊCH SỬ 8
Khởi nghĩa Ba Đình
Khởi nghĩa Bãi Sậy
Khởi nghĩa
Hương Khê
PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỶ XIX
II. NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA LỚN
TRONG PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG
1. Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887) ( Giảm tải)
2. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892) Giảm tải)
Bài 26
Tiết 41
3. Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895)
3. Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895)
- Lãnh đạo:
Phan Đình Phùng
Phan Đình Phùng (1847-1895)
3. Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895)
- Lãnh đạo:
Phan Đình Phùng
Cao Thắng
“Khen thay Cao Thắng tài to
Lấy ngay súng giặc về cho thợ rèn
Đêm ngày tỉ mỉ mở xem
Lại thêm có cả đội Quyên cúng tài
Xưởng trong cho chí xưởng ngoài
Thợ rèn cao tỉnh đều mời hội công
Súng ta chế tạo vừa xong
Đem ra mà bắn nức lòng thắm thay
Bắn cho tiệt giống quân Tây
Cậy nhiều súng ống phen này hết khoe.”
(Vè Quan Đình)
3. Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895)
- Lãnh đạo:
Phan Đình Phùng, Cao Thắng
- Địa bàn hoạt động:
4 tỉnh: Thanh Hóa, nghệ An,
Hà Tĩnh, Quảng Bình
- Căn cứ chính:
Ngàn Trươi
(Hương Khê- Hà Tĩnh)
- Chiến thuật đánh giặc:
Du kích, vận động chiến
- Diễn biến:
+ 1885-1888: thời kỳ tổ chức,
huấn luyện, xây dựng công sự,
rèn đúc vũ khí.
+ 1888-1895: thời kỳ chiến đấu.
Lược đồ khởi nghĩa Hương Khê
HƯƠNG KHÊ
3. Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895)
Lược đồ khởi nghĩa Hương Khê
HƯƠNG KHÊ
THÀNH HÀ TĨNH
THANH CHƯƠNG
Phan Đình Phùng khóc thương người anh hùng trẻ tuổi
CaoThắng, hi sinh khi mới 29 tuổi (1893).
“Có chí không thành, anh hùng đã mất.
Chưa thắng đã chết, ý trời ra sao?
Công muốn lập nên, gõ mái * nặng thề trừ giặc nước
Việc khôn tính trước, lên yên ** nay thấy vắng người.”
* Điển tích “gõ mái”.
** Điển tích “lên yên”
3. Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895)
Lược đồ khởi nghĩa Hương Khê
HƯƠNG KHÊ
THÀNH HÀ TĨNH
THANH CHƯƠNG
VỤ QUANG
3. Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895)
“Ông chết rồi, nhưng bọn Pháp vẫn không tha, chúng quật mộ ông lên, đốt xác và cho đem vứt đi. Người ta báo thù cả người đã nằm yên dưới mộ”. (Trần Dân Tiên)
Phan Đình Phùng (1847-1895)
Bài thơ tuyệt mệnh của của Phan Đình Phùng
“Nhung trường vâng mệnh đã mười đông
Vũ lược còn chưa lập được công
Dân đói kêu trời, xao xác nhạn,
Quân gian chật đất, rộn ràng ong
Chín lần xa giá non sông cách
Bốn bể nhân dân nước lửa hồng
Trách nhiệm càng cao càng nặng gánh
Tướng môn riêng thẹn mặt anh hùng”
Bản dịch của Trần Huy Liệu
Thơ văn yêu nước thế kỷ XIX
3. Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895)
- Lãnh đạo:
Phan Đình Phùng, Cao Thắng
- Địa bàn hoạt động: 4 tỉnh
Thanh Hóa, nghệ An,
Hà Tĩnh, Quảng Bình
- Căn cứ chính: Ngàn Trươi (Hương Khê- Hà Tĩnh)
- Chiến thuật đánh giặc:
Du kích, vận động chiến
- Diễn biến:
+ 1885-1888:
+ 1888-1895:
- Ý nghĩa:
Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
nhất trong phong trào Cần
vương.
Nhận xét về cuộc khởi nghĩa Hương Khê?
Cuộc khởi nghĩa Hương Khê đánh dấu bước phát triển cao nhất của phong trào Cần vương dưới sự lãnh đạo của các văn thân, sĩ phu yêu nước.
Cuộc khởi nghĩa Hương Khê thất bại cũng đánh dấu phong trào Cần vương kết thúc trong cả nước.
CỦNG CỐ BÀI HỌC
Em có nhận xét gì về phong trào vũ trang chống Pháp cuối
thế kỷ XIX?
Lãnh đạo:
Tính chất
Thời gian
Lực lượng tham gia
Kết quả
Ý nghĩa
Tầng lớp văn thân, sĩ phu yêu nước
1885-1896
Đông đảo quần chúng nhân dân
Yêu nước chống xâm lược, mang màu sắc phong kiến
Thất bại (do ý thức hệ, lãnh đạo, so sánh lực lượng...)
Có vị trí lớn trong sự nghiệp đấu tranh chống đế quốc, để lại nhiều tấm gương, bài học kinh nghiệm quý báu.
III/Bài tập củng cố kiến thức cũ:
? So sánh sự khác nhau về thái độ - hành động của nhân dân và triều đình Huế trong hai lần Pháp đánh Bắc Kì ( năm 1873 và năm 1882)? Vì sao có sự khác nhau đó? ( Thảo luận nhóm )
* Vì sao có sự khác nhau:
- Triều đình Huế: Sợ thực dân Pháp, tìm mọi cách thương lượng, thỏa hiệp với Pháp, không kiên quyết đánh Pháp nhằm bảo vệ quyền lợi của giai cấp, dòng họ. Lo sợ trước các phong trào đấu tranh của nhân dân…
- Nhân dân kế thừa truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất của dân tộc. căm thù thực dân Pháp xâm lược, đứng lên đấu tranh để bảo vệ độc lập
CÔNG VIỆC VỀ NHÀ
Học bài
Chuẩn bị bài 27:
KHỞI NGHĨA YÊN THẾ VÀ PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP CỦA ĐỒNG BÀO MIỀN NÚI CUỐI THẾ KỶ XIX
Gợi ý tìm hiểu:
Đặc điểm vùng Yên Thế và dân cư.
Lãnh tụ Hoàng Hoa Thám.
Các giai đoạn chiến đấu của nghĩa quân Yên Thế
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Nhàn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)