Bài 26. Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX

Chia sẻ bởi Phạm Huyền | Ngày 24/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: Bài 26. Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX thuộc Lịch sử 8

Nội dung tài liệu:

Tru?ng :THCS H?p Linh
GV:Ngô Thi Chuyên

Mụn :L?ch S?
L?p :8C
Chào mừng các thầy cô giáo
tới dự tiết học
Tiết 40- Bài 26
PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP
TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỶ XIX
Tôn Thất Thuyết (1839 – 1913) là Phụ chính đại thần của nhà Nguyễn. Ông là một trong những quan nhà Nguyễn chống Pháp tiêu biểu .Dưới thời vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết thực sự trở thành cái gai mà người Pháp muốn nhổ ngay lập tức. Đầu tháng 1 năm 1884, Tôn Thất Thuyết lập đội quân Phấn Nghĩa và giao cho Trần Xuân Soạn trực tiếp chỉ huy để sẵn sàng ứng phó khi có sự cố. Trong tình thế luôn bị thực dân Pháp muốn loại bỏ, ông đã ra tay trước để giành thế chủ động bằng cuộc tấn công Pháp tại Huế vào đêm 4 tháng 7 năm 1885, khi quân Pháp đang mở tiệc chiêu đãi thì Tôn Thất Thuyết cho quân đánh úp vào trại lính và của Tòa Khâm sứ Pháp, nhưng đã thất bại. Sau đó ông đã đưa Hàm Nghi ra Sơn Phòng Quảng Trị, thay mặt vua hạ chiếu Cần Vương. Hai con trai của Tôn Thất Thuyết là Tôn Thất Đạm và Tôn Thất Thiệp cũng đều là chỉ huy trong phong trào Cần Vương. Người Pháp treo giải 2000 lạng bạc cho ai nộp đầu Tôn Thất Thuyết và ai bắt được vua Hàm Nghi thì được thưởng 500 lạng bạc.
TÔN THẤT THUYẾT (1839-1913)
Lược đồ kinh thành Huế năm 1885
Phái chủ chiến tấn công đêm 4 sáng 5-7-1885
Quân Pháp phản công ngày 5-7-1885
TÂN SỞ -
QUẢNG TRỊ
KINH ĐÔ HUẾ
Vua Hàm Nghi (1872-1943)
Tôn Thất Thuyết (1835-1913)
Bài đại cáo về mưu lược của hoàng đế, quan viên và nhân dân trung nghĩa ở miền Nam tuân hay.
Bản mật chiếu đại cáo này phải tuân thủ nghiêm ngặt.
Hàm Nghi năm thứ năm, ngày mồng sáu tháng sáu.
Trẫm vâng noi đại thống, nối tiếp cơ đồ lớn lao, nhưng vận nước gian truân, bọn giặc thôn tính, thế thậm lan dần, không thể tạm yên. Vì thế đã mật triệu các bề tôi vào viện Cơ Mật uống máu ăn thề, hẹn trước hết đánh phá tại kinh thành, sau đó đuổi dài vào Gia Định. Chẳng ngờ Văn Tường hai lòng, nên xa giá phải dời đi Cam Lộ. 
Bởi thế, vua tôi lại phải ăn thề lần nữa để lo khôi phục, mưu định đi nước khác cầu viện. Trẫm nào tiếc thân hèn, nên chẳng ngại lao nhọc vượt núi non biển cả, xông pha chỗ chết, đích thân sang nước Đại Đức cầu sự giúp đỡ. Đã được nước ấy chuẩn thuận. 
Khi về thẳng Quảng Đông đã tiếp kiến các quan viên hội họp biện bạch, lòng trẫm an ủi gấp bội, đã ban mệnh vâng theo một cách nghiêm ngặt mật cáo rằng: phàm có tai mắt ắt cùng nghe thấy, thì cùng mối thù của đất nước chẳng đội chung trời nên bàn rằng: bậc hiền nhân quân tử có chí khí đau xót cho thời thế, nay trẫm mượn nước Ngu để đánh nước Quắc, mưu định dẹp loài mọi rợ, phải sớm dựa vào nước ngoài, đã tụ họp được nhiều người, nhưng không tiền của sao nuôi dưỡng (lực lượng) được. Trẫm riêng lo vậy. Nếu như các bề tôi trung, người dân có nghĩa ở miền Nam hẵng xuất của cải giúp nước, thì sẽ đem họ tên, số tiền ghi vào sổ vàng, đợi ngày sau sự nghiệp hoàn thành, chiếu theo số mà hoàn trả gấp bội và đền bù vàng, phong hộ (phong thực ấp) chẳng dè sẻn gì đối với ơn xưa. Hãy cố gắng thay tướng sĩ! Hãy thấu cho lòng trẫm. Kính thay.
Nội dung Chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi
Nh?n xột v? d?a b�n di?n ra
phong tr�o C?n Vuong
Lược đồ phong trào Cần Vương
Nhóm 1,3: Tìm hiểu giai đoạn 1 của phong trào Cần Vương (1885-1888)
Nhóm 2,4: Tìm hiểu giai đoạn 2 của phong trào Cần Vương (1888-1896)
Tiết học kết thúc!
Chúc quý thầy cô sức khỏe!
các em vui và học giỏi!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Huyền
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)