Bài 26. Khúc xạ ánh sáng

Chia sẻ bởi Trương Quang Tài | Ngày 18/03/2024 | 13

Chia sẻ tài liệu: Bài 26. Khúc xạ ánh sáng thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:

Trường THPT Lê Quý Đôn
Lớp 11B
Môn: Vật Lý
Soạn Bài: Tổ 3
Trong thực tế chúng ta thường thấy một số hiện tượng có lên quan đến ánh sáng như:
Ánh sáng khúc xạ qua Mắt
Ánh sáng trên cầu Mỹ Thuận ( Vĩnh Long)
Đèn trang trí dùng các sợi quang
Tia sáng bị gãy
Cầu Vồng
Màu sắc trên mảng bong bóng xà phòng
Chương VI
Khúc xạ sánh sáng
Bài 26:
Khúc xạ ánh sáng
I- Định luật khúc xạ ánh sáng
1. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
Khúc xạ ánh sáng là hiện tượng lệch phương (gãy) của các tia sáng khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa 2 môi trường trong suốt khác nhau.
a. Thí nghiệm:
S
R
r
i
S
S
R
R
Kết quả thí nghiệm:
Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của góc khúc xạ r vào góc tới i
Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của góc khúc xạ sinr vào sini
b. Khái niệm:
. SI: tia tới; I: điểm tới;
. N’IN: pháp tuyến với mặt phân cách tại I;
. IR: tia khúc xạ;
. i: góc tới; r: góc khúc xạ.
c. Định luật:
- Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới.
- Tia tới và tia khúc xạ nằm ở 2 bên pháp tuyến tại điểm tới.
- Đối với 2 môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin góc tới (sini) và sin góc khúc xạ (sinr) luôn không đổi:
 
II- Chiết suất của môi trường
1. Chiết suất tỉ đối
Gọi n là chiết suất tỉ đối của môi trường (2), (chứa tia khúc xạ ) đối với môi rường (1) (chứa tia tới ):
 
Môi trường khúc xạ chiết quang kém hơn môi trường tới.
 
 
Môi trường khúc xạ chiết quang hơn môi trường tới.
- Chiết suất tuyệt đối của một môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó đối với chân không
2. Chiết suất tuyệt đối
- Chiết suất của chân không là 1.
- Mọi môi trường trong suốt đều có chiết suất tuyệt đối lớn hơn 1.
- Chiết suất của không khí là 1,000293
Hệ thức:
 
 
 
Trong đó:
 
 
III- Tính thuận nghịch của sự truyền ánh sáng
Thí nghiệm cho thấy: Ở hình bên, nếu đảo chiều, cho ánh sáng truyền từ nước ra không khí theo tia RI thì nó khúc xạ vào không khí theo tia IS. Như vậy, ánh sáng truyền đi theo đường nào thì cũng truyền ngược lại theo đường đó.
Đây là tính thuận nghịch của sự truyền ánh sáng.
Suy ra:
 
Tính thuận nghịch này cũng được biểu hiện ở sự truyền thẳng và sự phản xạ.
Bảng chiết suất của một số môi trường: ( xác định với ánh sáng vàng do natri phát ra)
Bài học đến đây kết thúc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Quang Tài
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)