Bài 26. Chiến đấu chống chiến lược Chiến tranh cục bộ ở miền Nam và chiến tranh phá hoại miền Bắc lẩn thứ nhất của đế quốc Mĩ (1965-1968)

Chia sẻ bởi Hoàng Thị Thiện | Ngày 18/03/2024 | 4

Chia sẻ tài liệu: Bài 26. Chiến đấu chống chiến lược Chiến tranh cục bộ ở miền Nam và chiến tranh phá hoại miền Bắc lẩn thứ nhất của đế quốc Mĩ (1965-1968) thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

Môn dạy: Lịch sử
TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG
CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN LƯỢC “ CHIẾN TRANH CỤC BỘ” Ở MIỀN NAM VÀ CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI MIỀN BẮC LẦN THỨ NHẤT CỦA ĐẾ QUỐC MĨ ( 1965-1968 )
Bài 26
I- CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN LƯỢC” CHIẾN TRANH CỤC BỘ” CỦA ĐẾ QUỐC MĨ Ở MIỀN NAM
1- Chiến lược “ chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ ở miền Nam
Nêu hoàn cảnh, nội dung và âm mưu của Mĩ trong chiến lược chiến tranh cục bộ ?
- Hoàn cảnh ra đời: Sau "chiến tranh đặc biệt", từ giữa năm 1965 Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược "chiến tranh cục bộ" ở Miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại Miền Bắc.
- A�m mưu: Nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực để áp đảo quân chủ lực của ta, giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy quân ta vào thế phòng ngự, tiến tới kết thúc chiến tranh.
+ Ồ ạt đưa quân Mĩ và quân đồng minh vào mi?n Nam ( lúc cao nhất lên đến gần 1.5 triệu tên)
Để thực hiện chiến lược chiến tranh cục bộ Mĩ đã sử dụng những biện pháp gì?
Giống nhau:
+ Đều là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ.
Khác nhau:
Qua tìm hiểu chiến lược chiến tranh đặc biệt và chiến lược chiến tranh cục bộ hãy rút ra điểm giống và khác nhau giữa 2 chiến lược này?
2. Chiến đấu chống "chiến tranh cục bộ" của Mĩ
Lược đồ trận Vạn Tường - Quảng Ngãi ( 8/1965)
- 18-8-1965 Mĩ huy động 9000 quân cùng nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại mở cuộc tấn công vào Vạn Tường
1 trung đoàn chủ lực của ta+ dân quân du kích và nhân dân địa phương đập tan cuộc hành quân của địch
- Ý nghĩa: Vạn Tường được coi là “ấp Bắc” đối với quân Mĩ, khẳng định quân ta có khả năng đánh bại Mĩ trong chiến lược chiến tranh cục bộ, mở đầu cho cao trào “ tìm Mĩ mà đánh lùng Ngụy mà diệt”
- Mùa khô thứ nhất( đông- xuân 1965-1966):
+ Mĩ huy động 720 000 quân mở 450 cuộc hành quân, trong đó có 5 cuộc hành quân “ tìm diệt” lớn, nhằm vào Đông Nam Bộ và Liên khu V
+ Quân ta với nhiều phương thức tác chiến, đã chặn đánh địch trên mọi hướng, chủ động tiến công địch khắp mọi nơi
+ Kết quả: quân ta loại khỏi vòng chiến đấu 104 000 địch, bắn rơi 1 430 máy bay
Mùa khô thứ hai ( đông – xuân 1966-1967):
+ Mĩ huy động 98 vạn quân, mở 895 cuộc hành quân, trong đó có 3 cuộc hành quân lớn nhằm vào Đông Nam Bộ: cuộc hành quân Attơnborơ đánh vào chiến khu Dương Minh Châu, cuộc hành quân Xêđaphôn đánh vào Trảng Bàng, Bến Húc, Củ Chi, cuộc hành quân Gianxơn Xity đánh vào chiến khu Dương Minh Châu ( Bắc Tây Ninh)
+ Quân ta mở hàng loạt trận phản công đánh bại các cuộc hành quân ”tìm diệt” và “ bình định” của địch
+ Kết quả: quân ta loại khỏi vòng chiến đấu 151 000 tên địch, bắn rơi 1 231 máy bay
Nhân dân Mĩ biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam, đòi Mĩ rút về nước 10-1967
Hỏi: Vì sao nhân dân Mĩ lại biểu tình phản đối Mĩ gây chiến tranh ở Việt Nam, đòi Mĩ rút quân về nước?
a- Quân sự :
-18-8-1965 Thắng lợi Vạn tường (Quảng ngãi).
- Đập tan 2 cuộc phản công chiến lược mùa hô 1965-1966 và 1966-1967.
Đây là những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược  làm tương quan lượng thay đôỉ có lợi cho ta.
b-Phá ấp chiến lược, đấu tranh chính trị :
+ Ở các vùng nông thôn quần chúng nhân dân đã nổi dậy đấu tranh phá vỡ từng mảng “Ấp chiến lược”, chống ách kìm kẹp của địch.
+ Ở các đô thị các tầng lớp nhân dân đấu tranh đòi Mĩ rút về nước, đòi tự do dân chủ
3. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968
- Xuân 1968, căn cứ vào điều kiện lịch sử thuận lợi: ở Mĩ diễn ra cuộc bầu cử tổng thống, phía ta giành được lợi thế sau hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967
- Ta chủ trương mở cuộc Tổng tiến công trên toàn miền Nam, trọng tâm là các đô thị Miền Nam
b. Diễn biến
a. Hoàn cảnh
Căn cứ vào đâu để Đảng ta quyết định mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân mậu thân 1968?
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1968 diễn ra như thế nào, kết quả đạt được?
Hỏi: qua hình ảnh này nói lên điều gì?
- Mở đầu bằng cuộc tập kích chiến lược bất ngờ vào hầu khắp các đô thị Miền Nam trong đêm giao thừa tết Mậu Thân ( Tức đêm 30 rạng sáng 31 / 1/ 1968 ) Cuộc Tổng tiến công diễn ra trong 3 đợt : 30/1 đến 25/2; tháng 5 và 6; tháng 8 và 9.
- Quân ta đồng loạt đánh vào 37/44 tỉnh thành, 4/6 đô thị ở Miền Nam, đặc biệt là vào các vị trí đầu não của địch ở Sài Gòn.
c. Kết quả
Đợt 1: loại khỏi vòng chiến đấu 147000 tên địch, phá hủy một khối lượng lớn vật chất và phương tiện chiến tranh của địch. Tổ chức liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình ở Sài Gòn, Huế và toàn miền Nam được thành lập
- Đợt 2,3: ta gặp nhiều khó khăn và tổn thất
b. Diễn biến
Vì sao trong đợt 2, 3 ta gặp nhiều khó khăn và tổn thất
Hỏi: qua hình ảnh trên thể hiện điều gì?
d. Ý nghĩa:
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mậu thân 1968 có ý nghĩa gì?
- Làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mỹ, làm thất bại CTCB,buộc Mỹ tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược Việt Nam, chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc và chấp nhận đàm phán với ta tại hội nghị Pa-ri.
- Mở ra một bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Nguyên nhân chủ yếu ta mở cuộc tiến quân và nổi dậy tết Mậu Thân ( 1968)?
So sánh lực lượng có sự thay đổi có lợi cho
ta sau hai mùa khô
Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội MĨ gặp nhiều
khó khăn
Tinh thần chiến đấu của binh lính Mĩ giảm sút
Phong trào phản đối chiến tranh xâm lược
Của nhân dân Mĩ lên cao
ĐÚNG
SAI
SAI
SAI
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968 là thắng lợi và là bước nhảy vọt thứ mấy của cách mạng miền Nam?
Thắng lợi thứ ba là bước nhảy vọt thứ nhất
Thắng lợi thứ ba là bước nhảy vọt thứ hai
Thắng lợi thứ ba là bước nhảy vọt thứ ba
Thắng lợi thứ năm là bước nhảy vọt thứ hai
SAI
ĐÚNG
SAI
SAI
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thị Thiện
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)