Bài 26. Câu trần thuật đơn

Chia sẻ bởi Nguyễn Phương Dung | Ngày 21/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: Bài 26. Câu trần thuật đơn thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:


GIÁO ÁN TIẾNG VIỆT LỚP 6



TIẾT 110


Giáo viên: Nguyễn Phương Dung
CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN
VÍ DỤ:
Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi, với điệu bộ khinh khỉnh, tôi mắng:
- Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!
Tôi về, không một chút bận tâm.
- Tô Hoài –

VÍ DỤ:
Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi, với điệu bộ khinh khỉnh, tôi mắng:
- Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!
Tôi về, không một chút bận tâm.
- Tô Hoài –

Đoạn văn có 9 câu.
Câu 1, 2, 6, 9 : là câu trần thuật dùng để kể, tả, giới thiệu, nêu ý kiến.
Câu 3, 5, 8 : là câu cảm thán dùng để bộc lộ cảm xúc.
Câu 4: là câu nghi vấn dùng để hỏi.
Câu 7: là câu cầu khiến dùng để yêu cầu, đề nghị, ra lệnh.
1. Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài.

Mục đích: Kể
2. Rồi, với điệu bộ khinh khỉnh, tôi mắng:
Mục đích: miêu tả
6. Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được.

Mục đích: Nêu ý kiến

9. Tôi về, không một chút bận tâm.

Mục đích: Kể
Xác định chủ ngữ, vị ngữ của các câu trần thuật có trong đoạn trích
1. Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài.


2. Rồi, với điệu bộ khinh khỉnh, tôi mắng:


6. Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được.


9. Tôi về, không một chút bận tâm.
Xác định chủ ngữ, vị ngữ của các câu trần thuật có trong đoạn trích
1. Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài.
CN VN
2. Rồi, với điệu bộ khinh khỉnh, tôi mắng:
CN VN
6. Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được.
CN1 VN1 CN2 VN2
9. Tôi về, không một chút bận tâm.
CN VN

Bài tập nhanh: Tìm câu trần thuật đơn trong đoạn trích dưới đây. Cho biết những câu trần thuật đơn ấy được dùng làm gì?
“Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo. Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì, sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong ngày dông bão, thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi.”
Đáp án: Đoạn văn có 2 câu trần thuật đơn.
- Câu 1: “Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo”: dùng để kể, miêu tả. Sử dụng câu trần thuật này, người đọc có thể hình dung ra được vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau những ngày dông bão. Đó là vẻ đẹp “trong trẻo, sáng sủa” – một vẻ đẹp tinh khôi, thuần khiết.
- Câu 2: “Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì, sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy” dùng để nêu ý kiến, nhận xét. Câu trần thuật này đã khẳng định vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau mỗi lần dông bão luôn luôn đẹp, trong trẻo và sáng sủa như vậy.
Bài tập trắc nghiệm:
1. Câu trần thuật đơn là gì?
A.Câu có một cụm chủ vị.
B. Câu chỉ có một chủ ngữ và một vị ngữ.
C. Câu dùng để giới thiệu, tả hoặc kể một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến.
D. Câu do một cụm chủ vị tạo thành dùng để giới thiệu, tả hoặc kể một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến.

2. Trong các câu sau đây, câu nào là câu trần thuật đơn?
A. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết.
B. Lan đang vẽ còn tôi đang làm thơ.
C. Mẹ có mệt lắm không?
D. Chao ôi! Đẹp quá!

3. Trong các câu sau, câu nào không phải là câu trần thuật đơn?
A. Cối xay tre, nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.
B. Tre là cánh tay phải của người nông dân.
C. Gió đưa tiếng sáo, gió nâng cánh diều.
D. Một con bồ các kêu váng lên.
Bài tập 2: Dưới đây là một số câu mở đầu các truyện em đã học. Chúng thuộc loại câu nào và có tác dụng gì?
a. Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân.
b. Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ.
c. Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều.

GỢI Ý:
Là câu trần thuật đơn dùng để giới thiệu địa điểm, thời gian, nòi giống của nhân vật chính Lạc Long Quân.
Là câu trần thuật đơn, dùng để giới thiệu hoàn cảnh sống, nơi sống của nhân vật chính.
Là câu trần thuật đơn dùng để giới thiệu về nơi ở của nhân vật chính.
Nên sử dụng câu trần thuật đơn để mở đầu các bài văn kể chuyện. Với cách này, chúng ta có những lời giới thiệu, nhận xét về nhân vật chính một cách rõ ràng, cô đọng, xúc tích.
Bài tập 3: Đặt 3 câu trần thuật đơn theo chủ đề. Phân tích cấu tạo của các câu đó.
- Chủ đề học tập.
- Chủ đề gia đình.
Bài tập 4: Hãy viết một đoạn văn dài từ 5 – 7 câu miêu tả cảnh thiên nhiên vào mùa xuân (trong đó có sử dụng ít nhất 2 câu trần thuật đơn; gạch chân dưới các câu trần thuật đơn đó).

GỢI Ý:
* Nội dung: Miêu tả cảnh mùa xuân:
+ Bầu trời
+ Không khí
+ Cây cối

* Hình thức:
+ Dài 5 – 7 câu.
+ Sử dụng dụng 2 câu trần thuật đơn - gạch chân 2 câu đó.
Hướng dẫn học ở nhà:
- Học thuộc ghi nhớ
- Làm bài tập 3, 4 sgk tr 102 -103
- Chuẩn bị bài sau: Câu trần thuật đơn có từ là.
- Hãy viết đoạn văn miêu tả chú bé Lượm (theo hình sgk tr 73) từ 3 – 5 câu trong đó có sử dụng câu trần thuật đơn.
Gợi ý:
- Nội dung: miêu tả:
+ hình dáng Lượm
+ trang phục Lượm
+Khung cảnh xung quanh
- Hình thức:
+ Dài : 3 – 5 câu
+ Sử dụng câu trần thuật đơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Phương Dung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)