Bài 26. Cảm ứng ở động vật

Chia sẻ bởi Chu Van Kien | Ngày 09/05/2019 | 55

Chia sẻ tài liệu: Bài 26. Cảm ứng ở động vật thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

B - Cảm ứng ở động vật
Bài 26-27 Cảm ứng ở động vật
I/ Khái niệm về cảm ứng của động vật
Hãy đọc SGK mục I tr 107 và phân biệt cảm ứng (ỏ động vật) với tính cảm ứng (ở thực vật) ?
+ Tính cảm ứng của thực vật biểu hiện bằng hướng động hoặc ứng động và diễn ra với tốc độ chậm, còn cảm ứng ở động vật cũng là phản ứng (trả lời) lại các kích thích từ môi trường sống để tồn tại và phát triển nhưng cách biểu hiện khác với thực vật và tốc độ phản ứng nhanh hơn.
+ Kích thích là những thay đổi của môi trường mà gây được những phản ứng của động vật
Gồm: - Bộ phận tiếp nhận kích thích (Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm)
- Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin để quyết định hình thức và mức độ phản ứng (hệ thần kinh)
- Bộ phận thực hiện phản ứng (cơ, tuyến.)
Ví dụ: Giả sử bạn lỡ ngồi phải cái gai nhọn trên đám cỏ lập tức bạn bật dậy. Hãy chỉ ra các bộ phận tham gia hiện tượng cảm ứng trên.

Để gây cảm ứng bật dậy đã có các bộ phận tham gia là:
+ Tác nhân kích thích là tác nhân cơ học ( Gai nhọn)
+ Bộ phận tiếp nhận kích thích thụ quan đau ở mông
+ Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin để quyết định hình thức và mức độ phản ứng là tuỷ sống
+ Bộ phận thực hiện phản ứng cơ chân
B - Cảm ứng ở động vật
Bài 26-27 Cảm ứng ở động vật
I/ Khái niệm về cảm ứng của động vật
II/ Cảm ứng ở động vật chưa có tổ chức thần kinh
Hãy tìm ví dụ chứng minh động vật đơn bào cũng có cảm ứng?


Ví dụ: Hiện tượng trùng đế dày hay trùng roi tập trung bơi về nơi để bóng đèn ( Nơi có ánh sáng), đó chính là cảm ứng với ánh sáng của động vật nguyên sinh.
B - Cảm ứng ở động vật
Bài 26-27 Cảm ứng ở động vật
I/ Khái niệm về cảm ứng của động vật
II/ Cảm ứng ở động vật chưa có tổ chức thần kinh
B - Cảm ứng ở động vật
Bài 26-27 Cảm ứng ở động vật
I/ Khái niệm về cảm ứng của động vật
III/ Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh
1/ Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới
Hãy tưởng tượng và mô tả xem thuỷ tức có phản ứng như thế nào khi ta dùng một chiếc kim nhọn châm vào thân nó�?
Phản ứng của thủy tức có phải là phản xạ không? tại sao?
II/ Cảm ứng ở động vật chưa có tổ chức thần kinh
B - Cảm ứng ở động vật
Bài 26-27 Cảm ứng ở động vật
I/ Khái niệm về cảm ứng của động vật
III/ Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh
1/ Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới
2/ Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
Tại sao hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có thể trả lời cục bộ (như co một nửa thân) khi bị kích thích?
Hãy đọc SGK mục 3 SGK tr 109 đánh dấu X vào các ô vuông cho các ý trả lời không đúng về ưu điểm của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?


II/ Cảm ứng ở động vật chưa có tổ chức thần kinh
B - Cảm ứng ở động vật
Bài 26-27 Cảm ứng ở động vật
I/ Khái niệm về cảm ứng của động vật
III/ Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh
1/ Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới
2/ Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
3/ Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống
a/ Cấu trúc của hệ thần kinh dạng ống.
Hãy nghiên cứu hình 27.1 và điền tên các bộ phận của hệ thần kinh dạng ống vào các ô hình chữ nhật ?

Não bộ
Hạch thần kinh
Dây thần kinh
Tuỷ sống
Đặc điểm của hệ thần kinh dạng ống
Dựa vào hiểu biết về hệ thần kinh của người hãy giải thích tại sao gọi là hệ thần kinh dạng ống?

Do hệ thần kinh có dạng hình ống do các tế bào thần kinh tập hợp thành ống và nằm ở phía lưng con vật. Đầu trước phát triển mạnh thành não bộ, phần sau hình trụ gọi là tuỷ sống. Các động vật có xương sống có hệ thần kinh tiến hoá dần từ cá đến lưỡng cư đến bò sát đến chim và thú loài người có hệ thần kinh tiến hoá nhất.
b/ Hoạt động của hệ thần kinh ống.
Hãy đọc SGK mục 3.b SGK tr 112 và phân biệt phản xạ đơn giản và phản xạ phức tạp ở động vật?
Phản xạ đơn giản là phản xạ thực hiện dựa trên cung phản xạ được cấu tạo bởi số lượng ít tế bào thần kinh và thường do tuỷ sống điều khiển
Phản xạ phức tạp là phản xạ có sự tham gia của số lượng lớn tế bào thần kinh và não, đặc biệt là các phản xạ có sự tham gia của số lượng lớn tế bào thần kinh và não, đặc biệt là của vỏ bán cầu đại não.
Hãy giải thích tại sao khi tay chạm vào ngọn lửa thì tay lại co lại?
Vì đây là phản xạ tự vệ của động vật và người. Khi ngón tay chạm vào ngọn lửa, thụ quan đau sẽ đưa tin về tuỷ sống và từ đây lệnh đi đến cơ cánh tay làm co tay lại.
Cung phản xạ trên gồm những bộ phận nào?
Cung phản xạ trên gồm 5 bộ phận:
+ Thụ quan đau ở da
+ Sợi cảm giác của dây thần kinh tuỷ
+ Tuỷ sống
+ Sợi vận động của dây thần kinh tuỷ
+ Các cơ ngón tay.
Phản xạ co tay là phản xạ có điều kiện hay không điều kiện? Tại sao?

Phản xạ co tay là phản xạ không điều kiện. Vì đây là phản xạ di truyền, sinh ra đã có, đặc trưng cho loài và rất bền vững.
Giả sử bạn bất ngờ gặp con chó dại hay một con rắn độc trước mắt, bạn có hành động như thế nào? Hãy ghi lại toàn bộ những suy nghĩ của bạn?

Hãy cho biết bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận xử lý thông tin và quyết định hành động, bộ phận thực hiện của phản xạ tự vệ khi gặp chó dại hoặc rắn độc?
- Các bộ phận thực hiện phản xạ tự vệ khi nhìn thấy chó dại:
+ Bộ phận tiếp nhận kích thích là mắt
+ Bộ phận xử lý thông tin và quyết định hành động là não
+ Bộ phận thực hiện là cơ chân và tay
Đây là phản xạ không điều kiện hay có điều kiện? Tại sao?

- Đây là phản xạ có điều kiện vì phải qua học tập, rút kinh nghiệm mới biết được chó có dấu hiệu như thế nào là chó dại, loại rắn nào là rắn độc. Dựa vào kinh nghiệm đã có mà cách xử lý thông tin của mỗi người là khác nhau, dẫn đến hành động của mỗi người cũng khác nhau.
Tổng kết:
- Cần trình bày và lấy ví dụ minh hoạ cho các khái niệm: Cảm ứng, Phản xạ đơn giản, phản xạ phức tạp
Phân biệt được thần kinh dạng lưới, thần kinh chuỗi hạch và thần kinh dạng ống
- Phân tích được một phản ứng cụ thể
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Chu Van Kien
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)