Bài 26. Cảm ứng ở động vật

Chia sẻ bởi Quyên Ipx | Ngày 09/05/2019 | 40

Chia sẻ tài liệu: Bài 26. Cảm ứng ở động vật thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

Nhóm 2 – 11A2
Bài 27
Cảm ứng ở động vật
(tiếp theo)
Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh
Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống.
Cấu trúc của hệ thần kinh dạng ống
Hoạt động của hệ thần kinh dạng ống
b
III
3
a
NỘI DUNG:
Hãy lấy các ví dụ về phản xạ?
Mọi hoạt động của động vật có hệ thần kinh đều được thực hiện nhờ cơ chế phản xạ. Phản xạ là thuộc tính cơ bản của mọi cơ thể có hệ thần kinh.
Chạm phải vật nóng
Rụt tay lại
Chim, thú thời tiết lạnh
Xù lông
Gõ xoong và cho gà ăn nhiều lần
Gõ xoong
Gà về
III. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT CÓ TỔ CHỨC THẦN KINH
b) Hoạt động của hệ thần kinh dạng ống
Trong các ví dụ trên, có những thành phần nào tham gia vào việc thực hiện phản xạ?
Các thành phần tham gia thực hiện phản xạ:
Bộ phận tiếp nhận kích thích
(thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm)
- Bộ phận phân tích và tổng hợp kích thích (Hệ thần kinh)
- Bộ phận thực hiện phản ứng (cơ, tuyến ...).
Cung phản xạ
III. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT CÓ TỔ CHỨC THẦN KINH
b) Hoạt động của hệ thần kinh dạng ống
Có những thành phần tham gia vào việc thực hiện phản xạ?
Cấu tạo của hệ thần kinh có liên quan như thế nào đến việc thực hiện phản xạ ở động vật?
Có mấy loại phản xạ, đó là những phản xạ nào?
III. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT CÓ TỔ CHỨC THẦN KINH
- Có 2 loại phản xạ:
+ Phản xạ không điều kiện: Mang tính bẩm sinh .
+ Phản xạ có điều kiện: Có được qua kinh nghiệm sống.
b) Hoạt động của hệ thần kinh dạng ống:
- Động vật có hệ thần kinh càng phức tạp thì số lượng phản xạ càng nhiều, phản ứng càng chính xác.
+ Tiêu phí năng lượng càng ít.
+ Số lượng tế bào thần kinh tham gia vào cung phản xạ càng nhiều.
*Phản xạ không điều kiện ở động vật có hệ thần kinh dạng ống
Sơ đồ cung phản xạ tự vệ ở người
- Cho biết cung phản xạ trên gồm những bộ phận nào?


Cung phản xạ trên gồm 5 bộ phận:
+ Thụ quan đau ở da
+ Sợi cảm giác của dây thần kinh tuỷ
+ Tuỷ sống
+ Sợi vận động của dây thần kinh tuỷ
+ Các cơ ngón tay.
Phản xạ co tay là phản xạ có điều kiện hay không điều kiện? Tại sao?
Phản xạ co tay là phản xạ không điều kiện. Vì đây là phản xạ di truyền, sinh ra đã có, đặc trưng cho loài và rất bền vững.
*Phản xạ có điều kiện ở động vật có hệ thần kinh dạng ống
Giả sử bạn bất ngờ gặp con chó dại hay một con rắn độc trước mắt, bạn có hành động như thế nào? Hãy ghi lại toàn bộ những suy nghĩ của bạn?
Hãy cho biết bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận xử lý thông tin và quyết định hành động, bộ phận thực hiện của phản xạ tự vệ khi gặp chó dại hoặc rắn độc?
- Các bộ phận thực hiện phản xạ tự vệ khi nhìn thấy chó dại:
+ Bộ phận tiếp nhận kích thích là mắt
+ Bộ phận xử lý thông tin và quyết định hành động là não
+ Bộ phận thực hiện là cơ chân và tay
Đây là phản xạ không điều kiện hay có điều kiện? Tại sao?
- Đây là phản xạ có điều kiện vì phải qua học tập, rút kinh nghiệm mới biết được chó có dấu hiệu như thế nào là chó dại, loại rắn nào là rắn độc. Dựa vào kinh nghiệm đã có mà cách xử lý thông tin của mỗi người là khác nhau, dẫn đến hành động của mỗi người cũng khác nhau.
Kết luận
III. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT CÓ TỔ CHỨC THẦN KINH
b) Hoạt động của hệ thần kinh dạng ống:
- Đặc điểm cảm ứng: phản ứng mau lẹ, chính xác và tinh tế hơn, ít tiêu tốn năng lượng hơn. Có thể thực hiện các phản xạ đơn giản và phức tạp.
Phản ứng chính xác, mau lẹ, phức tạp.
Cảm ứng bằng sự co rút của chất nguyên sinh.
Phản ứng toàn thân, thiếu chính xác.
Phản ứng định khu, thiếu chính xác.
Phản ứng định khu, chính xác hơn.
HỆ THẦN KINH CÓ SỰ TẬP TRUNG DẦN
Chưa có hệ thần kinh ở động vật nguyên sinh
Thần kinh dạng lưới ở ruột khoang
Thần kinh dạng chuỗi hạch ở giun
Hệ thần kinh tập trung thành 3 khối: hạch não, hạch ngực, hạch bụng(sâu bọ)
Thần kinh dạng ống
Thank You!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Quyên Ipx
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)