Bài 26. Cảm ứng ở động vật

Chia sẻ bởi Ruby Phan | Ngày 09/05/2019 | 39

Chia sẻ tài liệu: Bài 26. Cảm ứng ở động vật thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

Chào mừng thầy và các bạn đến với phần thuyết trình của nhóm 5
Trả bài
1. Ứng động nào không theo chu kì đồng hồ sinh học
a/ Ứng động đóng mở khí khổng.
b/ Ứng động quấn vòng.
c/ Ứng động nở hoa.
d/ Ứng động thức ngủ của lá.


2. Những ứng động nào sau đây là ứng động sinh trưởng
a/ Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở.
b/ Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.
c/ Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở.
d/ Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí khổng đóng mở.


3. Ứng động (Vận động cảm ứng) là
a/ Hình thức phản ứng của cây trước nhiều tác nhân kích thích.
b/ Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích lúc có hướng, khi vô hướng.
c/ Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng.
d/ Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không ổn định.
4.  Ứng động khác cơ bản với hướng động ở đặc điểm nào
a/ Tác nhân kích thích không định hướng.
b/ Có sự vận động vô hướng
c/ Không liên quan đến sự phân chia tế bào.
d/ Có nhiều tác nhân kích thích.


5. Những ứng động nào dưới đây theo sức trương nước
a/ Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.
b/ Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở.
c/ Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí khổng đóng mở.
d/ Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở.
Ghép khái niệm, hiện tượng ở cột A với nội dung ở cột B
11. Cảm ứng ở thực vật, đặc điểm của cảm ứng thực vật, vai trò của cảm ứng thực vật là gì
=> - Cảm ứng của thực vật là phản ứng của thực vật đối với các kích thích.
- Đặc điểm: xảy ra chậm, khó nhận thấy.
- Vai trò: giúp thực vật thích nghi đa dạng với sự biến đổi của môi trường để tồn tại và phát triển.
12. Hãy nêu bốn đặc điểm cơ bản của sinh vật sống
Thực vật:
Hướng động
Ứng động
Động vật
???
Chúng ra sẽ tìm hiểu vấn đề này qua bài 26
Bài mới
13. Cảm ứng bao gồm mấy loại
Bài 26: Cảm ứng ở động vật
I/KHÁI NIỆM CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
Cho biết:
14. Khi trời trở rét, mèo thường có phản ứng gì
Xù lông, co mạch máu, nằm co mình lại, …
15. Khi bị kim châm vào tay, con người có phản ứng như thế nào
Co tay lại
16. Vậy để thực hiện được cảm ứng thì động vật phải thực hiện qua mấy bước cơ bản
=> 2 bước cơ bản: nhận biết kích thích và phản ứng với kích thích đó.


17. Từ đó cho biết cảm ứng ở động vật là gì
Là khả năng tiếp nhận và phản ứng (trả lời) lại các kích thích từ môi trường sống đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
18. Lấy 1 vài ví dụ về cảm ứng ở động vật
Chim sẻ xù lông giúp giữ ấm cơ thể khi khí hậu trở lạnh.
Khi gọi chó, gà cho ăn lập tức chúng chạy về ngay
19. Vậy cảm ứng ở thực vật có gì khác với cảm ứng ở động vật, quan sát 2 hình này và điền vào bảng sau để trả lời câu hỏi



Trời lạnh
Ánh sáng
20. Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh gọi là gì
Phản xạ
21. Phản xạ là gì
Là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh.
22. Phản xạ thực hiện được nhờ đâu
Cung phản xạ.
23. Cung phản xạ gồm những bộ phận nào
=> + Bộ phận tiếp nhận kích thích (thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm).
+ Đường dẫn truyền vào (đường cảm giác)
+ Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin (thần kinh trung ương).
+ Bộ phận thực hiện phản ứng (cơ, tuyến, …)
+ Đường dẫn truyền ra (đường vận động).


24. Trong đó, những bộ phận nào là chính
=> + Bộ phận tiếp nhận kích thích
+ Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin để quyết định hình thức và mức độ phản ứng
+ Bộ phận thực hiện phản ứng
Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin để quyết định hình thức và mức độ phản ứng chính là trung ương thần kinh bao gồm não bộ và tuỷ sống. Đối với trung khu vận động thì trung ương thần kinh là tuỷ sống.
25. Có phải tất cả các nhóm động vật đều có cảm ứng như nhau hay không
=> Không, tuỳ vào mức độ tiến hoá mà mỗi nhóm động vật khác nhau có cảm ứng khác nhau, hình thức, mức độ, tính chính xác của cảm ứng ở các loài động vật khác nhau cũng phụ thuộc vào mức độ tổ chứa thần kinh của chúng.
26. Quan sát, dự đoán, nhận xét 2 thí nghiệm sau đây

27. Từ đó ta rút ra được lưu ý gì
Các cơ quan trong cơ thể đều có khả năng cảm ứng, nghĩa là phản ứng lại khi bị kích thích, nhưng không phải tất cả các phản ứng của chúng đều là phản xạ.
28. Nêu ví dụ
Phản ứng co cơ của bắp cơ khi bị tách rời không được coi là phản xạ.
29. Một bạn lỡ chạm tay vào những chiếc gai nhọn và có phản ứng rụt tay lại. Hãy quan sát hình, chỉ ra tác nhân kích thích, bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin, bộ phận thực hiện phản ứng của hiện tượng trên





Quan sát hình, cho biết:
30. Cách sắp xếp của hình đúng hay sai
=> Sai
31. Sắp xếp sao cho đúng
=> Ngược lại
Chưa có tổ chức thần kinh
Hệ thần kinh dạng lưới
Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
Hệ thần kinh dạng ống
Chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này qua phần II
II_Cảm ứng ở động vật chưa có tổ chức thần kinh
32. Nhóm động vật nào chưa có tổ chức thần kinh
Động vật đơn bào
33. Nêu ví dụ về̀ một số động vật đơn bào
Trùng giày, trùng biến hình, trùng roi xanh, trùng sốt rét, trùng kiết lị, …
Trùng giày
Trùng roi xanh
Trùng biến hình
Trùng sốt rét
Trùng kiết lị
34. Trùng roi xanh sẽ phản ứng như thế nào khi gặp ánh sáng
=> Trùng roi bơi tới nơi giàu ánh sáng

35. Trùng giày phản ứng như thế nào khi môi trường có nhiều oxi
=> Trùng giày bơi đến nơi có nhiều oxi
36. Trùng biến hình phản ứng như thế nào khi gặp ánh sáng
=> Trùng biến hình thu chân giả để tránh ánh sáng
Chất độc
(Ankaloid)
37. Trùng biến hình phản ứng như thế nào khi gặp chất độc
=> Trùng biến hình tránh chất độc
38. Từ các ví dụ trên, cho biết động vật đơn bào phản ứng với các kích thích như thế nào
Động vật đơn bào phản ứng lại các kích thích bằng cách chuyển động cả cơ thể hoặc co rút chất nguyên sinh nhờ không bào co rút
39. Đặc điểm của cảm ứng ở động vật chưa có tổ chức thần kinh
=> Phản ứng đơn giản, chậm, thiếu chính xác
Hình thức cảm ứng ở nhóm động vật này được gọi là hướng động. Chúng chuyển động tới các kích thích có lợi (hướng động dương) hoặc tránh xa các kích thích có hại (hướng động âm).
40. Trùng roi bơi tới nơi giàu ánh sáng là hướng động gì
=> Hướng động dương

41. Trùng giày bơi đến nơi có nhiều oxi là hướng động gì
=> Hướng động dương
42. Trùng biến hình thu chân giả để tránh ánh sáng là hướng động gì
=> Hướng động âm
Chất độc
(Ankaloid)
43. Trùng biến hình tránh chất độc là hướng động gì
=> Hướng động âm
III_Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh
Chưa có tổ chức thần kinh
Hệ thần kinh dạng lưới
Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
Hệ thần kinh dạng ống
Chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này qua phần 1 của III
Đã tìm hiểu
1. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới

44. Hệ thần kinh dạng lưới có ở những động vật nào
Ở những động vật bậc thấp, đời sống hầu như cố định, cơ thể đối xứng tỏa tròn thuộc ngành Ruột khoang.
45. Kể tên 1 vài động vật có cơ thể đối xứng tỏa tròn thuộc ngành Ruột khoang
=> Thủy tức, sao biển, sứa, hải quỳ, san hô, …
Thủy tức
Sao biển
Sứa
Hải quỳ
San hô
46. Nêu đặc điểm hệ thần kinh lưới
=> Các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau qua các sợi thần kinh, tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.

Hệ thần kinh dạng lưới ở thủy tức
47. Nêu cấu tạo của hệ thần kinh dạng lưới
=> Có thể hiểu, hệ thần kinh dạng lưới bao gồm các tế bào cảm giác và tế bào thần kinh liên kết với nhau (như các mắt lưới của một chiếc rọ). Các tế bào thần kinh có các nhánh liên hệ với các tế bào biểu mô cơ hoặc các tế bào gai. (tế bào biểu mô cơ có khả năng co rút như tế bào cơ).
Kích thích
48. Hình thức trả lời kích thích của động vật có hệ thần kinh dạng lưới ra sao
=> Khi các tế bào cảm giác bị kích thích sẽ chuyển thông tin về mạng lưới thần kinh, đến các tế bào biểu mô cơ hoặc đến các tế bào gai, làm cơ thể co lại để tránh kích thích
49. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới có hạn chế như thế nào
=> Tuy đã xuất hiện tổ chức thần kinh, con vật có phản ứng nhanh kịp thời nhưng chưa thật chính xác, vì khi kích thích ở bất kì điểm nào của cơ thể cũng gây phản ứng toàn thân.
50. Việc vận động toàn thân như vậy ảnh hưởng thế nào đến năng lượng của chúng
Phản ứng tiêu tốn nhiều năng lượng.
51. Tóm lại, đặc điểm của cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới là gì
=> Phản ứng toàn thân, chưa thật chính xác, tiêu tốn nhiều năng lượng, phản ứng nhanh kịp thời

52. Khi ta dùng 1 chiếc kim nhọn châm vào thân con thuỷ tức thì nó sẽ có phản ứng như thế nào
Co rúm toàn thân
53. Tại sao thủy tức lại phản ứng như vậy
Vì ở thủy tức, hệ thần kinh chỉ gồm 1 tế bào cảm giác phân bố trên khắp bề mặt cơ thể, cho nên khi bị kích thích là thủy tức co rúm toàn thân.
54. Phản ứng của thủy tức có phải là phản xạ không, vì sao
=> Phản ứng của thủy tức là phản xạ, vì đây là phản ứng của cơ thể trả lời kích thích có sự tham gia của tổ chức thần kinh.
Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
Hệ thần kinh dạng ống
Chưa có tổ chức thần kinh
Hệ thần kinh dạng lưới
Đã tìm hiểu
Đã tìm hiểu
Chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này qua phần 2 của III
2- Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh chuỗi hạch

55. Hãy kể các đại diện của động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
Động vật có cơ thể dạng đối xứng hai bên (Giun dẹp, Giun tròn, Chân khớp)
56. Nêu tên 1 số động vật có cơ thể dạng đối xứng hai bên thuộc ngành Giun dẹp
Sán lá gan, sán bã trầu, sán dây, …
57. Nêu tên 1 số động vật có cơ thể dạng đối xứng hai bên thuộc ngành Giun tròn
Giun đũa, giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa, giun tóc, giun xoắn, giun chỉ, ...
58. Nêu tên 1 số động vật có cơ thể dạng đối xứng hai bên thuộc ngành Chân khớp
=> Nhện, rận, bọ cạp, cuốn chiếu, rết, tôm hùm, cua, châu chấu, ...
Sán lá gan
Sán dây
Giun đũa
Giun kim
Giun móc câu
Giun tóc
Giun xoắn
Giun chỉ
Nhện
Rận
Bọ cạp
Cuốn chiếu
Rết
Tôm hùm
Cua
Châu chấu
59. Quan sát hình và cho biết đặc điểm của dạng hệ thần kinh chuỗi hạch
=> Các tế bào thần kinh tập trung lại tạo thành các hạch thần kinh, các hạch thần kinh được nối với nhau bởi các dây thần kinh và tạo thành chuỗi hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài cơ thể.
60. Từ đó cho biết hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có đặc điểm gì khác so với thần kinh dạng lưới
Hệ thần kinh dạng chuỗi đã có sự phân hóa, có hạch thần kinh, dây thần kinh
Ở động vật chân khớp, não (hạch thần kinh đầu) có kích thước lớn hơn hẳn so với các hạch thần kinh khác
61. Quan sát hình và nêu các bộ phận của hệ thần kinh dạng chuỗi hạt ở giun dẹp, đỉa, côn trùng

Giun dẹp
Đỉa
Côn trùng
Giun dẹp:
Hạch não
Hạch thân
Dây thần kinh
Đỉa:
Hạch não
Hạch thân
Côn trùng: hạch não, hạch ngực và hạch bụng và các dây thần kinh
62. Từ đó tìm sự khác nhau trong cấu tạo hệ thần kinh dạng chuỗi hạch ở hình 26.2
Ở côn trùng sự phân hóa hạch thần kinh rõ ràng hơn, sự chuyển hóa cao hơn giun và đỉa
63. Nếu ta kích thích vào 1 bên chân côn trùng thì có hiện tượng gì xảy ra
Co 1 chân đó
64. Tại sao hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có thể trả lời cục bộ (như co một chân) khi bị kích thích
Vì mỗi hạch thần kinh là một trung tâm điều khiển hoạt động của một vùng xác định của cơ thể
65. Qua đó cho biết hình thức cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
Phản ứng theo vùng theo nguyên tắc phản xạ (hầu hết là phản xạ không điều kiện)
66. Tại sao ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch cảm ứng chủ yếu là phản xạ không điều kiện
=> Do cấu tạo hệ thần kinh còn đơn giản



Giun dẹp Đỉa Côn trùng
67. Ưu điểm hệ thần kinh dạng chuỗi hạch là gì
=> + Nhờ có hạch thần kinh nên số lượng tế bào thần kinh ở động vật tăng
+ Do tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau hình thành nhiều mối liên hệ với nhau nên khả năng phối hợp tăng cường
+ Do mỗi hạch điều khiển một vùng xác định trên cơ thể nên động vật phản ứng chính xác hơn, tiết kiệm năng lượng hơn so với hệ thần kinh dạng lưới
68. Đánh dấu x vào ô cho ý không đúng về ưu điểm của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch

A - Nhờ có hạch thần kinh nên số lượng tế bào thần kinh của động vật tăng lên.
B – Do các tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau và hình thành nhiều mối liên hệ với nhau nên khả năng phối hợp hoạt động giữa chúng được tăng cường.
C - Nhờ các hạch thần kinh liên hệ với nhau nên khi bị kích thích nhẹ tại một điểm thì gây ra phản ứng toàn thân và tiêu tốn nhiều năng lượng.
D – Do mỗi hạch thần kinh điều khiển một vùng xác định trên cơ thể nên động vật phản ứng chính xác hơn, tiết kiệm năng lượng hơn so với hệ thần kinh dạng lưới.




X
Kết luận chung
69. Bạn nào có thể rút gọn được nội dung bài học hôm nay
- Cảm ứng là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường sống đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển
Động vật đơn bào phản ứng lại kích thích bằng chuyển động cơ thể hoặc co rút chất nguyên sinh
Ở động vật có tổ chức thần kinh, các hình thức phản ứng là các phản xạ
Động vật có hệ thần kinh dạng lưới phản ứng với kích thích bằng cách co toàn bộ cơ thể
Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có hệ thống hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài cơ thể, mỗi hạch điều khiển 1 vùng xác định trên cơ thể nên phản ứng chính xác hơn và tiêu tồn ít năng lượng hơn so với hệ thần kinh dạng lưới
70. Hoàn thiện sơ đồ sau


Kích thích → Giun đất → Cơ quan nhận → Cơ quan phân tích, tổng hợp → Cơ quan trả lời
71. Hoàn thành bảng sau
1
2
2
3
a
b
c
d
e
f
g
h
i
Củng cố
72. Phản xạ là gì
a/ Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại các kích thích chỉ bên ngoài cơ thể.
b/ Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh chỉ trả lời lại các kích thích bên trong cơ thể.
c/ Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại các kích thích chỉ bên trong hoặc bên ngoài cơ thể.
d/ Phản ứng của cơ thể trả lời lại các kích thích chỉ bên ngoài cơ thể.


73. Cảm ứng của động vật là
a/ Phản ứng lại các kích thích của một số tác nhân môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
b/ Phản ứng lại các kích thích của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
c/ Phản ứng lại các kích thích định hướng của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
d/ Phản ứng đối với kích thích vô hướng của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.


74. Cung phản xạ diễn ra theo trật tự nào
a/ Bộ phận tiếp nhận kích thích -> Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin -> Bộ phận phản hồi thông tin.
b/ Bộ phận tiếp nhận kích thích -> Bộ phận thực hiện phản ứng -> Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin -> Bộ phận phản hồi thông tin.
c/ Bộ phận tiếp nhận kích thích -> Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin -> Bộ phận thực hiện phản ứng.
d/ Bộ phận trả lời kích thích -> Bộ phận tiếp nhận kích thích -> Bộ phận thực hiện phản ứng.
75. Hệ thần kinh của giun dẹp có
a/ Hạch đầu, hạch thân.
b/ Hạch đầu, hạch bụng.
c/ Hạch đầu, hạch ngực.
d/ Hạch ngực, hạch bụng.
76. Cung phản xạ diến ra theo trật tự nào
a/ Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm -> Hệ thần kinh -> Cơ, tuyến.
b/ Hệ thần kinh -> Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm -> Cơ, tuyến.
c/ Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm -> Cơ, tuyến -> Hệ thần kinh.
d/ Cơ, tuyến -> Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm -> Hệ thần kinh.




77. Ý nào không đúng với cảm ứng của ruột khoang
a/ Cảm ứng ở toàn bộ cơ thể.
b/ Toàn bộ cơ thể co lại khi bị kích thích.
c/ Tiêu phí nhiều năng lượng.
d/ Tiêu phí ít năng lượng.
78.  Phản xạ của động vật có hệ thần kinh lưới khi bị kích thích là
a/ Duỗi thẳng cơ thể
b/ Co toàn bộ cơ thể.
c/ Di chuyển đi chỗ khác
d/ Co ở phần cơ thể bị kích thích.




79. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch được tạo thành do
a/ Các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch nằm dọc theo chiều dài cơ thể.
b/ Các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch nằm dọc theo lưng và bụng.
c/ Các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch nằm dọc theo lưng.
d/ Các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch được phân bố ở một số phần cơ thể.
80. Phản xạ ở động vật có hệ chuỗi hạch thần kinh diễn ra theo trật tự nào
a/ Các tế bào cảm giác tiếp nhận kích thích -> Chuỗi hạch phân tích và tổng hợp thông tin -> Các cơ và nội quan thực hiện phản ứng.
b/ Các giác quan tiếp nhận kích thích -> Chuỗi hạch phân tích và tổng hợp thông tin -> Các nội quan thực hiện phản ứng.
c/ Các giác quan tiếp nhận kích thích -> Chuỗi hạch phân tích và tổng hợp thông tin -> Các tế bào mô bì, cơ.
d/ Chuỗi hạch phân tích và tổng hợp thông tin -> Các giác quan tiếp nhận kích thích -> Các cơ và nội quan thực hiện phản ứng.


81. Ý nào không đúng với cảm ứng động vật đơn bào
a/ Co rút chất nguyên sinh.
b/ Chuyển động cả cơ thể.
c/ Tiêu tốn năng lượng.
d/ Thông qua phản xạ.
82.  Ý nào không đúng với đặc điểm của hệ thần kinh chuỗi hạch
a/ Số lượng tế bào thần kinh tăng so với thần kinh dạng lưới.
b/ Khả năng phối hợp giữa các tế bào thần kinh tăng lên.
c/ Phản ứng cục bộ, ít tiêu tốn năng lượng so với thần kinh dạng lưới.
d/ Phản ứng toàn thân, tiêu tốn nhiều năng lượng so với thần kinh dạng lưới.


83. Phản xạ ở động vật có hệ thần kinh lưới diễn ra theo trật tự nào
a/ Tế bào cảm giác -> Mạng lưới thần kinh -> Tế bào mô bì cơ.
b/ Tế bào cảm giác -> Tế bào mô bì cơ -> Mạng lưới thần kinh.
c/ Mạng lưới thần kinh -> Tế bào cảm giác -> Tế bào mô bì cơ.
d/ Tế bào mô bì cơ -> Mạng lưới thần kinh -> Tế bào cảm giác.
84. Thân mềm và chân khớp có hạch thần kinh phát triển là
a/ Hạch ngực.
b/ Hạch não.
c/ Hạch bụng.
d/ Hạch lưng.
85. Hệ thần kinh của côn trùng có:
a/ Hạch đầu, hạch ngực, hạch lưng.
b/ Hạch đầu, hạch thân, hạch lưng.
c/ Hạch đầu, hạch bụng, hạch lưng.
d/ Hạch đầu, hạch ngực, hạch bụng.


86.  Côn trùng có hệ thần kinh nào tiếp nhận kích thích từ các giác quan và điều khiển các hoạt động phức tạp của cơ thể
a/ Hạch não.
b/ hạch lưng.
c/ Hạch bụng.
d/ Hạch ngực.
87. Hệ thần kinh dạng lưới được tạo thành do
a/ Các tế bào thần kinh rải rác dọc theo khoang cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.
b/ Các tế bào thần kinh phân bố đều trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.
c/ Các tế bào thần kinh rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.
d/ Các tế bào thần kinh phân bố tập trung ở một số vùng trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.


88. Tốc độ cảm ứng của động vật so với thực vật như thế nào
a/ Diễn ra ngang bằng.
b/ Diễn ra chậm hơn một chút.
c/ Diễn ra chậm hơn nhiều.
d/ Diễn ra nhanh hơn.
89. Hãy nêu chiều hướng tiến hoá của các hình thức cảm ứng ở động vật
=> + Về cơ quan cảm ứng: từ chỗ chưa có cơ quan chuyên trách đến chỗ có cơ quan chuyên trách thu nhận và trả lời kích thích. Ở động vật có hệ thần kinh, từ dạng thần kinh lưới đến dạng thần kinh chuỗi, thần kinh hạch và cuối cùng là dạng thần kinh ống.
+ Về cơ chế cảm ứng (sự tiếp nhận và trả lời kích thích): từ chỗ chỉ là sự biến đổi cấu trúc của các phân tử prôtêin gây nên sự vận động của chất nguyên sinh (ở các động vật đơn bào) đến sự tiếp nhận dẫn truyền kích thích và trả lời lại các kích thích (ở các sinh vật đa bào).
+ Ở các động vật có hệ thần kinh: từ phản xạ đơn đến phản xạ chuỗi, từ phản xạ không điều kiện đến phản xạ có điều kiện, nhờ đó mà cơ thể có thể thích ứng linh hoạt trước mọi sự đổi thay của điều kiện môi trường.
+ Sự hoàn thiện của các hình thức cảm ứng là kết quả của quá trình phát triển lịch sử, bảo đảm cho cơ thể thích nghi để tồn tại và phát triển.
90. Khi kích thích một điểm trên cơ thể, động vật có hệ thần kinh dạng lưới phản ứng toàn thân và tiêu tốn năng lượng. Tại sao
Do hoạt động toàn bộ hệ thống nên sẽ tiêu hao năng lương hơn so với phản ứng ở các bộ phận riêng biệt
91.  Kể tên bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận phân tích tổng hợp thông tin và bộ phận thực hiện của cung phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
=> Bộ phận tiếp nhận kích thích là giác quan, bộ phận phân tích và tổng hợp là chuỗi hạch thần kinh, bộ phận thực hiện là cơ và các nội quan
92. Cảm ứng ở động vật là khả năng cơ thể
Phản ứng lại các kích thích của môi trường một cách gián tiếp
Phản ứng lạ các tác động bất thường của môi trường tác động đến cơ thể sinh vật.
Phản ứng các kích thích của môi trường bằng hình thức ứng động và hướng động.
C
Phản ứng lại các kích thích của môi trường để tồn tại và phát triển
A
B
D
20/12/2007
93. Hình thức và mức độ phản ứng được quyết định bởi
94. Trong các sinh vật sau, loại nào có hệ thần kinh chuỗi hạch
95. Khi kích thích tại một điểm bất kì trên giun đất thì
96. Ở thuỷ tức, khi bị kích thích tại một điểm trên cơ thể thì
Chỉ điểm đó phản ứng phản ứng
Phần tua phản ứng
Toàn cơ thể phản ứng
C
Một phần cơ thể phản ứng
A
B
D
97. Cơ thể động vật đã xuất hiện tổ chức thần kinh, nhưng đáp ứng không hoàn toàn chính xác bằng cách co rút toàn thân, xảy ra ở
ruột khoang B. thân mềm
C. giáp xác D. cá
A. ruột khoang
98. Các dạng hệ thần kinh ở động vật, có chiều hướng tiến hoá theo trình tự
chuỗi  hạch  lưới  ống
lưới  chuỗi  hạch  ống
lưới  hạch  ống  chuỗi
hạch  lưới  ống  chuỗi
B. lưới  chuỗi  hạch  ống
Cảm ơn thầy và các bạn đã lắng nghe, tham gia bài thuyết trình của nhóm 5
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ruby Phan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)