Bài 26. Cảm ứng ở động vật

Chia sẻ bởi Hà Thị Nhung | Ngày 09/05/2019 | 41

Chia sẻ tài liệu: Bài 26. Cảm ứng ở động vật thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
NHÓM 1
NHÓM 1 – LỚP 11A2
Hoạt động 1:
Tìm hiểu cảm ứng ở động vật
NHÓM 1 – LỚP 11A2
KHÁI NIỆM CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT CÓ TỔ CHỨC THẦN KINH
1. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới
2. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch và dạng hạch
3. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống
I - KHÁI NIỆM CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT

Khi trời lạnh, mèo và chim xù lông giữ ấm cơ thể
Khái niệm:
Cảm ứng là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường sống để đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển
NHÓM 1 – LỚP 11A2
I - KHÁI NIỆM CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
NHÓM 1 – LỚP 11A2
Khái niệm:
Cảm ứng ở động vật xảy ra nhanh và có nhiều hình thức phản ứng hơn ở thực vật
Hình thức, mức độ và tính chính xác của cảm ứng ở các loài động vật khác nhau phụ thuộc vào mức độ tổ chức thần kinh của chúng
I - KHÁI NIỆM CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
NHÓM 1 – LỚP 11A2
Khái niệm:
Phản xạ:
Phản xạ là những phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh
Phản xạ được thực hiện là nhờ cung phản xạ. Cung phản xạ gồm các bộ phận:
Bộ phận tiếp nhận kích thích (thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm)
Đường dẫn truyền vào (đường cảm giác)
Bộ phận phân tích và tiếp nhận thông tin để quyết định hình thức và mức độ phản ứng (thần kinh Trung ương)
Bộ phận thực hiện phản ứng (cơ, tuyến,…)
Đường dẫn truyền ra (đường vận động)
I - KHÁI NIỆM CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
Khái niệm:
Phản xạ:
Một bạn lỡ chạm tay vào những chiếc gai nhọn và có phản ứng rụt tay lại. Hãy chỉ ra tác nhân kích thích, bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin, bộ phận thực hiện phản ứng của hiện tượng trên
Bộ phận tiếp nhận kích thích
Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin
Bộ phận thực hiện
Tác nhân kích thích
Đường vận động
Đường cảm giác
Thụ quan đau ở da
Cơ co (ngón tay co lại)
Tủy sống
I - KHÁI NIỆM CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
NHÓM 1 – LỚP 11A2
Khái niệm:
Phản xạ:
Cơ đùi ếch đã cắt rời khỏi cơ thể khi ta kích thích thì cơ đùi này vẫn co. Sự co cơ đùi ếch trong trường hợp này có phải là phản xạ không ? Vì sao?
Lưu ý:
Các tế bào và các cơ quan trong cơ thể đều có khả năng cảm ứng lại khi bị kích thích, nhưng không phải tất cả các phản ứng của chúng đều là phản xạ

Cảm ứng có vai trò đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển
Không phải là phản xạ. Vì sự co cơ đùi ếch trong trường hợp này không có sự tham gia đầy đủ của các bộ phận trong một cung phản xạ (trung ương thần kinh)
I - KHÁI NIỆM CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
NHÓM 1 – LỚP 11A2
II - CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT CÓ TỔ CHỨC THẦN KINH
NHÓM 1 – LỚP 11A2
1. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới
Sao biển
Thủy tức
NHÓM 1 – LỚP 11A2
Hệ thần kinh
dạng lưới ở thủy tức
Phản ứng toàn thân. Thiếu chính xác, tiêu tốn nhiều năng lượng

Hệ thần kinh dạng lưới
Các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau qua các sợi thần kinh, tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh
Các sợi thần kinh liên hệ với tế bào cảm giác và tế bào biểu mô cơ
Ruột khoang
1. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới
NHÓM 1 – LỚP 11A2
2. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch và dạng hạch
2. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch và dạng hạch
NHÓM 1 – LỚP 11A2
Hệ thần kinh
dạng chuỗi hạch
Động vật có đối xứng hai bên (Giun dẹp, Giun tròn, Chân khớp)
Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
Các tế bào thần kinh tập trung lại tạo thành các hạch thần kinh. Các hạch thần kinh được nối với nhau bởi các dây thần kinh. Mỗi hạch thần kinh là một trung tâm điều khiển hoạt động của một cùng xác định của cơ thể
Phản ứng định khu, đơn giản, chính xác hơn động vật có hệ thần kinh dạng lưới
2. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch và dạng hạch
Thân mềm, giáp xác, sâu bọ
Hệ thần kinh dạng hạch
Phản ứng tương đối phức tạp và chính xác hơn
NHÓM 1 – LỚP 11A2
3. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống
NHÓM 1 – LỚP 11A2
Động vật có xương sống
Hệ thần kinh dạng ống:
Thần kinh trung ương : một lượng rất lớn các tế bào thần kinh tập trung lại thành 1 ống nằm ở phía lưng. Đầu trước: não bộ, phần sau: tủy sống
Thần kinh ngoại biên: gồm hạch TK phân bố dọc 2 bên tủy sống và dây TK từ tủy sống phân bố đến khắp các cơ quan của cơ thể
Theo nguyên tắc phản xạ, phản ứng nhanh, chính xác
Phản xạ không điều kiện
Phản xạ có điều kiện
Hệ thần kinh
dạng ống ở người
3. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống
Não
Tủy sống
Hạch TK
Dây TK
Cho biết cung phản xạ trên gồm những bộ phận nào
Giải thích tại sao khi bị kim nhọn đâm vào ngón tay thì ngón tay co lại
Phản xạ co ngón tay khi bị kích thích là phản xạ không điều kiện hay là phản xạ
có điều kiện? Tại sao?
Cung phản xạ trên gồm 5 bộ phận: Thụ quan đau ở da, sợi cảm giác của dây thần kinh tủy, tủy sống, sợi vận động của dây thần kinh tủy và các cơ ở ngón tay.
Khi kim nhọn đâm vào ngón tay thì ngón tay co lại vì đây là phản xạ tự vệ của cả động vật và người. Khi kim châm vào tay, thụ quan đau sẽ đưa tin về tủy sống và từ đây lệnh đưa đến cơ ngón tay làm co ngón tay lại.
Phản xạ trên là phản xạ không điều kiện vì đây là phản xạ di truyền, sinh ra đã có đặc trưng cho loài và rất bền vững
NHÓM 1 – LỚP 11A2
Giả sử bạn đang đi chơi, bất ngờ gặp một con chó dại ngay trước mặt
Bạn sẽ có phản ứng (hành động) như thế nào?
Hãy cho biết bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận xử lí thông tin và quyết định hành động, bộ phận thực hiện của phản xạ tự vệ khi gặp chó dại
Hãy ghi lại tất cả những suy nghĩ diễn ra trong đầu của bạn khi đối phó với chó dại
Đây là phản xạ không điều kiện hay là phản xạ có điều kiện ? Tại sao?
Trả lời:
Có thể có các hành động như: bỏ chạy, đứng im, tìm gậy để đánh đuổi, nhặt gạch hoặc đá để ném...
Bộ phận tiếp nhận kích thích là mắt, bộ phận điều khiển hành động là não, bộ phận thực hiện là cơ chân, tay.
Các suy nghĩ diễn ra trong đầu như: nên làm thế nào bây giờ, chó dại có vi trùng gây bệnh dại, nếu bị cắn có thể chết, nên bỏ chạy hay nên chống lại, nếu bỏ chạy chó sẽ đuổi...
Đây là phản xạ có điều kiện vì phải qua học tập rút kinh nghiệm mới biết được chó dại có biểu hện như thế nào, dựa vào kinh nghiệm đã có mà mỗi người có cách xử lí khác nhau.
Các hình thức cảm ứng của động vật
NHÓM 1 – LỚP 11A2
So sánh cảm ứng ở động vật và thực vật
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hà Thị Nhung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)