Bài 26. Các loại quang phổ

Chia sẻ bởi David Anna | Ngày 19/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: Bài 26. Các loại quang phổ thuộc Vật lý 12

Nội dung tài liệu:

Hoàng Chiến_ Nguyễn Duy Thì
Bình Xuyên_ Vĩnh Phúc
TIẾT 44: CÁC LOẠI QUANG PHỔ
I. MÁY QUANG PHỔ LĂNG KÍNH
+ Là dụng cụ dùng để phân tích chùm sáng phức tạp thành những thành phần đơn sắc khác nhau
Hoàng Chiến_ Nguyễn Duy Thì
Bình Xuyên_ Vĩnh Phúc
1. Ống chuẩn trực
-Là bộ phận tạo ra chùm tia song song.
-Gồm khe hẹp S đặt tại tiêu diện của một thấu kính hội tụ L1 .
Hoàng Chiến_ Nguyễn Duy Thì
Bình Xuyên_ Vĩnh Phúc
2. Hệ tán sắc
Là một ( hoặc hai , ba) Lăng kính
là bộ phận chính của máy quang phổ có tác dụng tán sắc ánh sáng
Hoàng Chiến_ Nguyễn Duy Thì
Bình Xuyên_ Vĩnh Phúc
3. Buồng tối (Buồng ảnh )
- Để thu ảnh quang phổ.
Gồm một thấu kính hội tụ L2 và một kính ảnh đặt tại tiêu diện của L2
Hoàng Chiến_ Nguyễn Duy Thì
Bình Xuyên_ Vĩnh Phúc
* Hoạt động
- Chùm sáng phát ra từ nguồn J được rọi vào khe S của máy quang phổ, chùm tia ló ra khỏi L1 là chùm tia // qua lăng kính thì bị tán sắc thành nhiều chùm tia đơn sắc lệch theo các phương khác nhau .
- Mỗi chùm tia này cho trên kính ảnh một vạch màu. Tập hợp các vạch màu này tạo ra quang phổ của nguồn sáng J .
Hoàng Chiến_ Nguyễn Duy Thì
Bình Xuyên_ Vĩnh Phúc
II. Quang phổ liên tục:
Định nghĩa : là một dải sáng có màu biến đổi liên tục từ đỏ đến tím.
2) Nguồn phát : các vật rắn, lỏng, khí có tỉ khối lớn ( ở áp suất lớn) bị nung nóng.
3) Tính chất:
- Không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của vật phát sáng mà chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của vật.
- Nhiệt độ càng cao, miền phát sáng của vật càng mở rộng về phía ánh sáng có bước sóng ngắn của quang phổ liên tục.
4)Ứng dụng: Dùng để xác định nhiệt độ của vật nóng phát sáng.
Hoàng Chiến_ Nguyễn Duy Thì
Bình Xuyên_ Vĩnh Phúc
III. Quang phổ vạch phát xạ:
1) Định nghĩa: là một hệ thống các vạch màu riêng lẻ, ngăn cách nhau bằng những khoảng tối
2) Nguồn phát: Do các chất khí hay hơi ở áp suất thấp bị kích thích phát sáng( bằng nhiệt hoặc bằng điện phóng qua) phát ra
3) Đặc điểm:
- Mỗi nguyên tố ở trạng thái khí hay hơi nóng sáng dưới áp suất thấp phát ra các bức xạ có bước sóng xác định và cho một quang phổ vạch riêng, đặc trưng cho nguyên tố đó
-Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau thì khác nhau về số lượng vạch, vị trí các vạch, màu sắc vạch và cường độ sáng của các vạch
4) Ứng dụng: dùng để nhận biết thành phần(định tính và định lượng) của các nguyên tố có trong mẫu vật
Hoàng Chiến_ Nguyễn Duy Thì
Bình Xuyên_ Vĩnh Phúc
IV. Quang phổ vạch hấp thụ:
Định nghĩa: là quang phổ gồm những vạch tối trên nền quang phổ liên tục
2) Điều kiện để thu được quang phổ vạch hấp thụ: nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải thấp hơn nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục.
3) Cách tạo ra quang phổ vạch hấp thụ : Chiếu một chùm ánh sáng trắng do vật nóng sáng phát ra qua một chất khí hay hơi bị nung nóng ta thu được quang phổ liên tục
4) Ứng dụng : dùng để nhận biết thành phần của các nguyên tố có trong một mẫu vật.
Hoàng Chiến_ Nguyễn Duy Thì
Bình Xuyên_ Vĩnh Phúc
Câu 1: Chọn Câu sai
A. Quang phổ liên tục là dải sáng có màu biến đổi liên tục từ đỏ đến tím.
B. Tất cả các vật rắn, lỏng và các khối khí có tỉ khối lớn khi bị nung nóng đều phát ra quang phổ liên tục.
C. Quang phổ liên tục phụ thuộc vào thành phần cấu tạo và vào nhiệt độ của nguồn sáng.
D. Nhiệt độ càng cao, miền phát sáng của vật càng mở rộng về phía ánh sáng có bước sóng ngắn (ánh sáng màu tím) của quang phổ liên tục.
Hoàng Chiến_ Nguyễn Duy Thì
Bình Xuyên_ Vĩnh Phúc
Câu 2: Ứng dụng của quang phổ liên tục:
Xác định nhiệt độ của vật phát sáng
B. Xác định bước sóng của các nguồn sáng
C. Xác định màu sắc của các nguồn sáng .
D. Dùng để nhận biết thành phần của các nguyên tố có trong một mẫu vật
Hoàng Chiến_ Nguyễn Duy Thì
Bình Xuyên_ Vĩnh Phúc
. Câu 3: Chọn Câu sai :
A. Quang phổ vạch phát xạ là quang phổ gồm những vạch màu riêng biệt nằm trên một nền tối.
B. Quang phổ vạch phát xạ do các chất khí hoặc hơi ở áp suất cao phát sáng khi bị đốt nóng.
C. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau thì khác nhau về số lượng vạch, vị trí
các vạch và độ sáng của các vạch.
D. Dùng để nhận biết thành phần của các nguyên tố có trong một mẫu vật.
Hoàng Chiến_ Nguyễn Duy Thì
Bình Xuyên_ Vĩnh Phúc
Câu 4: Chọn Câu sai :
A. Quang phổ vạch hấp thụ là quang phổ gồm những vạch tối nằm trên nền quang phổ liên
tục.
B. Nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải cao hơn nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục.
C. Ở một nhiệt độ nhất định một đám hơi có khả năng phát ra ánh sáng đơn sắc nào thì nó cũng có khả năng hấp thụ ánh sáng đơn sắc đó.
D. Có thể dùng quang phổ vạch hấp thụ của một chất thay cho quang phổ vạch phát xạ của chất đó trong phép phân tích bằng quang phổ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: David Anna
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)