Bài 25. Viết bài tập làm văn số 6 - Văn tả người (làm tại lớp)
Chia sẻ bởi Vũ Xuân Kiên |
Ngày 21/10/2018 |
15
Chia sẻ tài liệu: Bài 25. Viết bài tập làm văn số 6 - Văn tả người (làm tại lớp) thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
Cách làm bài văn miêu tả người
Muốn viết tốt bài văn miêu tả người cần:
Xác định rõ đối tượng cần miêu tả
( Tả người nào?)
Chọn được nét đặc sắc của người ấy, xây dựng được hình ảnh tiêu biểu
( Hình ảnh nổi bật của người được tả là gì?)
Trình bày các hình ảnh tiêu biểu về người đó theo trình tự hợp lí.
( Tả người đó theo trình tự nào?)
Dàn ý chung của bài văn miêu tả người
Mở bài: Giới thiệu người được tả.
( Ai? ở đâu? Tuổi đời? đặc điểm nổi bật? )
2. Thân bài:
Miêu tả từng chi tiết:
- Ngoại hình
- Cử chỉ
- Hành động
- Lời nói
b. Đặc điểm nổi bật: Hình dáng, bộ râu, mái tóc, giọng nói.
3. Kết bài:
- Đánh giá về nhân vật
- Tình cảm của bản thân đối vơi nhân vật
Luyện tập làm bài văn tả người
Đề bài:
Hãy viết bài văn tả một người thân trong gia đình em
Yêu cầu:
- Giới thiệu đối tượng cần miêu tả
Lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu về chân dung hay hoạt động của đối tượng và trình bày các hình ảnh đó theo một thứ tự nhất định.
Ngôn ngữ thể hiện được tình cảm thân yêu, gần gũi của mình với đối tượng miêu tả.
Tả ông ( bà ) em
Mở bài:
Giới thiệu người được tả: bà nội
Người mà tôi gần gũi và yêu quý nhất là bà nội. Bà như cơn gió quạt mát tuổi thơ của tôi.
2. Thân bài:
a/ Tả chi tiết chân dung
Tuổi đời ? Dáng người ?
Khuôn mặt ? Nước da?
Mái tóc ?
ánh mắt, nụ cười ?
Đôi bàn tay bà?
Việc làm ?
- Cảm nhận chung về bà.
Bà đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng vẫn
nhanh nhẹn và dai sức lắm.
Khuôn mặt trái xoan đã in đầy nết nhăn
dấu ấn của thời gian và bao sự lo âu,vất vả.
Mái tóc bạc phơ như một bà tiên, đôi
mắt có nhiều nếp nhăn nhưng ánh mắt vẫn
sáng và luôn ánh lên vẻ nhân từ.
Đôi tay gầy, nổi rõ các đường gân và
mạch máu, nhưng vẫn rất nhanh nhẹn và
khéo léo lo toan mọi công việc gia đình.
- Cả cuộc đời bà vất vả vì con vì cháu. Đến giờ, khi đã có tuổi bà vẫn chăm sóc gia đình chu đáo. Bố mẹ đi làm, bà lo cho các cháu từng bữa ăn, giấc ngủ, dạy dỗ, bảo ban các cháu học hành.
Bà là trung tâm của mọi người trong gia đình. Từ những câu chuyện của bà, bữa cơm gia đình thêm tiếng cười vui; từ những lời dạy của bà, không khí gia đình luôn đầm ấm, hạnh phúc. Tôi yêu bà, thương bà và cảm phục bà lắm.
b/ Tả một vài hoạt động, việc làm của bà:
Bà đã có tuổi nhưng vẫn rất chăm tập thể dục. Buổi sáng, bà thường dạy sớm, lên sân thượng tập thể dục. Bà thường khuyên chúng tôi "Chăm chỉ học tập là tốt nhưng các cháu cần chịu khó luyện tập thể thao nữa nhé." Nhớ lời bà dặn, tôi thường dậy sớm cùng tập thể dục với bà.
- Dù bận giúp con cháu nhưng bà tôi vẫn tham gia công tác xã hội. ở khu phố, mọi người bầu bà tôi là Hội trưởng hội phụ nữ. Nào là công tác giải hoà, công tác từ thiện,. cái bóng mảnh mai của bà đã rất thân quen với mọi ngưòi trong khu phố. Ai cũng quý mến bà, có việc gì, bà con thường đến hỏi giãi bày, nghe bà giải thích, phân tích. họ rất cảm phục. Những lúc ấy, tôi rất tự hào về bà mình.
3. Kết bài:
Nêu những suy nghĩ, tình cảm của em với bà: Biết ơn, kính trọng.
- Nghe những câu chuyện cổ bà kể, được nhận sự chăm sóc ân cần của bà, tôi thấy mình hạnh phúc vô cùng. Tôi luôn tự nhủ sẽ cố gắng học thật giỏi để đền đáp công ơn của bà
- Tôi luôn mong ước bà tôi khoẻ mạnh, sống lâu cùng con cháu.
Muốn viết tốt bài văn miêu tả người cần:
Xác định rõ đối tượng cần miêu tả
( Tả người nào?)
Chọn được nét đặc sắc của người ấy, xây dựng được hình ảnh tiêu biểu
( Hình ảnh nổi bật của người được tả là gì?)
Trình bày các hình ảnh tiêu biểu về người đó theo trình tự hợp lí.
( Tả người đó theo trình tự nào?)
Dàn ý chung của bài văn miêu tả người
Mở bài: Giới thiệu người được tả.
( Ai? ở đâu? Tuổi đời? đặc điểm nổi bật? )
2. Thân bài:
Miêu tả từng chi tiết:
- Ngoại hình
- Cử chỉ
- Hành động
- Lời nói
b. Đặc điểm nổi bật: Hình dáng, bộ râu, mái tóc, giọng nói.
3. Kết bài:
- Đánh giá về nhân vật
- Tình cảm của bản thân đối vơi nhân vật
Luyện tập làm bài văn tả người
Đề bài:
Hãy viết bài văn tả một người thân trong gia đình em
Yêu cầu:
- Giới thiệu đối tượng cần miêu tả
Lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu về chân dung hay hoạt động của đối tượng và trình bày các hình ảnh đó theo một thứ tự nhất định.
Ngôn ngữ thể hiện được tình cảm thân yêu, gần gũi của mình với đối tượng miêu tả.
Tả ông ( bà ) em
Mở bài:
Giới thiệu người được tả: bà nội
Người mà tôi gần gũi và yêu quý nhất là bà nội. Bà như cơn gió quạt mát tuổi thơ của tôi.
2. Thân bài:
a/ Tả chi tiết chân dung
Tuổi đời ? Dáng người ?
Khuôn mặt ? Nước da?
Mái tóc ?
ánh mắt, nụ cười ?
Đôi bàn tay bà?
Việc làm ?
- Cảm nhận chung về bà.
Bà đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng vẫn
nhanh nhẹn và dai sức lắm.
Khuôn mặt trái xoan đã in đầy nết nhăn
dấu ấn của thời gian và bao sự lo âu,vất vả.
Mái tóc bạc phơ như một bà tiên, đôi
mắt có nhiều nếp nhăn nhưng ánh mắt vẫn
sáng và luôn ánh lên vẻ nhân từ.
Đôi tay gầy, nổi rõ các đường gân và
mạch máu, nhưng vẫn rất nhanh nhẹn và
khéo léo lo toan mọi công việc gia đình.
- Cả cuộc đời bà vất vả vì con vì cháu. Đến giờ, khi đã có tuổi bà vẫn chăm sóc gia đình chu đáo. Bố mẹ đi làm, bà lo cho các cháu từng bữa ăn, giấc ngủ, dạy dỗ, bảo ban các cháu học hành.
Bà là trung tâm của mọi người trong gia đình. Từ những câu chuyện của bà, bữa cơm gia đình thêm tiếng cười vui; từ những lời dạy của bà, không khí gia đình luôn đầm ấm, hạnh phúc. Tôi yêu bà, thương bà và cảm phục bà lắm.
b/ Tả một vài hoạt động, việc làm của bà:
Bà đã có tuổi nhưng vẫn rất chăm tập thể dục. Buổi sáng, bà thường dạy sớm, lên sân thượng tập thể dục. Bà thường khuyên chúng tôi "Chăm chỉ học tập là tốt nhưng các cháu cần chịu khó luyện tập thể thao nữa nhé." Nhớ lời bà dặn, tôi thường dậy sớm cùng tập thể dục với bà.
- Dù bận giúp con cháu nhưng bà tôi vẫn tham gia công tác xã hội. ở khu phố, mọi người bầu bà tôi là Hội trưởng hội phụ nữ. Nào là công tác giải hoà, công tác từ thiện,. cái bóng mảnh mai của bà đã rất thân quen với mọi ngưòi trong khu phố. Ai cũng quý mến bà, có việc gì, bà con thường đến hỏi giãi bày, nghe bà giải thích, phân tích. họ rất cảm phục. Những lúc ấy, tôi rất tự hào về bà mình.
3. Kết bài:
Nêu những suy nghĩ, tình cảm của em với bà: Biết ơn, kính trọng.
- Nghe những câu chuyện cổ bà kể, được nhận sự chăm sóc ân cần của bà, tôi thấy mình hạnh phúc vô cùng. Tôi luôn tự nhủ sẽ cố gắng học thật giỏi để đền đáp công ơn của bà
- Tôi luôn mong ước bà tôi khoẻ mạnh, sống lâu cùng con cháu.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Xuân Kiên
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)