Bài 25. Tự cảm

Chia sẻ bởi Nguyễn Hữu Nghĩa | Ngày 18/03/2024 | 17

Chia sẻ tài liệu: Bài 25. Tự cảm thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:

KIỂM TRA BÀI CŨ
Phát biểu các định nghĩa:
+Dòng điện cảm ứng;
+Hiện tượng cảm ứng điện từ
Đáp án: +Khi từ thông qua mạch kín biến thiên thì trong mạch xuất hiện dòng điện gọi là dòng điện cảm ứng.
+Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng trong mạch kín gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ
+Hiện tượng cảm ứng điện từ chỉ tồn tại trong khoảng thời gian từ thông qua mạch kín biến thiên
Câu 2. Phát biểu định nhĩa:
+Suất điện động cảm ứng
+Định luật Fa-ra-đây
KIỂM TRA BÀI CŨ
Đáp án: + Suất điện động cảm ứng là suất điện động sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín
+ Định luật Fa-ra-đây: Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch kín tỉ lệ với tốc độ biến thiên từ thông qua mạch kín đó
Trong bài học hôm nay, chúng ta xét một loại hiện tượng cảm ứng điện từ đặc biệt là Hiện tượng tự cảm: đây là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong mạch kín có dòng điện biến thiên theo thời gian
TIẾT 48 - Bài 25. TỰ CẢM
I-TỪ THÔNG RIÊNG CỦA MỘT MẠCH KÍN
- Từ thông riêng của một mạch kín là từ thông gây ra bởi từ trường do dòng điện trong mạch sinh ra.
- L: Độ tự cảm của ống dây dài (cuộn cảm), chỉ phụ thuộc vào cấu tạo và kích thước của mạch kín
- Đơn vị độ tự cảm L: henry (H)
C1: Hãy thiết lập công thức (2)
- Công thức (2) áp dụng cho ống dây điện hình trụ có chiều dài l khá lớn so với diện tích S -> Ống dây tự cảm hay cuôn cảm
- Ký hiệu:
Bài 25. TỰ CẢM
I-TỪ THÔNG RIÊNG CỦA MỘT MẠCH KÍN
- Độ tự cảm L của ống dây có lõi sắt:
II-HIỆN TƯỢNG TỰ CẢM:
1. Định nghĩa: (SGK)
- Hiện tượng tự cảm luôn xảy ra ở mạch điện một chiều khi đóng, ngắt mạch và mạch điện xoay chiều.
2. Một số ví dụ về hiện tượng tự cảm:
Hãy giải thích hiện tượng trên
II-HIỆN TƯỢNG TỰ CẢM:
Bài 25. TỰ CẢM
a. Hiện tượng tự cảm khi đóng mạch:
- Hiện tượng: Khi đóng khoá K đèn 1 sáng lên ngay, đèn 2 sáng lên từ từ
- Giải thích:Đóng K, dòng điện qua L và đèn 2 tăng lên đột ngột -> trong L xảy ra hiện tượng tự cảm. SĐĐ cảm ứng xuất hiện làm cản trở nguyên nhân sinh ra nó ->cản trở sự tăng dòng qua L -> dòng điện qua L và đèn 2 tăng lên chậm
2. Một số ví dụ về hiện tượng tự cảm:
II-HIỆN TƯỢNG TỰ CẢM:
b. Hiện tượng tự cảm khi ngắt mạch:
- Hiện tượng: Khi ngắt khoá K đèn sáng bừng lên trước khi tắt
- Giải thích: Ban đầu có dòng iL trong mạch, ngắt K->dòng iL giảm đột ngột xuống 0-> trong L xảy ra hiện tượng tự cảm chống lại sự giảm của iL -> L xuất hiện dòng điện cảm ứng cùng chiều với iL ban đầu -> dòng này chạy qua đèn làm nó sáng lên trước khi tắt.
Hãy giải thích hiện tượng trên
Bài 25. TỰ CẢM
Hãy trả lời C2 trong SGK
Bài 25. TỰ CẢM
III-SUẤT ĐIỆN ĐỘNG TỰ CẢM:
1. Suất điện động tự cảm:
- Khái niệm:Suất điện động tự cảm có độ lớn tỉ lệ với tốc độ biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch
2. Năng lượng từ trường của ống dây tự cảm:
- Cuộn cảm là một linh kiện có chức năng tích luỹ năng lượng từ trường khi có dòng điện chạy qua.
Hãy trả lời C3 trong SGK
IV-ỨNG DỤNG:
CÁC KIẾN THỨC CẦN NHỚ
I. Từ thông riêng của một mạch kín
II. Hiện tượng tự cảm
III. Suất điện động tự cảm
Bài 25. TỰ CẢM
BÀI TẬP
Câu 1: Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ do sự biến thiên từ thông qua mạch gây ra bởi:
A. Sự biến thiên của chính cường độ dòng điện trong mạch
B. Sự chuyển động của nam châm với mạch
C. Sự chuyển động của mạch với nam châm
D. Sự biến thiên của từ trường Trái Đất
Bài 25. TỰ CẢM
BÀI TẬP
Câu 2: Dòng điện trong cuộn tự cảm giảm từ 16A đến 0A trong 0,01s; suất điện động tự cảm trong cuộn đó có giá trị trung bình 64V. Độ tự cảm có giá trị là bao nhiêu?:
A. 0,032 H
B. 0,04 H
C. 0,25 H
D. 4,0 H
Bài 25. TỰ CẢM
TIẾT HỌC CỦA CHÚNG TA HÔM NAY ĐẾN ĐÂY LÀ HẾT.
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hữu Nghĩa
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)