Bài 25. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Chia sẻ bởi Nguyễn Hồng Quân | Ngày 19/03/2024 | 11

Chia sẻ tài liệu: Bài 25. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp thuộc Địa lý 12

Nội dung tài liệu:

Nội dung chính:
1. CÁC VÙNG NÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA
2. NHỮNG THAY ĐỔI TRONG TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA
BÀI 25: VẤN ĐỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP
-Điều kiện tự nhiên (đất, khí hậu, nước, đồng cỏ…) là cơ sở tạo nên sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp.
Ví dụ: Miền núi, Trung du: phát triển nông lâm kết hợp, cây dài ngày, chăn nuôi gia súc lớn.
Đồng bằng: cây ngắn ngày, gia cầm, gia súc nhỏ, thủy sản.
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG:
Điều kiện kinh tế - xã hội: lao động kĩ thuật, lịch sử phát triển lãnh thổ, thị trường… tác động mạnh đến SX nông nghiệp hàng hóa.
** Nền kinh tế tự túc, tự cấp: chi phối bởi điều kiện tự nhiên.
** Nền kinh tế hàng hóa: chi phối bởi kinh tế, xã hội.
- Nước ta chia làm 7 vùng nông nghiệp.
- Mỗi vùng có những đặc trưng riêng về điều kiện sinh thái nông nghiệp, ĐK KT-XH, trình độ thâm canh, chuyên môn hóa SX.
1. CÁC VÙNG NÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA
Trung du và miền núi Bắc Bộ
Đồng bằng sông Hồng
Bắc Trung Bộ
Duyên hải Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
Nước ta có mấy vùng sản xuất nông nghiệp? Đó là những vùng nào?
Dựa vào bảng 25.1 SGK, hãy tìm sự khác nhau trong chuyên môn hoá nông nghiệp giữa:
+ Nhóm 1: Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên.
+ ĐBSH và ĐB SCL.
Từ đó giải thích nguyên nhân của sự khác nhau đó.
Chuyên môn hoá nông nghiệp:
Nguyên nhân:
- Trung du và miền núi Bắc Bộ với khí hậu có một mùa đông lạnh thích hợp cho các cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt; đất feralit, nói riêng là đất đỏ đá vôi thuận lợi cho các cây đậu tương, thuốc lá…
- Tây Nguyên: có đất đỏ badan diện tích rộng và khí hậu có tính cận xích đạo, nên thuận lợi cho trồng các cây CN nhiệt đới lâu năm; trên vùng núi cao trồng chè.
Chăn nuôi được phát triển cả ở hai vùng dựa trên các đồng cỏ và tác động của khí hậu.
Chuyên môn hoá nông nghiệp:
Nguyên nhân: - Đồng bằng sông Hồng có trình độ thâm canh lúa cao; có mùa đông lạnh cho phép phát triển vụ đông; có nguồn thức ăn cho chăn nuôi từ các phụ phẩm của ngành trồng trọt; nhiều ao hồ, mặt nước, cửa sông…
- Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất rộng, trong đó diện tích đất phù sa ngọt tương đối lớn; khí hậu có tính cận xích đạo; diện tích mặt nước rộng, dọc bờ biển có nhiều bãi triều, nhiều cánh rừng ngập mặn…
2. NHỮNG THAY ĐỔI TRONG TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA
a. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta trong những năm qua thay đổi theo 2 hướng chính
Dựa vào ND SGK, nêu rõ các hướng thay đổi tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta?
- Tăng cường chuyên môn hóa, phát triển các vùng chuyên canh với quy mô lớn tạo sản phẩm hàng hóa.
- Đa dạng hóa nông nghiệp, đa dạng hóa kinh tế nông thôn.
Bảng 25.2. Xu hướng thay đổi trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp theo vùng
Theo hàng ngang, hãy nêu đặc điểm phân bố SX lúa gạo và thuỷ sản nước ngọt?
Theo cột, hãy trình bày các sản phẩm nông nghiệp chuyên môn hoá của ĐBSHồng và ĐBSCLong; xu hướng biến đổi trong sản xuất các sản phẩm này?
b. Kinh tế trang trại có bước phát triển mới, thúc đẩy sản xuất nông – lâm nghiệp và thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa.
Bảng 25.3: Số lượng và cơ cấu trang trại phân theo loại hình SX
Dựa vào bảng 25.3, nhận xét về cơ cấu và số lượng trang trại nước ta năm 2001 và 2006?
Hình 25. Số lượng trang trại phân theo năm thành lập và phân theo vùng
Dựa vào biểu đồ hình 25, cho biết trang trại phát triển sớm nhất và tập trung chủ yếu ở đâu?
- Kinh tế trang trại được phát triển từ kinh tế hộ gia đình.
- Số lượng trai trại tăng nhanh cả về số lượng và loại hình.
- Trang trại tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ
b. Kinh tế trang trại có bước phát triển mới, thúc đẩy sản xuất nông – lâm nghiệp và thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa.
Dựa vào KTĐH, giải thích tại sao KT trang trại lại rất phát triển ở ĐBSCL?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hồng Quân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)