Bài 25. Tình hình chính trị kinh tế văn hóa dưới triều Nguyễn (Nửa đầu thế kỷ XIX)

Chia sẻ bởi Hồ Thủy Tiên | Ngày 10/05/2019 | 45

Chia sẻ tài liệu: Bài 25. Tình hình chính trị kinh tế văn hóa dưới triều Nguyễn (Nửa đầu thế kỷ XIX) thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

VIỆT NAM Ở
NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX
Chương IV:
Như chúng ta đã biết, nhà Nguyễn là triều đại cuối cùng của dân tộc Việt Nam và cũng là triều đại dài nhất trong bề dày lịch sử nước ta. Trong quá trình cai trị, triều đại này trong bước ngoặc lịch sử. Vậy hôm nay, để tìm hiểu rõ hơn về lịch sử của triều đại này, nhóm mình xin kính mời cô và các bạn cùng nhau tìm hiểu bài 25.
Như chúng ta đã biết, nhà Nguyễn là triều đại cuối cùng và cũng là triều đại dài nhất của lịch sử phong kiến Việt Nam. Trong quá trình hình thành và phát triển, nhà Nguyễn có những bước ngoặc thành tựu và lịch sử thăng trầm. Vậy hôm nay, để tìm hiểu rõ hơn về lịch sử của triều đại này, nhóm mình xin kính mời cô và các bạn cùng nhau tìm hiểu bài 25.
Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước - chính trị ngoại giao:
BÀI 25:
Tình hình chính trị,
kinh tế, văn hóa
dưới triều Nguyễn
2. Tình hình kinh tế và chính sách của nhà Nguyễn:
3. Tình hình văn hóa – giáo dục:
1. Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước – chính sách ngoại giao:
CÂU HỎI: Nêu quá trình hình thành của nhà Nguyễn?
TRẢ LỜI:
Năm 1778, Nguyễn Ánh quay lại và tập hợp lực lượng chiếm được Gia Định và đến năm 1780, ông xưng vương. Tây Sơn sau đó nhiều lần tấn công Nguyễn Ánh khiến ông trốn chạy rồi quay về nhiều lần. Đến năm 1790, Nguyễn Ánh chiếm được hẳn Gia Định.
Trong 24 năm liên tiếp sau đó, Nguyễn Ánh ra sức củng cố lại vùng Gia Định; tranh thủ những sự ủng hộ, nhất là về các vũ khí, của các nhà truyền giáo người Pháp mà tiêu biểu sự giúp đỡ của giám mục Pigneau de Béhaine để củng cố quân đội và tạo cho mình một thế đứng vững vàng. Cũng đồng thời lúc đó vua Quang Trung của Tây Sơn đột ngột qua đời, nhà Tây Sơn rơi vào cảnh "cốt nhục tương tàn", triều đình nhanh chóng suy yếu và mất lòng dân.
Tiểu sử của Nguyễn Ánh:

Nguyễn Ánh là con của hoàng tử Nguyễn Phúc Côn và bà Nguyễn Thị Hoàng. Ông sinh vào ngày 15 tháng 01 năm 1762, thuở thiếu thời đã tỏ ra là một người có chí, thông minh. Sau khi Phú Xuân thất thủ và gần như toàn bộ gia tộc bị quân Tây Sơn bắt giết năm 1777, Nguyễn Ánh trốn chạy vào Nam và bắt đầu cuộc chiến 25 năm với Tây Sơn để khôi phục cơ nghiệp của dòng tộc.
Gia Long, vị vua sáng lập triều Nguyễn



Long tinh kỳ nhà Nguyễn từ 1802 đến 1863, và tiếp tục được dùng sau này khi Pháp xâm chiếm Việt Nam cho đến năm 1885
CÂU HỎI: Sau khi đánh bại vương triều Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã làm gì?
TRẢ LỜI:
Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Gia Long, lập ra nhà Nguyễn, đóng đô ở Phú Xuân (Huế).
Năm 1804, nhà Nguyễn đổi tên nước là Việt Nam, nhưng sau đó lại đổi thành Đại Nam.
CÂU HỎI: Vì sao ban đầu Nhà Nguyễn đặt tên nước ta là Việt Nam nhưng sau đó lại đổi thành Đại Nam?
TRẢ LỜI:
Minh Mạng đã xin nhà Thanh cho phép đổi quốc hiệu Việt Nam thành Đại Nam ngụ ý một nước Nam rộng lớn. Tuy nhiên triều đình nhà Thanh không chính thức chấp thuận. Đến ngày 15 tháng 2 năm 1839, thấy nhà Thanh suy yếu, Minh Mạng đã chính thức công bố quốc hiệu Đại Nam. Quốc hiệu này tồn tại đến năm 1945.
CÂU HỎI: Hãy nêu tổ chức chính quyền trung ương của nhà Nguyễn?
TRẢ LỜI:
_ Được tổ chức theo mô hình thời Lê với sự gia tăng quyền lực của nhà vua.
_ Đất nước được chia thành 3 vùng: Bắc thành,Gia Định thành,các Trực doanh do triều đình cai quản.
_ Mỗi thành có một Tổng trấn trông coi.
_ Các trấn,dinh vẫn như cũ.
SƠ ĐỒ CHÍNH QUYỀN TRUNG ƯƠNG THỜI VUA GIA LONG
Cả nước
Gia Định thành
Bắc thành
Trực doanh
Trấn

Trấn

Trấn
dinh
dinh
dinh
CÂU HỎI:
Theo bạn, để củng cố uy quyền và ngăn chặn nạn quyền thân lấn át hoàng đế, các vua
Gia Long đã làm gì?
TRẢ LỜI: Các vua Gia Long đã đặt ra lệ “Tứ bất”:
Trong triều không lập Tể tướng
Thi đình không lấy Trạng nguyên
Trong cung không lập Hoàng hậu
Không phong tước vương cho người ngoài họ vua
Vua Minh Mạng, vị vua thứ nhì của triều Nguyễn
Ấn của vua Minh Mạng
ﷲ Hoàng đế Minh Mạng (1791 – 1841), tức Nguyễn Thánh Tổ Nhân Hoàng đế là vị hoàng đế thứ hai (ở ngôi từ 1820 đến 1841) của nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Đảm,còn có tên Nguyễn Phúc Kiểu.
ﷲÔng được xem là một vị vua năng động và quyết đoán, Minh Mạng đã đề xuất hàng loạt cải cách từ nội trị đến ngoại giao. Ông cho lập thêm Nội các và Cơ mật viện ở kinh đô Huế, bãi bỏ chức tổng trấn Bắc thành và Gia Định thành, đổi trấn thành tỉnh, củng cố chế độ lưu quan ở miền núi. Dưới thời ông, quân đội nhà Nguyễn được tổ chức lại, chia thành bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh và pháo thủ binh. Minh Mạng còn cử quan ra chỉ đạo khai hoang ở ven biển Bắc kỳ và Nam kỳ.
ﷲÔng là người tinh thông Nho học và sùng đạo Khổng Mạnh, Minh Mạng rất quan tâm đến việc học tập và củng cố thi cử, năm 1822 ông mở lại các kì thi Hội, thi Đình ở kinh đô để tuyển chọn nhân tài.
CÂU HỎI: Cho biết các đơn vị hành chính thời kì Minh Mạng:
TRẢ LỜI:
Năm 1831-1832 bỏ Bắc thành & Gia Định thành.
Cả nước: chia làm 30 tỉnh & 1 phủ Thừa Thiên.
Mỗi tỉnh có một Tổng đốc, Tuần phủ cai quản cùng hai ti và chịu sự điều hành của triều đình.
Phủ,huyện,châu,tổng,xã vẫn như cũ.
SƠ ĐỒ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH THỜI KÌ MINH MẠNG
Đại Nam
30 tỉnh
Phủ Thừa Thiên
hai ti
Phủ
Huyện
Châu
Tổng

CÂU HỎI: Cuộc cải cách hành chính của Minh Mạng có ý nghĩa gì?
TRẢ LỜI:
Sự phân chia của Minh Mạng được dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp về mặt địa lý, dân cư, phong tục tập quán địa phương phù hợp với phạm vi quản lý của một tỉnh. Là cơ sở để phân chia các tỉnh như ngày nay. Vì vậy cải cách của Minh Mạng được đánh giá rất cao.
Lược đồ các đơn vị hành chánh Việt Nam thời Nguyễn (từ năm 1832)
CÂU HỎI: Luật nào được ban hành trong thời kì nhà Nguyễn?
TRẢ LỜI: Một bộ luật mới được ban hành – Hoàng Việt luật lệ (còn gọi là Hoàng triều luật lệ hay Luật Gia Long) – gồm 400 điều quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà nước và các tôn ti trật tự phong kiến.
CÂU HỎI: Trình bày cách thức tuyển chọn quan lại dưới thời Nguyễn
TRẢ LỜI:Ban đầu,quan lại được tuyển chọn từ những người trước đây theo Nguyễn Ánh: về sau,giáo dục,khoa học cử trở thành nguồn tuyển chọn chính. Chế độ lương bổng được quy định nhưng không có phần ruộng đất.
CÂU HỎI:
Bạn hãy trình bày hình thức tổ chức quân đội thời Nguyễn
TRẢ LỜI: Quân đội được tổ chức quy củ với số lượng khoảng 20 vạn người, được trang bị vũ khí đầy đủ, có đại bác, súng tay, thuyền chiến.
Đại bác "Thần uy tướng công" (hàng dưới) đúc triều Gia Long (1817)
Một vị quan phủ (Le préfet) tại Bắc Kỳ năm 1884
Binh lính người Việt thời Nguyễn
Cảnh hành hình giáo sĩ Pierre Borie năm 1838 dưới thời Minh Mạng
CÂU HỎI: Hãy nêu những chính sách đối ngoại của triều đình Nguyễn
TRẢ LỜI:
Đối với nhà Thanh: triều đình Nguyễn chịu phục tùng
Đối với Lào và Chân Lạp: triều đình Nguyễn bắt họ thần phục.
Đối với phương Tây “đóng cửa, không chấp nhận việc đặt quan hệ ngoại giao với họ”
CÂU HỎI: Nhận xét gì về chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn
TRẢ LỜI:
+ Tích cực: Giữ được quan hệ với các nước láng giềng nhất là Trung Quốc.
+ Hạn chế: Đóng cửa không đặt quan hệ với các nước phương Tây, không tạo điều kiện giao lưu với các nước tiên tiến đương thời. Vì vậy không tiếp cận được với nền công nghiệp cơ khí, dẫn đến tình trạng lạc hậu và bị cô lập.
CÂU HỎI: Vì sao triều đình Nguyễn lại thần phục nhà Thanh?
TRẢ LỜI: Bởi vì đây là đường lối đối ngoại truyền thống quan trọng với Trung Quốc, của các triều đại phong kiến trước: nhận sách phong, thực hiện nghĩa vụ triều cống…Cũng giống như những triều đại phong kiến trước, nhà Mãn Thanh chưa bao giờ từ bỏ tham vọng bành trướng lãnh thổ xuống phương Nam và luôn sẵn sàng thực hiện tham vọng này ngay khi có dịp.
2. Tình hình kinh tế và chính sách của nhà Nguyễn:
TRẢ LỜI:
Nông nghiệp lạc hậu, ruộng đất hoang hóa nhiều.
Năm 1804 ban hành chính sách quân điền.
Nhà nước khuyến khích khai hoang bằng nhiều hình thức hoặc cho dân tự động tổ chức hoặc nhà nước góp vốn ban đầu cho dân mua sắm nông cụ, trâu bò, mở thêm nhiều đồn điền  Ruộng đất tăng thêm nhưng không nhiều.
Hằng năm, nhà nước cố gắng bỏ tiền, thóc, huy động nhân dân sửa đắp đê điều, nạo kênh vét mênh, song vẫn không khắc phục được.
CÂU HỎI: Hãy đánh giá tình hình nông nghiệp lúc bấy giờ
a) Nông nghiệp:
CÂU HỎI: Nêu nhận xét về cuộc sống của người nông dân dưới thời Nguyễn
TRẢ LỜI:
Ra sức tăng gia sản xuất, duy trì cuộc sống ở làng quê.
Hình ảnh “chồng cầy vợ cấy con trâu đi bừa” và “trông trời, trông đất, trông mây, trông mưa, trông nắng, trông ngày trông đêm” vẫn là hình ảnh phổ biến ở nông thôn.
Không có ruộng hoặc ít ruộng, chịu bóc lột nặng nề.
Việc trồng thêm các cây lương thực khác cùng diện tích rau, đậu, hoa quả được mở rộng góp phần làm giảm đi cảnh đói nghèo.
Hình ảnh chồng cày vợ cấy
CÂU HỎI: Hãy đưa ra đánh giá của bạn về những biện pháp phát triển nông nghiệp nước ta thời bấy giờ.
TRẢ LỜI: Nhà Nguyễn đã có những biện pháp phát triển nông nghiệp, song đó chỉ là những biện pháp truyền thống, lúc này không có hiệu quả cao.Nông nghiệp Việt Nam vẫn là một nền nông nghiệp thuần phong kiến, rất lạc hậu.
CÂU HỎI: Theo bạn, các nghề thủ công nào sau đây được tổ chức với quy mô lớn?
Gốm sứ, gạch ngói, đóng thuyền.
Đúc tiền, chế tạo vũ khí, in tranh dân gian
Làm đồ trang sức, khai mỏ, dệt vải lụa
Tất cả đều sai
Không xác định được
Hãy chọn đáp án đúng.
b) Thủ công nghiệp:
CÂU HỎI: Nhận xét về tình hình thủ công nghiệp thời Nguyễn? Có biến đổi so với thời trước không? Mức độ tiếp cận với khoa học kĩ thuật như thế nào?
TRẢ LỜI:
+ Nhìn chung thủ công nghiệp vẫn duy trì phát triển nghề thủ công truyền thống (cũ).
+ Đã tiếp cận chút ít với kĩ thuật phương Tây như đóng thuyền máy chạy bằng hơi nước.
Nhưng do chế độ công thương hà khắc nên chỉ dừng lại ở đó.
+ Thủ công nghiệp nhìn chung không có điều kiện tiếp cận kỹ thuật của các nước tiên tiến, vì vậy so với nền công nghiệp phương Tây, thủ công nghiệp nước ta lạc hậu hơn nhiều.
Họa tiết "Đào viên kết nghĩa"
trên sập.
Họa tiết sập.
Tủ và đôi câu đối khảm xà cừ.
Sập gỗ khảm xà cừ.
Sập khảm xà cừ bằng gỗ mun.
Một bộ sập và tủ chè khảm xà cừ.
Tủ chè khảm xà cừ.
Một bức tranh gỗ khảm xà cừ, tả cảnh.
Họa tiết mặt của sập gỗ mun, bụi bặm
vì để lâu.


Chế tác khảm xà cừ trước đây
Bình gốm men co
Bình gốm men rạn
Bình gốm men đỏ đồng
Bình gốm men celadon
Bộ ấm chén men ngũ sắc
CÂU HỎI: Bạn hãy nhận xét gì về thợ thủ công Việt Nam qua những hình ảnh trên?
Họ có tay nghề cao hơn, làm ra những sản phẩm tinh xảo hơn và đẹp hơn.
 Góp phần thúc đẩy thủ công nghiệp phát triển hơn
Tranh dân gian
Tranh dân gian
Thầy đồ
Dưới đây là một số bức tranh dân gian. "Thôi thôi một giận làm lành”
Tranh dân gian
Tranh dân gian
CÂU HỎI: Phát biểu ý kiến của bạn về tình hình thương nghiệp nước ta dưới thời Nguyễn

TRẢ LỜI:
+ Phát triển chậm chạp do chính sách thuế khóa phức tạp của Nhà nước.
+ Ngoại thương: Nhà nước nắm độc quyền, buôn bán với các nước láng giềng  như Trung Hoa, Xiêm, Mã lai.
+ Dè dặt với phương Tây, tàu thuyền các nước phương Tây chỉ được ra vào cảng Đà Nẵng.
+ Chỉ cho thuyền bè của mình sang các nước láng giềng mua thứ cần thiết.
+ Cho nên đô thị tàn lụi dần.
c) Thương nghiệp:
Câu hỏi: Nhận xét về chính sách ngoại thương của nhà Nguyễn?
Trả lời:Chính sách hạn chế, ngoại thương của nhà Nguyễn (nhất là hạn chế giao thương với phương Tây) không tạo điều kiện cho sự phát triển giao lưu và mở rộng sản xuất. Không xuất phát từ nhu cầu tự cường dân tộc mà xuất phát từ mua bán của Triều đình.
3. Tình hình văn hóa – giáo dục:
Hãy lập bảng thống kê các thành tựu cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam tiêu biểu của thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX
Giáo dục Nho học được củng cố song không bằng các thế kỷ trước.
Độc tôn Nho giáo, hạn chế Thiên chúa giáo.
Văn học chữ Nôm phát triển. Tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan.
Quốc sử quán thành lập nhiều bộ sử lớn được biên soạn: Lịch triều hiến chương loại chí...
Kinh đô Huế, Lăng tẩm, Thành Lũy ở các tỉnh, cột cờ ở Hà Nội.
Tiếp tục phát triển.
Đình làng









Lịch triều tạp kỉ
Gia Định thành thông chí
Lịch triều hiến chương loại chí
Toàn cảnh Đại Nội trong kinh thành Huế

Ngọ Môn
Điện Thái Hòa
Huế - Cửu Đỉnh và Thế Miếu 1835 - 1837
Huế - Lăng Minh Mạng 1840 - 1843
Huế - Lăng Tự Đức 1864 - 1867
Phu Văn Lâu
Nhìn vào bức hình trên, bạn có nhận xét gì?
Lăng Khải Định

Cám ơn cô và các bạn đã lắng nghe phần thuyết trình của nhóm chúng em.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Thủy Tiên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)