Bài 25. Tình hình chính trị kinh tế văn hóa dưới triều Nguyễn (Nửa đầu thế kỷ XIX)

Chia sẻ bởi Cẩm Xuyên | Ngày 10/05/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: Bài 25. Tình hình chính trị kinh tế văn hóa dưới triều Nguyễn (Nửa đầu thế kỷ XIX) thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

Bài 25: TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓA DƯỚI TRIỀU NGUYỄN
(Nửa đầu thế kỷ XIX)
GVHD: NGUYỄN TÔ HUỆ
SVTH: NGUYỄN HỮU THÌN
Nội dung chính:
Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước, chính sách ngoại giao.
Xây dựng và củng cố bộ máynhà nước.
Chính sách ngoại giao.
II. Tình hình kinh tế và chính sach của nhà Nguyễn.
Nông nghiệp
thủ công nghiệp.
Thương nghiệp.
III. Tình hình văn hóa- giáo dục.
I. Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước – chính sách ngoại giao

1. Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước

- Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Gia Long. Nhà Nguyễn thành lập đóng đô ở Phú Xuân (Huế).

Vua Gia Long
Chính quyền Trung ương được tổ chức theo mô hình thời Lê:

+ Bắc Thành (Bắc Bộ ngày nay)
+ Gia Định Thành (Nam Bộ ngày nay)
+ Các Trực doanh (Trung Bộ ngày nay)
Bắc thành
Gia Định thành
Chính quyền trung ương
- Năm 1831-1832, vua Minh Mạng chia cả nước làm 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên. Mỗi tỉnh đều có Tổng đốc, Tuần phủ cai quản, hoạt động theo sự điều hành của triều đình.
SƠ ĐỒ HÀNH CHÍNH THỜI MINH MẠNG
Đại Nam
30 tỉnh
Phủ Thừa Thiên
hai ti
Phủ
Huyện
Châu
Tổng

So sánh bộ máy nhà nước thời nguyễn với Lê sơ em có nhận xét gì?
Em hãy quan sát lược đồ SGK và nhận xét việc phân chia tỉnh thành thời Minh Mạng?
Bản đồ
Việt Nam
Thời
Minh Mạng

Vua Minh Mạng
Quan lại được tuyển chọn qua giáo dục, khoa cử.

Luật mới được ban hành: Luật Gia Long với 400 điều hà khắc.

- Quân đội: được tổ chức trang bị đầy đủ nhưng thô sơ.
2. Ngoại giao
- Thuần phục nhà Thanh

-Bắt Lào và Chân Lạp thuần phục mình.

- Với phương Tây thì “đóng cửa không đặt quan hệ ngoại giao với họ”


Em có nhận xét về chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn?
II. Tình hình kinh tế và chính sách của nhà Nguyễn
Hoạt động nhóm:
Nhóm 1: Tình hình nông nghiệp?
Nhóm 2: Tình hình thủ công nghiệp?
Nhóm 3: Tình hình thương nghiệp?
Nhóm 4: Nhận xét chung về chính sách kinh tế của nhà Nguyễn và tình hình kinh tế nước ta thời kì này?
1.Nông nghiệp
- Nhà Nguyễn thực hiện chính sách quân điền.
- Khuyến khích khai hoang bằng nhiều hình thức.
- Nhà nước còn bỏ tiền, huy động nhân dân sửa, đắp đê điều.
- Trong nhân dân, kinh tế tiểu nông cá thể vẫn duy trì như cũ.
Em có nhận xét gì về cuộc sống nông nghiệp và tình hình nông nghiệp thời Nguyễn
2. Thủ công nghiệp:
- Thủ công nghiệp được tổ chức lại với quy mô lớn gồm nhiều ngành nghề: sản xuất vũ khí, đúc tiền, đóng thuyền, làm đồ trang sức, làm gạch ngói.
+ Thợ quan xưởng đã đóng tàu thủy, tiếp cận kỹ thuật chạy bằng máy hơi nước.
- Trong nhân dân: nghề thủ công truyền thống được duy trì nhưng không phát triển như trước. Tuy vậy vẫn xuất hiện nghề mới: tranh dân gian.
Em có nhận xét gì về thủ công nghiệp thời Nguyễn? Có biến đổi gì so với trước hay không? Mức độ tiếp cận khoa học kỹ thuật như thế nào?
3. Thương nghiệp
- Nội thương phát triển chậm chạp mang tính chất địa phương do chính sách “ ức thương” sai lầm của nhà Nguyễn.
- Ngoại thương: nhà nước nắm độc quyền, buôn bán với các nước láng giềng: Hoa, Xiêm, Malay…
Đô thị bị tàn lụi dần.
Em có nhận xét gì chính sách ngoại thương của nhà Nguyễn?
4. Nhận xét về kinh tế thời Nguyễn

Nhà nước có nhiều biện pháp nhằm khôi phục và phát triển kinh tế nhưng hiệu quả không cao- Chính sách “trọng nông ức thương”, “bế quan toả cảng” -> Kinh tế bị cô lập và tụt hậu Về cơ bản vẫn là một nền kinh tế nông nghiệp phong kiến lạc hậu
III. Tình hình văn hóa giáo dục
Bài giảng đến đây kết thúc.
Củng cố
1. Hãy nêu những nét tích cực và hạn chế của kinh tế thời Nguyễn?
2. Đánh giá chung về thời Nguyễn?
Lệ tứ bất
- Bất thiết Tể tướng.
- Bất cử Trạng Nguyên.
- Bất lập Thái Tử ( bất lập Vương tước).
- Bất phong Hoàng Hậu.
Sự phân chia của Minh Mạng được dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp về mặt địa lý dân cư, phong tục tập quán của địa phương, phù hợp với phạm vi quản lý của một tỉnh.

 Là cơ sở để phân chia các tỉnh như ngày nay.
Ngoại giao.
Tích cực: giữ được quan hệ thân thiện với các nước láng giềng nhất là Trung Quốc.
Hạn chế: đóng cửa, không đặt quan hệ ngaoị giao với Phương Tây nên không tiếp cận với khoa học công nghệ đương thời, giao lưu với các nước tiên tiến.
=>nhà Nguyễn đã có những biện pháp phát triển nông nghiệp song đó chỉ là những biện pháp truyền thống không có hiệu quả cao.
+Nông nghiệp Việt Nam vẫn là nền nông nghiệp thuần phong kiến, rất lạc hậu
Cảnh đánh ghen
Tranh: Đấu vật.
+ Nhìn chung vẫn phát triển nghề truyền thống.
+ Đã tiếp cận chút ít với kỹ thuật phương TÂY như đóng thuyền máy chạy bằng sức nước
+ công nghiệp nhìn chung không có điều kiện tiếp xúc với bên ngoài so với phuong Tây thì càng lạc hậu.
Chính sách ngoại thương
- Chính sách ngoại thương của nhà Nguyễn không tạo điều kiện cho sự phát triển giao thương và mở rộng sản xuất, không xuất phát từ nhu cầu tự cường dân tộc mà từ lợi ích của triều đình.
Nhìn chung bộ máy nhà nước thời Nguyễn giống thời Lê Sơ, có cải cách chút ít. Song những cải cách đó chỉ nhằm tập trung quyền lực vào tay nhà vua.
Vì vậy nhà nước thời Nguyễn cũng chuyên chế như thời Lê Sơ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Cẩm Xuyên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)