Bài 25. Tình hình chính trị kinh tế văn hóa dưới triều Nguyễn (Nửa đầu thế kỷ XIX)
Chia sẻ bởi Nguyễn Chí Thuận |
Ngày 10/05/2019 |
40
Chia sẻ tài liệu: Bài 25. Tình hình chính trị kinh tế văn hóa dưới triều Nguyễn (Nửa đầu thế kỷ XIX) thuộc Lịch sử 10
Nội dung tài liệu:
Bài 25
GV : Nguy?n Chí Thu?n
Tru?ng THPT Di An - Bình Duong
TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ KINH TẾ VĂN HÓA
DƯỚI TRIỀU NGUYỄN
NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX
1. Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước - chính sách ngoại giao
*Dưới triều Nguyễn, nhà nước phong kiến tập quyền được xây dựng và củng cố như thế nào ?
- Sau khi đánh bại Vương triều Tây Sơn, năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lấy hiệu là Gia Long, lập ra nhà Nguyễn và đóng đô ở Phú Xuân.
- Năm 1804, nhà Nguyễn đổi tên nước là Việt Nam và đến thời Minh Mạng đổi thành Đại Nam.
Chính quyền trung ương được tổ chức lại theo mô hình của nhà Lê với quyền hành chuyên chế tuyệt đối của vua :
+ Tuy nhiên, triều đình chỉ trực tiếp cai quản 11 dinh, trấn ở Trung Bộ (từ Thanh Hoá đến Bình Thuận).
+ Còn 11 trấn ở Đàng Ngoài và 5 trấn ở vùng Gia Định (Nam Bộ ngày nay) gọi là Bắc thành và Gia Định thành do một Tổng trấn đứng đầu.
+ Tổng trấn có quyền quyết định các công việc và chỉ báo cáo về Trung ương khi có công việc quan trọng.
HOÀNG TỬ CẢNH
LINH MỤC BÁ ĐA LỘC
CỬU ĐỈNH
LĂNG VUA GIA LONG
- Năm 1831 - 1832, vua Minh Mạng quyết định :
+ Bãi bỏ Bắc thành và Gia Định thành.
+ Chia cả nước làm 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên.
+ Mỗi tỉnh đều có Tổng đốc, Tuần phủ cai quản, cùng hai ti Bố chính và Án sát.
+ Dưới tỉnh là các phủ, huyện (châu ở miền núi), tổng và xã.
- Giáo dục : Nhà Nguyễn cũng chú ý tổ chức thi cử để tuyển dụng quan lại.
- Luật pháp : Nhà Nguyễn ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ hay còn gọi là Luật Gia Long với gần 400 điều, bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, các tôn ti trật tự phong kiến và các vấn đề kinh tế, xã hội, chính trị, văn hoá.
- Quân đội : được tổ chức chặt chẽ, khoảng 20 vạn người, được trang bị vũ khí đầy đủ.
- Đối ngoại :
+ Đối với nhà Thanh, nhà Nguyễn giữ thái độ hoà hảo.
+ Đối với các nước nhỏ như Lào, Chân Lạp, nhà Nguyễn bắt họ phải thần phục.
+ Đối với các nước phương Tây, nhà Nguyễn có phần dè dặt và hạn chế trong quan hệ.
VUA MINH MẠNG
LĂNG VUA MINH MẠNG
LĂNG VUA MINH MẠNG
LĂNG VUA MINH MẠNG
LỜI TỰA LUẬT GIA LONG
* Lược đồ hành chính VN thời Minh Mạng
? Cuộc cải cách hành chính của Minh Mạng có ý nghĩa gì?
QUÂN ĐỘI NHÀ NGUYỄN
2. Tình hình kinh tế và chính sách của nhà Nguyễn
*Tình hình kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và các chính sách của nhà Nguyễn ?
a) Nông nghiệp :
+ Vấn đề ruộng đất và tình hình nông nghiệp ở đầu thế kỉ XIX có những khó khăn nhất định. Do vậy, nhà nước đã có những chính sách để giải quyết khó khăn.
+ Ruộng đất tư phát triển, ruộng đất công bị thu hẹp. Diện tích ruộng đất bỏ hoang tăng lên.
+ Nhà nước ban hành chính sách quân điền. Ngoài ra, nhà nước cũng khuyến khích khai hoang với các hình thức khác nhau như lập đồn điền ; cho dân tự khai hoang và nhà nước cấp một phần kinh phí cho dân khai hoang (gọi là doanh điền). Nhờ vậy, diện tích trồng trọt phần nào được tăng lên.
+ Việc sửa đắp đê điều, nạo vét kênh mương và đào sông cũng được nhà nước chú ý.
b) Các nghề thủ công tiếp tục phát triển :
+ Nghề gốm, dệt vải, làm đường, khai mỏ...
+ Trong dân gian các làng, các phường thủ công tiếp tục được duy trì. Nghề mới xuất hiện như nghề in tranh dân gian.
+ Bộ phận thủ công nghiệp nhà nước với các ngành nghề như đúc tiền, chế tạo vũ khí, đóng thuyền, làm đồ trang sức... Đặc biệt thợ quan xưởng thời kì này đã đóng được tàu thuỷ chạy bằng hơi nước.
c) Thương nghiệp :
+ Việc buôn bán trong nước được duy trì.
Tuy nhiên, thuyền bè đi xa bị đánh thuế nhiều lần.
+ Nhà nước giữ độc quyền ngoại thương, chỉ cho phép thuyền bè nước ngoài vào một số cảng như Gia Định, Đà Nẵng. Nhà nước cũng cho một số thuyền sang các nước xung quanh để buôn bán.
Đúc tiền
CUNG ĐIỆN HUẾ
Cột cờ Hà Nội được xây dựng cùng thời với thành Hà Nội dưới triều nhà Nguyễn (vào năm 1812). Kiến trúc cột cờ bao gồm ba tầng đế và một thân cột.
3. Tình hình văn hoá, giáo dục
*Trình bày nét chính về tình hình văn hoá, giáo dục dưới thời Nguyễn ?
- Nhà Nguyễn chủ trương độc tôn Nho giáo, hạn chế hoạt động của Thiên Chúa giáo. Nhà nước cũng quan tâm đến việc thờ thần trong các đình, đền, miếu ở các làng.
- Về giáo dục : Giáo dục Nho học được củng cố. Nhà nước vẫn tổ chức đều đặn các kì thi Hương và thi Hội để tuyển người ra làm quan.
- Về văn học : Bên cạnh dòng văn học chữ Hán, văn học chữ Nôm với các bài thơ của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan ; đạt đến đỉnh cao về nghệ thuật là "Truyện Kiều" của Nguyễn Du.
- Về sử học : Các bộ sử do Quốc sử quán biên soạn lần lượt ra đời như "Đại Nam thực lục" ... Ngoài ra còn có các bộ sử do các cá nhân biên soạn như "Lịch triều hiến chương loại chí" của Phan Huy Chú, "Lịch triều tạp kỉ" của Ngô Cao Lãng, "Gia Định thành thông chí" của Trịnh Hoài Đức...
- Về kiến trúc : Kinh đô Huế được xây dựng và hoàn thiện với hệ thống cung điện, lăng tẩm thể hiện trình độ phát triển cao của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc.
- Nhã nhạc cung đình Huế cũng là một di sản văn hoá còn lại đến ngày nay. Các loại hình ca múa nhạc dân gian được tiếp tục phát triển trong nhân dân.
- Ý nghĩa : Những thành tựu về văn hoá đạt được dưới triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX đến nay vẫn còn là những giá trị văn hoá tiêu biểu của dân tộc. Di sản văn hoá cố đô Huế, nhã nhạc cung đình Huế - một di sản văn hoá phi vật thể. Ngoài ra, các thành tựu về khoa học - kĩ thuật là những thành quả quan trọng. Chúng ta cần có thái độ, trách nhiệm giữ gìn đối với di sản văn hoá dân tộc.
Đánh ghen và Hứng dừa (Đông Hồ )
Tranh Lợn đàn (Đông Hồ )
Tranh thiếu nữ (Đông Hồ )
Tại sao nói bộ máy thống trị của nhà Nguyễn hoàn chỉnh hơn so với những triều đại trước?
Hãy nêu ưu điểm và hạn chế của kinh tế thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX ?
CỦNG CỐ
GV : Nguy?n Chí Thu?n
Tru?ng THPT Di An - Bình Duong
TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ KINH TẾ VĂN HÓA
DƯỚI TRIỀU NGUYỄN
NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX
1. Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước - chính sách ngoại giao
*Dưới triều Nguyễn, nhà nước phong kiến tập quyền được xây dựng và củng cố như thế nào ?
- Sau khi đánh bại Vương triều Tây Sơn, năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lấy hiệu là Gia Long, lập ra nhà Nguyễn và đóng đô ở Phú Xuân.
- Năm 1804, nhà Nguyễn đổi tên nước là Việt Nam và đến thời Minh Mạng đổi thành Đại Nam.
Chính quyền trung ương được tổ chức lại theo mô hình của nhà Lê với quyền hành chuyên chế tuyệt đối của vua :
+ Tuy nhiên, triều đình chỉ trực tiếp cai quản 11 dinh, trấn ở Trung Bộ (từ Thanh Hoá đến Bình Thuận).
+ Còn 11 trấn ở Đàng Ngoài và 5 trấn ở vùng Gia Định (Nam Bộ ngày nay) gọi là Bắc thành và Gia Định thành do một Tổng trấn đứng đầu.
+ Tổng trấn có quyền quyết định các công việc và chỉ báo cáo về Trung ương khi có công việc quan trọng.
HOÀNG TỬ CẢNH
LINH MỤC BÁ ĐA LỘC
CỬU ĐỈNH
LĂNG VUA GIA LONG
- Năm 1831 - 1832, vua Minh Mạng quyết định :
+ Bãi bỏ Bắc thành và Gia Định thành.
+ Chia cả nước làm 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên.
+ Mỗi tỉnh đều có Tổng đốc, Tuần phủ cai quản, cùng hai ti Bố chính và Án sát.
+ Dưới tỉnh là các phủ, huyện (châu ở miền núi), tổng và xã.
- Giáo dục : Nhà Nguyễn cũng chú ý tổ chức thi cử để tuyển dụng quan lại.
- Luật pháp : Nhà Nguyễn ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ hay còn gọi là Luật Gia Long với gần 400 điều, bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, các tôn ti trật tự phong kiến và các vấn đề kinh tế, xã hội, chính trị, văn hoá.
- Quân đội : được tổ chức chặt chẽ, khoảng 20 vạn người, được trang bị vũ khí đầy đủ.
- Đối ngoại :
+ Đối với nhà Thanh, nhà Nguyễn giữ thái độ hoà hảo.
+ Đối với các nước nhỏ như Lào, Chân Lạp, nhà Nguyễn bắt họ phải thần phục.
+ Đối với các nước phương Tây, nhà Nguyễn có phần dè dặt và hạn chế trong quan hệ.
VUA MINH MẠNG
LĂNG VUA MINH MẠNG
LĂNG VUA MINH MẠNG
LĂNG VUA MINH MẠNG
LỜI TỰA LUẬT GIA LONG
* Lược đồ hành chính VN thời Minh Mạng
? Cuộc cải cách hành chính của Minh Mạng có ý nghĩa gì?
QUÂN ĐỘI NHÀ NGUYỄN
2. Tình hình kinh tế và chính sách của nhà Nguyễn
*Tình hình kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và các chính sách của nhà Nguyễn ?
a) Nông nghiệp :
+ Vấn đề ruộng đất và tình hình nông nghiệp ở đầu thế kỉ XIX có những khó khăn nhất định. Do vậy, nhà nước đã có những chính sách để giải quyết khó khăn.
+ Ruộng đất tư phát triển, ruộng đất công bị thu hẹp. Diện tích ruộng đất bỏ hoang tăng lên.
+ Nhà nước ban hành chính sách quân điền. Ngoài ra, nhà nước cũng khuyến khích khai hoang với các hình thức khác nhau như lập đồn điền ; cho dân tự khai hoang và nhà nước cấp một phần kinh phí cho dân khai hoang (gọi là doanh điền). Nhờ vậy, diện tích trồng trọt phần nào được tăng lên.
+ Việc sửa đắp đê điều, nạo vét kênh mương và đào sông cũng được nhà nước chú ý.
b) Các nghề thủ công tiếp tục phát triển :
+ Nghề gốm, dệt vải, làm đường, khai mỏ...
+ Trong dân gian các làng, các phường thủ công tiếp tục được duy trì. Nghề mới xuất hiện như nghề in tranh dân gian.
+ Bộ phận thủ công nghiệp nhà nước với các ngành nghề như đúc tiền, chế tạo vũ khí, đóng thuyền, làm đồ trang sức... Đặc biệt thợ quan xưởng thời kì này đã đóng được tàu thuỷ chạy bằng hơi nước.
c) Thương nghiệp :
+ Việc buôn bán trong nước được duy trì.
Tuy nhiên, thuyền bè đi xa bị đánh thuế nhiều lần.
+ Nhà nước giữ độc quyền ngoại thương, chỉ cho phép thuyền bè nước ngoài vào một số cảng như Gia Định, Đà Nẵng. Nhà nước cũng cho một số thuyền sang các nước xung quanh để buôn bán.
Đúc tiền
CUNG ĐIỆN HUẾ
Cột cờ Hà Nội được xây dựng cùng thời với thành Hà Nội dưới triều nhà Nguyễn (vào năm 1812). Kiến trúc cột cờ bao gồm ba tầng đế và một thân cột.
3. Tình hình văn hoá, giáo dục
*Trình bày nét chính về tình hình văn hoá, giáo dục dưới thời Nguyễn ?
- Nhà Nguyễn chủ trương độc tôn Nho giáo, hạn chế hoạt động của Thiên Chúa giáo. Nhà nước cũng quan tâm đến việc thờ thần trong các đình, đền, miếu ở các làng.
- Về giáo dục : Giáo dục Nho học được củng cố. Nhà nước vẫn tổ chức đều đặn các kì thi Hương và thi Hội để tuyển người ra làm quan.
- Về văn học : Bên cạnh dòng văn học chữ Hán, văn học chữ Nôm với các bài thơ của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan ; đạt đến đỉnh cao về nghệ thuật là "Truyện Kiều" của Nguyễn Du.
- Về sử học : Các bộ sử do Quốc sử quán biên soạn lần lượt ra đời như "Đại Nam thực lục" ... Ngoài ra còn có các bộ sử do các cá nhân biên soạn như "Lịch triều hiến chương loại chí" của Phan Huy Chú, "Lịch triều tạp kỉ" của Ngô Cao Lãng, "Gia Định thành thông chí" của Trịnh Hoài Đức...
- Về kiến trúc : Kinh đô Huế được xây dựng và hoàn thiện với hệ thống cung điện, lăng tẩm thể hiện trình độ phát triển cao của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc.
- Nhã nhạc cung đình Huế cũng là một di sản văn hoá còn lại đến ngày nay. Các loại hình ca múa nhạc dân gian được tiếp tục phát triển trong nhân dân.
- Ý nghĩa : Những thành tựu về văn hoá đạt được dưới triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX đến nay vẫn còn là những giá trị văn hoá tiêu biểu của dân tộc. Di sản văn hoá cố đô Huế, nhã nhạc cung đình Huế - một di sản văn hoá phi vật thể. Ngoài ra, các thành tựu về khoa học - kĩ thuật là những thành quả quan trọng. Chúng ta cần có thái độ, trách nhiệm giữ gìn đối với di sản văn hoá dân tộc.
Đánh ghen và Hứng dừa (Đông Hồ )
Tranh Lợn đàn (Đông Hồ )
Tranh thiếu nữ (Đông Hồ )
Tại sao nói bộ máy thống trị của nhà Nguyễn hoàn chỉnh hơn so với những triều đại trước?
Hãy nêu ưu điểm và hạn chế của kinh tế thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX ?
CỦNG CỐ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Chí Thuận
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)