Bài 25. Tình hình chính trị kinh tế văn hóa dưới triều Nguyễn (Nửa đầu thế kỷ XIX)
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Như Quỳnh |
Ngày 10/05/2019 |
48
Chia sẻ tài liệu: Bài 25. Tình hình chính trị kinh tế văn hóa dưới triều Nguyễn (Nửa đầu thế kỷ XIX) thuộc Lịch sử 10
Nội dung tài liệu:
Bài 25 TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ ,KINH TẾ, VĂN HÓA DƯỚI TRIỀU NGUYỄN
(Nửa đầu thế kỉ XIX)
‘
1. Xây dựng và củng cố bộ máy Nhà nước, chính sách ngoại giao.
2. Tình hình kinh tế và chính sách của nhà Nguyễn.
3. Tình hình văn hóa - giáo dục
1. Xây dựng và củng cố bộ máy Nhà nước, chính sách ngoại giao.
- Năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi (Gia Long). Nhà Nguyễn thành lập, đóng đô ở Phú Xuân (Huế).
a. Nhà Nguyễn thành lập
- 1804 đặt tên nước là Việt Nam sau đổi thành Đại Nam
b,Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước-chính sách ngoại giao
Tổ chức bộ máy nhà nước
-Chính quyền trung ương được tổ chức theo mô hình thời Lê Sơ
-Thời vua Gia Long chia nước ta làm 3 vùng: Bắc Thành,Gia Định,Trực Doanh .Chính quyền trung ương cai quản cả nước, song mỗi thành lại có 1 tổng trấn trực tiếp trông coi.Các trấn và dinh vẫn dữ nguyên như cũ.
-Thời vua Minh Mạng: Chia nước làm 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên. Dưới tỉnh là phủ,huyện, châu, tổng, xã.
.
- Quan lại: tuyển chọn bằng hình thức thi cử
Luật pháp: Ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ gồm gần 400 điều ( Luật Gia Long)
- Quân đội: trang bị vũ khí đầy đủ song thô sơ lạc hậu
- Ngoại giao : Thuần phục nhà Thanh Trung Quốc nhưng bắt Lào,Chân Lạp phục tùng
Với phương Tây “đóng cửa, không chấp nhận quan hệ với họ”
2,Tình hình kinh tế và chính sách của họ Nguyễn
a. Nông nghiệp
-Nhà Nguyễn thực hiện chính sách quân điền, song do diện tích đất công ít (20% tổng diện tích đất) vì vậy tác dụng không lớn.
- Khuyến khích khai hoang bằng nhiều hình thức, nhà nước và nhân dân cùng khai hoang
- Nhà nước còn bỏ tiền, huy động nhân dân sửa, đắp đê điều.
- Trong nhân dân, kinh tế tiểu nông cá thể vẫn duy trì như cũ.
*Nhà Nguyễn đã có những biện pháp phát triển nông nghiệp, song đó chỉ là những biện pháp truyền thống, lúc này không có hiệu quả cao.Nông nghiệp Việt Nam vẫn là một nền nông nghiệp thuần phong kiến, rất lạc hậu
b. Thủ công nghiệp
+Tổ chức quy mô lớn, các quan xưởng được xây dựng , sản xuất tiền, vũ khí, đóng thuyền, làm đồ trang sức, làm gạch ngói (nghề cũ).
+ Thợ quan xưởng đã đóng tàu thủy - được tiếp cận với kỹ thuật chạy bằng máy hơi nước.
+Trong nhân dân: nghề thủ công truyền thống được duy trì nhưng không phát triển như trước.
.
.
c,Thương nghiệp
+ Nội dung phát triển chậm chạp do chính sách thuế khóa phức tạp của Nhà nước.
+ Ngoại thương: Nhà nước nắm độc quyền, buôn bán với các nước láng giềng như Trung Hoa, Xiêm, Mã lai.
+Dè dặt với phương Tây, tàu thuyền các nước phương Tây chỉ được ra vào cảng Đà Nẵng.
=> Cho nên đô thị tàn lụi dần.
3,Tình hình văn hóa giáo dục
- Tôn giáo: độc tôn Nho giáo, hạn chế Thiên Chúa giáo. Tín ngưỡng dân gian tiếp tục phát triển
- Giáo dục: Chủ yếu là Nho học.
- Văn học chữ Nôm: ngày càng phong phú và hoàn thiện (Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương…)
.
- Kiến trúc: nổi bật là quần thể cung điện và lăng tẩm ở Huế
- Nghệ thuật dân gian: vẫn tiếp tục phát triển.
Nhã nhạc cung đình Huế (di sản văn hóa phi vật thể)
1. Vị vua đầu tiên thành lập triều Nguyễn là
a. Nguyễn Huệ c. Lê Lợi
b.Nguyễn Ánh d. Minh Mạng
2. Bộ luật được ban hành triều Nguyễn là
a. Hình Luật
b. Quốc Triều Hình Luật
c. Hoàng Việt Luật Lệ
d. Hình Thư
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Như Quỳnh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)